Để đánh giá chất lượng chính sách quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển sản xuất chè tại huyện Thuận Châu, Luận văn vận dụng phương pháp định lượng qua điều tra xã hội học để thu thập dữ liệu phục vụ phân tích 3 chỉ
tiêu sau: Hiệu suất thực hiện nội dung chính sách; Chất lượng hoạch định chính
sách; Chất lượng thực thi và kiểm soát chính sách.
Ở đây nói đến thực hiện chính sách là nói đến việc triển khai các nội dung
chính sách của các đối tượng chính sách trong thực tế. Còn nói thực thi chính
sách là nói đến quá trình triển khai đưa chính sách được hoạch định vào thực tế của chủ thể chính sách là bộ máy quản lý nhà nước địa phương.
Cơ cấu tập mẫu điều tra được tổng hợp qua bảng 4.16 như sau:
Bảng 4.16. Cơ cấu mẫu điều tra
STT Đối tượng điều tra
Quy cách mẫu Số lượng
(Phiếu) Tỷ lệ (%)
1 Nhà quản lý nông nghiệp Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Sơn La 12 12,37 2 Nhà quản lý nông nghiệp các Sở Công thương, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ
18 18,55
3 Chuyên viên quản lý nông nghiệp cấp huyện, cấp xã
tham gia sản xuất kinh doanh chè 21 21,67 4 Cán bộ khuyến nông, cung ứng dịch vụ đầu vào 12 12,37 5 Nhà quản trị doanh nghiệp chế biến, thương mại chè 12 12,37 6 Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chè (nông trại, trang
trại, hộ) 16 16,49
7 Các nhà nghiên cứu tham gia kinh tế độc lập 6 6,18
Tổng cộng 97 100
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra cán bộ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các nhà nghiên cứu tham gia kinh tế độclập
Để xây dựng bảng hỏi điều tra, thang đo 3 chỉ tiêu trên được phát triển. Cụ thể: Hiệu suất thực hiện nội dung chính sách 7 biến quan sát; Chất lượng hoạch định triển khai chính sách gồm 9 biến quan sát; Chất lượng thực thi, kiểm soát
chính sách gồm 10 biến quan sát. Tổng số 26 biến quan sát.
Theo nguyên tắc lấy mẫu điều tra, cứ mỗi biến quan sát cần 3 đến 5 phiếu điều tra như vậy cần tối thiểu 78 phiếu điều tra. Do điều kiện nghiên cứu và hạn chế về tri thức trả lời câu hỏi của hộ trồng chè trên địa bàn nên nghiên cứu này được xây dựng gồm hai mảng: Đánh giá trong của các nhà quản lý nhà nước và đánh giá ngoài của các nhà sản xuất kinh doanh, các chuyên gia đánh giá vấn đề
độc lập với tổng số phiếu điều tra bằng 130 phiếu. Số phiếu thu về hợp lệ là 97
phiếu điều tra.
Thời gian tiến hành điều tra trong năm 2017.
Phương pháp lấy mẫu: Ngẫu nhiên thuận lợi theo cơ cấu đối tượng ổn định. Tổng hợp kết quả đánh giá được thể hiện qua bảng như sau:
4.2.3.1. Về hiệu suất thực hiện các nội dung chính sách quản lý nhà nước
Kết quả xử lý dữ liệu điều tra được tổng hợp qua bảng 4.17 như sau:
Bảng 4.17. Đánh giá tổng hợp hiệu suất thực hiện các nội dung chính sách quản
lý nhà nước địa phương với sản xuất kinh doanh chè tại tỉnh Sơn Lahiện tại
TT Các biến quan sát Điểm trung
bình
1 Chính sách nguồn gen, giống chè đặc sản 2,87 2 Chính sách khuyến nông và hỗ trợ đầu vào sản xuất chè 3,08 3 Chính sách quy hoạch vùng và tổ chức sản xuất, chế biến chè 3,03 4 Chính sách hỗ trợ đăng ký xuất xứ và đăng ký thươnghiệu đặc
sản chè 3,12
5 Chính sách đảm bảo chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực
phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái 2,98 6 Chính sách hỗ trợ thu mua, tiêu thụ, xúc tiến thương mại và phát
triển thị trường 2,86
7 Chính sách thu hút doanh nghiệp đầutư vào sản xuất dạng chuỗi
cung ứng chè 2,73
Chất lượng tổng hợp 2,95 Nguồn: Tổng hợp từ điều tra cán bộ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia
Qua bảng 4.17 có thể rút ra đánh giá cơ bản sau:
Một là,nhìn tổng thể hiệu suất thực hiện các nội dung chính sách đạt 2,95 xếp loại trung bình yếu. Do là một địa phương miền núi, sản xuất chè phân tán, quy mô nhỏ dẫn đến đạt được hiệu suất nêu trên là chấp nhận được. Tuy nhiên,
để đưa sản xuất chè thành sản xuất hàng hóa, thành đặc sản và vươn tới xuất
khẩu thì mức nêu ở trên là còn thấp so với yêu cầu.
