TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
4.4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thái Bình Thái Bình
4.4.1.1. Phương hướng
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tiếp tục rà soát quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết để quản lý, phân kỳ đầu tư và tổ chức thực hiện. Hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, tích cực thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp; hoàn thành xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Đổi mới công tác quản lý đô thị, bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tích cực tạo việc làm, an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phấn đấu xây dựng thành phố Thái Bình trước năm 2020 trở thành đô thị loại I giàu đẹp, văn minh.
4.4.1.2. Mục tiêu tổng quát
Tập trung phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng theo tiêu chí đô thị loại I. Phát triển hơn nữa các lĩnh vực văn hóa xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao. Phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
4.4.1.3. Quan điểm phát triển
- Thực hiện tái cơ cấu ngành kinh tế; phát triển nhanh các ngành dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố; ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ; phát triển nông nghiệp theo hướng sản suất hàng hóa chất lượng cao.
- Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa xã hội, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường;
nâng cao mức sống của người dân.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội