GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TẠI HUYỆN THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 91)

CHÂU, TỈNHSƠN LA

4.3.1. Định hướng

Phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và

miền. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Đến năm 2020 quy mô diện tích cây chè đạt khoảng 1.000 ha với sản

lượng chè búp tươi đạt 30.000 tấn và hàng năm xuất khẩu từ 50 - 60% sản lượng

chè thành phẩm. Để đạt được mục tiêu trên cần đẩy mạnh thâm canh cao diện tích chè hiện có, đồng thời phát triển quy mô một cách hợp lý ở những địa bàn có

khí hậu, đất đai phù hợp. Diện tích chè áp dụng quy trình sản xuất VietGAP

chiếm 30% tổng diện tích trồng chè.

Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ chè với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân; mở rộng hỗ trợ bảo hiểm nông

nghiệp; tăng thu nhập cho nông dân thông qua việc chia sẻ bình đẳng lợi nhuận

giữa nông dân, cơ sở chế biến và doanh nghiệp tiêu thụ xuất khẩu.

Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.

Nhân rộng các mô hình trồng chè mang lại hiệu quả kinh tế cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và bảo vệ môi trường.

4.3.2. Giải pháp

4.3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến phát triển chè trên địa bàn huyện Thuận Châu

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chính sách

Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, quan điểm, nội dung Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh nói chung; Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nói riêng; Nội dung quan điểm, đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng đối với việc phát triển chè trên địa bàn huyện Thuận Châu đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; toàn thể nhân dân thông qua các hình thức như: Tổ chức Hội nghị, hội thảo...; thông qua các phương tiện truyền thông, bản tin khuyến

nông, trang thông tin điện tửcủa ngành nông nghiệp.

Hai là, thực hiện chính sách quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè

Tăng cường công tác công bố, công khai các quy hoạch có liên quan đến

phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Thuận Châu đến các cá nhân, tổ chức,

doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị có liên quan.

Triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng tập

trung phát triển chè là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh phù hợp

với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển của ngành

và nhu cầu thị trường; nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất chè và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp, hiệu quả.

Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn 04 xã với diện

tích 301 ha chuyển từ đất trồng cây hàng năm (ngô, sắn…) sang trồng chè.

Bảng 4.20. Kế hoạch chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng chè

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2020 Năm 2025

Tổng Ha 50 180 301

1 Đất trồng ngô Ha 20 120 170 2 Đất trồng sắn Ha 20 40 90 3 Đất trồng cây hàng năm khác Ha 10 20 41

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (2017)

Ba là, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công nói chung và chuyên canh chè nói riêng

Tiếp tục rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư của các dự án trong lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu chè, chế biến các sản phẩm từ chè, phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng trồng chè theo

quy định của Luật Đầu tư công và quy định tạicác văn bản pháp luật có liên quan

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình dự án của ngành, trọng tâm là các dự án thuộc

chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án có sử dụng vốn nước ngoài có liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, vùng nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ chè.

Bốn là, rà soát, sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước

Tiến hành rà soát tình hình hoạt động của Trung tâm Giống cây trồng, vật

nuôi, thủy sản Sơn La và đề xuất với UBND tỉnh phương án sắp xếp, đổi mới

Trung tâm đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Năm là, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật; các cơ chế chính sách

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến khuyến khích, thu hút đầu tư trong lĩnh vực phát triển chè, nông thôn nhằm huy động mọi

nguồn lựcxã hội phục vụ phát triển chè trên địa bàn huyện Thuận Châu.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các tổ chức cá nhân đầu tư vào phát triền vùng nguyên liệu, chế biến chè và đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn; Phát triển kinh tế tập thể trong đó trọng tâm là phát triển hợp tác xã; Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất chè.

Sáu là, tiếp tục cải cách hành chính trong thực thi chính sách

Đẩy mạnh cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước thuộc ngành đảm bảo theo đúng quy định của pháp

luật; Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và công bố các thủ tục hành chính

thuộc thẩm quyền Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bảy là, hoàn thiện chính sách chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ chè.

Phòng chống sâu bệnh, quản lý sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật

trong sản xuất, chế biến, bảo quản các loại chè có nguồn gốc thực vật. Quản lý nhà nước về chất lượng chè.

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển nông thôn, giảm nghèo.

Tổ chức các hoạt động khuyến nông, trong đó chú trọng việc nhân rộng

mô hình khuyến nông đạt hiệu quả cao.

Áp dụng các biện pháp sản xuất chè theo hướng thâm canh bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường.

trường tiêu thụ chè.

Thanh tra chuyên ngành, xử lý nghiêm các sai phạm trong lĩnh vực sản

xuất - kinh doanh chè.

Tám là, thực hiện chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân hoạt động trong sản xuất chè

Chuyển giao một số các dịch vụ công sang cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện.

Khuyến khích tư nhân thực hiện: Hoạt động sản xuất và thương mại bao gồm sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối trong nước; chế biến nông sản,

sản xuất và buôn bán thiết bị, vật tư đầu vào và công nghệ, thủy lợi nội đồng và

các lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp khác.

Chín là, có chính sách gắn sản xuất chè với các chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

4.3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức quản lý chính sách quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển sản xuất chè của huyện Thuận Châu

Một là, tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2018 - 2020, xem đây

là căn cứ để có kế hoạch, đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Rà soát, đánh giá

đội ngũ cán bộ, công chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua,

qua đó, xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể theo từng năm và cả nhiệm kỳ. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và nhu cầu thực tiễn, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cụ thể, phù hợp với từng chức danh, ngạch, bậc; quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; chú trọng đào tạo chuyên sâu sau đại học để có đội ngũ trí thức giỏi trên từng ngành, lĩnh vực, nhất là những ngành, lĩnh vực có yêu cầu cao trong hội nhập quốc tế

như: Giống, vật tư nông nghiệp, bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng nông lâm

sản và thủy sản, khuyến nông, tự động hóa....

Hai là,đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với việc bố trí, sử dụng; tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. Xác định

hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Tăng cường quản lý việc cử cán bộ đi học, tránh lãng phí trong đào tạo, bồi dưỡng. Cần áp dụng phương pháp cạnh tranh lành mạnh trong đánh giá, bố trí, sắp xếp, đãi ngộ, nâng ngạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được tình trạng trì trệ trong công việc. Qua đó, tạo ra nhu cầu thực sự về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức.

Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách để tuyển chọn đội ngũ giảng dạy, báo cáo viên chất lượng cao; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học. Xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế; cung cấp cho người học những thông tin, kiến thức thiết thực; chú trọng mời giảng viên thỉnh giảng là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị công tác trong ngành, trong địa phương có kinh nghiệm thực tiễn để truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng theo từng vị trí việc làm.

Năm là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức về lý luận chính trị, về lãnh đạo, quản lý, về khoa học xã hội, nhân văn và những kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc được giao. Đây là điều kiện quan trọng, mang tính quyết định đến khả năng phân tích, luận giải những vấn đề thực tiễn từ những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của đơn vị, của lĩnh vực mà cá nhân đang được phân công phụ trách. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng giúp cán bộ có khả năng phân tích, xử lý các tình huống, hình thành phương pháp nhận thức khoa học và giải quyết các vấn đề nhanh, nhạy và đạt hiệu quả cao nhất.

Sáu là,đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức, viên chức và tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; mỗi chức danh, mỗi vị trí việc làm được bồi dưỡng những kiến thức và kỹ

năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận, các chương trình cụ thể

như: kỹ năng dành cho công chức, viên chức lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác nhân sự, cải cách hành chính, văn thư lưu trữ, thực hành văn bản; ứng dụng công nghệ thông tin; xử lý tình huống... Tiếp tục đổi mới và áp dụng các phương pháp truyền đạt kiến thức theo từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng như: thuyết trình, làm việc theo nhóm, nghiên cứu tình huống, thảo luận, đóng vai... Hình thức đào tạo, bồi dưỡng kết hợp giữa lý thuyết và thực

tác thực thi nhiệm vụ bằng hình ảnh trình chiếu, hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”.

Bảy là,kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ cải cách

hành chính, đội ngũ cán bộ trựctiếp làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

Tám là, nâng cao chất lượng bền vững của đội ngũ có liên quan đến chỉ số hài lòng với công việc của công chức, viên chức quản lý chính sách. Đây là các yếu tố chất lượng đội ngũ quan trọng và tác động đến sự ổn định, đồng thuận và tinh thần của đội ngũ và nâng cao chất lượng đầu ra của quản lý chính sách. Các nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra yếu tố tác động trực tiếp đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức: đặc điểm tính chất công việc; điều kiện làm việc; tiền lương; phúc lợi; cấp trên đồng nghiệp; đào tạo thăng tiến; đánh giá thành tích và thu nhập ngoài lương hợp thức.

4.3.2.3. Nhóm giải pháp vĩ mô

Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương

Sớm ban hành các cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển vùng Tây Bắc

như: Chính sách phát triển chè; Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến chè;

Khuyến khích hình thành các làng du lịch gắn với ẩm thực liên quan đến chè.

Sớm sơ kết, đánh giá tình hình thức hiện các mô hình liên kết trong sản xuất

nông nghiệp theo từng vùng, miền (mô hình cánh đồng mẫu lớn) để rút ra những

bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển ngành chè trong thời gian tới.

Sớm ban hành các văn bản pháp luật về mối liên kết trong sản xuất nông

nghiệp nhằm hình thành và phát triển các hình thức liên kết trong nông nghiệp, từ

sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè theo chuỗi giá trị; nhất là

chế tài trong sự liên kết “4 nhà”.

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho tỉnh Sơn La, đặc biệt là các nguồn lực của

chương trình trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục

tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trên cây chè….

Quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ tỉnh Sơn La trong quá trình thực hiện tái

canh cây chè.

Đề nghị HĐND, UBND tỉnh Sơn La

Xem xét giao một số cơ quan như sau để thực hiện nhiệm vụ phát triển

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ tái canh cây chè.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện trong từng lĩnh vực.

Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan: Rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước; Phân bổ vốn đầu tư cho các chương trình, dự án thực hiện nhiệm vụ tái canh cây chè; Rà soát, sửa đổi, bổ sung và đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích

các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển ngành sản xuất - kinh doanh chè trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)