Hai là, về cơ cấu trong 7 tiêu chí có 3 tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, còn 4 tiêu chí đạt dưới 3 điểm, điều đáng nói đây lại là các yếu tố quyết định tính hàng hóa của sản xuất kinh doanh chè như: bảo toàn và phát triển nguồn gen
giống chè Shan tuyết đặc sản, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật), thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hình thành chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị có tính quốc gia và quốc tế.
Ba là, mặc dù đạt mức 3,03 điểm và có nhiều tiến bộ trong chính sách quy hoạch vùng sản xuất chè, tuy nhiên về mặt tổ chức sản xuất và nhất là chế biến còn nhiều hạn chế, bất cập theo phương thức canh tác, theo cơ cấu sản phẩm sản lượng theo mùa vụ và theo mức độ vận dụng Vietgap, Globalgap. Đây chính là điểm mắc nhất làm hạn chế việc triển khai mục tiêu chính sách xuất khẩu được
chè Thuận Châu.
4.2.3.2. Về chất lượng hoạch định triển khai chính sách quản lý nhà nước
Kết quả xử lý dữ liệu điều tra được tổng hợp qua bảng 4.18 như sau:
Bảng 4.18. Đánh giá chất lượng hoạch định triển khai chính sách quản lý
nhà nước đối với sản xuất chè tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
TT Các biến quan sát Điểm
trung bình
1 Tính toàn diện nội dung, thể thức văn bản chính sách triển khai 3,04 2 Tính đồng bộ, thống nhất giữa các yếu tố cấu thành chính sách 2,94 3 Tính phù hợp, ổn định, sát thực và tính riêng có với nội dung chính
sách ở huyện Thuận Châu
3,07 4 Tính cập thời xu thế phát triển và cập nhật công nghệ sản xuất kinh
doanh hiện đại của chính sách được triển khai
5 Tính dự bảo và cảnh báo sớm của chính sách được triển khai 2,97 6 Tính minh bạch, khả thi của chính sách về mục tiêu, tiêu chuẩn,
định mức quy hoạch áp dụng ở các xã thuộc huyện Thuận Châu
3,08 7 Tính đồng hành, chia sẻ lợi ích và rủi ro tương hỗ giữa nhà nước với
đối tượng chính sách
3,01 8 Tính hấp dẫn thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã đầu tư phát triển và hiện đại hóa sản xuất kinh doanh chè
2,98 9 Tính hài hòa quốc gia và quốc tế của chính sách được triển khai 3,06
Tổng hợp 3,02
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra cán bộ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các nhà nghiên cứu tham gia kinh tế độc lập (2017)
Từ bảng 4.18 cho phép rút ra một số đánh giá chủ yếu sau:
Một là, nhìn tổng thể công tác hoạch định triển khai chi tiết hóa, thể chế
hóa các chính sách quản lý nhà nước từ Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương cho
phù hợp với điều kiện, bối cảnh huyện Thuận Châu là có nhiều tiến bộ, đặc biệt
trong 5 năm qua theo tinh thần tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Thuận
Châu. Tuy nhiên mức chất lượng đáp ứng yêu cầu hoạch định các văn bản chính
sách mới đạt 3,02 điểm, xếp loại trung bình.
Hai là, trong 9 biến quan sát cũng là 9 yêu cầu chất lượng hoạch định chính sách có 6 biến đạt mức 3 điểm trở lên, vẫn còn 3 yêu cầu quan trọng chỉ
đạt dưới 3 điểm. Đó là: Tính đồng bộ, thống nhất giữa các yếu tố cấu thành chính
sách; Tính dự bảo và cảnh báo sớm của chính sách được triển khai; Tính hấp dẫn thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu tư phát triển và hiện đại hóa sản xuất kinh doanh chè.
Ba là, về hoạch định nội dung cần nghiêm túc nhận xét rằng, công tác này còn nặng về hành chính quản lý nhà nước, theo sau thụ động với chính sách quản lý nhà nước của Trung ương, thiếu hoạch định có tính đột phá ở địa phương.
Việc hoạch định triển khai chính sách quản lý nhà nước địa phương lại thiếu sự
phối hợp, liên kết giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối với các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp huyện ở địa phương, thiếu sự phản biện và vào cuộc sống của nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất kinh doanh nên chất lượng thực tế của hoạch định đối với triển khai thực thi còn nhiều hạn chế.
4.2.3.3. Về chất lượng thực thi, kiểm soát chính sách quản lý nhà nước địa phương
Kết quả xử lý dữ liệu điều tra được tổng hợp qua bảng 4.19 như sau:
Bảng 4.19. Đánh giá chất lượng triển khai thực thi, kiểm soát chính sách quản lý
nhà nước địa phương đối với sản xuất kinh doanh chè tại tỉnh Sơn La
TT Các biến quan sát Điểm trung bình
1 Mức độ triển khai cụ thể hóa và phát triển chính sách khung thành chính sách triển khai thực hiện
3,18 2 Mức độ minh bạch, thống nhất của các quyết định thực hiện
chính sách của quản lý nhà nước địa phương
2,88 3 Mức hiệu suất truyền thông và đào tạo năng lực quản lý thực thi
chính sách của cán bộ quản lý nhà nước
2,94 4 Mức hiệu suất truyền thông và giáo dục chính sách với các đối
tượng chính sách
2,77 5 Mức tinh giản đầu mối quản lý chính sách và cải cách hành
chính của quản lý nhà nước địa phương
3,03 6 Hiệu năng thực hiện các quy trình, thủ tục chính sách với các
đối tượng chính sách (nhà sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư) ở cấp cơ sở
2,86
7 Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức quản lý chính sách của bộ máy nhà nước địa phương
3,01 8 Năng lực thực hiện chính sách (tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm)
của các đối tượng chính sách
2,72 9 Hiệu suất tổ chức nguồn lực, vận dụng các công cụ chính sách
của quản lý nhà nước địa phương
2,87 10 Mức hài lòng của các đối tượng chính sách với bộ máy và công
chức quản lý chính sách của nhà nước địa phương
3,02
Tổng hợp 2,92
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra cán bộ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các nhà nghiên cứu tham gia kinh tế độc lập (2017)
Từ bảng 4.19 có thể rút ra một số đánh giá sau:
Một là, nếu chất lượng hoạch định triển khai chính sách đạt mức trung
mức thấp hơn 2,92 điểm - xếp loại yếu, đặc biệt việc triển khai thực thi và kiểm soát thực thi chính sách ở cấp cơ sở (huyện, xã).
Hai là, trong 10 yếu tố chất lượng thực thi, chỉ có 4 yếu tố đạt mức trung bình. Ngay cả trong 4 yếu tố này, việc đánh giá cũng cón mang tính nể nang, theo đánh giá của nhóm đối tượng điều tra là các nhà kinh tế độc lập và giới nghiên cứu kinh tế thì 2 trên 4 yếu tố trên còn đạt thấp hơn trung bình đó là: Chất
lượng đội ngũ công chức, viên chứcquản lý chính sách của bộ máy nhà nước địa
phương; Mức hài lòng của các đối tượng chính sách với bộ máy và công chức quản lý chính sách của nhà nước địa phương. Có 6/10 yếu tố chất lượng thực thi chính sách đạt mức yếu (dưới 3 điểm), trong đó có 2 yếu tố quan trọng nhất là: Mức hiệu suất truyền thông và giáo dục chính sách với các đối tượng chính sách (2,77 điểm); Năng lực thực hiện chính sách (tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm) của các đối tượng chính sách (2,72 điểm).
Ba là, một điểm bất cập rất quan trọng trong thực thi chính sách của bộ
máy quản lý nhà nước địa phương tỉnh Sơn Lađó là sự chênh lệch lớn chất lượng
đội ngũ công chức, viên chức quản lý nhà nước địa phương về chính sách giữa
cấp sở với các phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc phòng kinh tế ở
huyện và xã. Đa số chuyên gia được phỏng vấn đều cho rằng đây chính là nút thắt trong việc đưa chính sách hoạch định vào cuộc sống nói chung và vào thực
tế sản xuất kinh doanh chè ở Sơn La nói riêng.
4.2.3.4. Đánh giá nguyên nhân thực trạng chính sách quản lý Nhà nước đối với sản xuất chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Thành tựu và điểm mạnh
Qua khảo sát cho thấy các đơn vị được giao quản lý vùng chè đã có những
biện pháp tích cực trong việc tổ chức quản lý vùng chè được giao. Sản phẩm chè
búp tươi được tiêu thụ kịp thời, không còn tình trạng tồn kho, khó tiêu thụ như những năm trước đây. Giá cả thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp, hợp tác
xã phù hợp với giá thị trường chung, không để tình trạng ép giá với người làm chè.
Chính sách đối với phát triển sản xuất chè của quản lý Nhà nước tại huyện
Thuận Châu đã từng bước hạn chế can thiệp hành chính vào các quyết định vi
mô, phân cấp mạnh cho chính quyền cơ sở trong thực thi chính sách kinh tế, góp
phần hình thành nên các vùng sản xuấtchè hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
Chính sách đã từng bước đi vào chiều sâu, khuyến khích mạnh mẽ tư nhân, đổi mới quản lý đầu tư tư nhân, đổi mới quản lý đầu tư công. Đã khuyến
khích được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ chè.
Chính sách đã bước đầu khai thác được nguồn lực trong dân cư phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của các xã trên địa bàn huyện Thuận Châu. Ngoài
khung khổ pháp lý được hình thành theo hướng xóa phân biệt đối xử theo thành
phần kinh tế, chính sách đã tạo tâm lý yên tâm đầu tư trong doanh nghiệp, hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân thành lập doanh nghiệp, góp phần tăng nhanh số lượng doanh nghiệp và nâng cao mức đóng góp của khu vực tư nhân trong nền kinh tế.
Chính sách đã được hoàn thiện từng bước theo hướng tập trung cho lĩnh vực hạ tầng, sản xuất hàng hóa công ích.
Các cấp chính quyền cấp huyện, cấp xã đã nâng cao năng lực để thực thi
các nhiệm vụ quản lý được phân cấp rộng hơn. Các mục tiêu và chính sách được soạn thảo cẩn trọng hơn, dựa nhiều hơn vào tư vấn của các nhà khoa học và góp ý của người dân. Việc điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn.
Hạn chế, tồn tại
Một số doanh nghiệp đã không tổ chức triển khai thực hiện theo quy định đối với việc quản lý vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến chè trên địa bàn huyện
Thuận Châu. Cụ thể như sau: Công ty Dịch vụ phát triển chè Sơn La không tổ
chức triển khai thực hiện phát triển vùng nguyên liệu chè, sản xuất, chế biến chè
trên địa bàn xã Chiềng Pha, Phỏng Lái huyện Thuận Châu. Do Công ty mở thủ
tục phá sản tại Quyết định số 27/2014/QĐ-MTTPS ngày 09/7/2014 của Tòa án
nhân dân tỉnh Sơn La.
Một số đơn vị chưa thực hiện tốt việc liên kết sản xuất, ký kết hợp đồng dịch vụ 2 đầu và bao tiêu sản phẩm, đối với người làm chè chưa được chặt chẽ; Tình trạng cạnh tranh mua sản phẩm chè búp tươi xảy ra; Chưa tiến hành xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm.
Chưa xây dựng được thương hiệu tại một số vùng chè trên các xã của
huyện Thuận Châu.
Một số doanh nghiệp đã chuyển nhượng vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến
cho doanh nghiệp khác.
Thể chế để xây dựng và thực thi chính sách thiếu đồng bộ, hiệu quả thực thi chính sách chưa cao, một số chính sách còn mang tính ngắn hạn, thiếu đồng