SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước tại một số địa phương
2.2.1.1. Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Thành phố Nam Định nằm ở phía nam và là thành phố trung tâm tiểu vùng nam đồng bằng sông Hồng; với dân số là khoảng 380 nghìn người (năm 2009); là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định. Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của HĐND, UBND tỉnh, thành phố Nam Định đã có nhiều thay đổi tích cực trong quản lý NSNN nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng.
Trong quản lý chi thường xuyên, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cấp ngân sách theo từng tiêu chí, cụ thể như định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục được tính theo số học sinh; định mức phân bổ cho sự nghiệp y tế tính theo giường bệnh; chi quản lý hành chính tính theo biên chế,…Đồng thời, tỉnh Nam Định cũng tiến hành giao các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kịnh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; giao quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Chính điều này đã tạo ra sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao. Cùng với việc thực hiện triệt để phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp, công tác quản lý chi ngân sách của thành phố Nam Định đã có nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp nhiều hạn chế do trình độ cán bộ quản lý ngân sách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
2.2.1.2. Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Thị xã Từ Sơn là một trong hai địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tự cân đối thu, chi NSNN và cũng là địa phương có đóng góp vào NSNN tỉnh cao nhất toàn tỉnh (trên 30%). Để có được những kết quả này, Đảng ủy, UBND thị xã đã nỗ lực cố gắng với hàng loạt các giải pháp có tính hiệu quả cao trong công tác quản lý chi ngân sách như:
-Đảm bảo sự gắn kết giữa quy trình lập, thực hiện và quyết toán chi NS; -Tăng cường quản lý chi NSNN chặt chẽ;
-Thực hiện nghiêm túc và triệt để phân cấp quản lý ngân sách;
-Bồi dưỡng, học tập nâng cao tình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thuế, KBNN, Thanh tra Nhà nước. Chú trọng sắp xếp bộ máy làm việc đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Thái Bình Thái Bình
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi NSNN và quản lý chi NSNN, kinh nghiệm tại một số địa phương, có thể rút ra một số bài học có ý
nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi NSNN của các đơn vị cấp huyện, trong đó có thành phố Thái Bình như sau:
Một là, các địa phương đều thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chi NSNN trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán NSNN).
Hai là, các địa phương đều thực hiện nghiêm túc phân cấp quản lý nhiệm vụ đi đôi với phân cấp quản lý chi ngân sách cho các cấp chính quyền, đơn vị cấp dưới trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình địa phương, đơn vị.
Ba là, các địa phương có trình độ phát triển KT-XH khác nhau nhưng đều rất coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý chi ngân sách ở các cấp.
Kinh nghiệm của các địa phương khác là rất quý báu, tuy nhiên, do đặc điểm KT-XH, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của địa phương nên nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt giúp cho việc quản lý chi NSNN có hiệu quả hơn.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Thái Bình
3.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí, địa lý
Thành phố Thái Bình là tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình miền Bắc Việt Nam; là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng... của tỉnh. Nằm cách thủ đô Hà Nội 110 km, đồng thời là đầu mối giao thông của tỉnh; thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố vùng như Hải Phòng, Nam Định đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10. Thành phố gồm 10 phường và 09 xã.
Diện tích thành phố khoảng 6.770 ha. Thành phố Thái Bình là vùng đất bằng phẳng, có sông Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ thống sông đào đã được nâng cấp, kè bờ, có sự ổn định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp hay xây dựng những công trình cao tầng.
3.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Tính đến tháng 12/2017, dân số của thành phố khoảng 188 nghìn người, trong đó nữ chiếm khoảng 52%, tỷ lệ tăng dân số khoảng 1,72 %/năm. Ngày 12/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 2418/QĐ-TTg công nhận Thành phố Thái Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Thái Bình. Thành phố Thái Bình đang tập trung hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Bình vào năm 2020.
Thời gian gần đây, thành phố đã có tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế khá tốt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có nhiều bước chuyển biến. Theo báo cáo của UBND thành phố, tính đến 31/12/2017, tổng giá trị sản xuất đạt 27.923 tỷ đồng; trong đó ngành công nghiệp, xây dựng đạt 20.119 tỷ đồng; thương mại, dịch vụ đạt 7.086 tỷ đồng; nông nghiệp, thủy sản đạt 718 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Công nghiệp, xây dựng 68,61%; thương mại, dịch vụ 28,59%; nông nghiệp, thủy sản 2,8%. Với việc thu hút được các tập đoàn lớn như VinGroup, FLC,…cùng nhiều nhà đầu tư khác, kết cấu hạ tầng tại thành phố cũng phát triển khá nhanh. Trên địa bàn thành phố, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều vào NSNN. Bên cạnh đó nhiều dự án trải rộng trên nhiều lĩnh vực đã và đang được triển khai bám sát theo kế hoạch phát triển KT-XH của thành phố.
3.1.2. Khái quát về phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Thái Bình
3.1.2.1. Cơ cấu, tổ chức bộ máy
Phòng TC-KH là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố, địa điểm trụ sở tại số 71, đường Trần Phú, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Tính đến tháng 12/2017, phòng TC-KH thành phố có 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 05 công chức thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ học vấn: trên đại học 01 người, đại học 07 người.
Trong số các lãnh đạo phòng (Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng) phải có 01 người được phân công chuyên trách quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính; 01 người được phân công chuyên trách quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy phòng TC-KH thành phố Thái Bình
Nguồn: Phòng TC-KH thành phố
3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ của phòng TC-KH được Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
Trưởng phòng
01 Phó Trưởng phòng
(phụ trách Tài chính)
01 Phó Trưởng phòng
(phụ trách Kế hoạch)
04 Chuyên viên 01 Chuyên viên
19 xã, phường 80 đơn vị sự nghiệp công lập
Phòng TC-KH thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phổ thuộc tỉnhvà Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng TC-KH thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cụ thể:
a. Về lĩnh vực tài chính:
- Trình UBND cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của phòng.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham mưu, giúp UBND cấp huyện theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư trên địa bàn.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính. - Tổng hợp, lập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND cấp huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND cấp huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp huyện.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu,
chi ngân sách cấp xã) báo cáo UBND cấphuyện để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp huyện. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện quản lý.
- Quản lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình UBND cấp huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản Nhà nước.
- Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Quản lý giá theo quy định của UBND cấp tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn; tổ chức thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật; chủ trì thực hiện thẩm định giá đối với tài sản Nhà nước tại địa phương theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được giao.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân sách, đầu tư, giá thị trường với UBND cấp huyện và Sở Tài chính.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.
- Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
b. Về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư
- Dự thảo các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm của huyện; đề án, chương trình phát triển KT-XH, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch ngành cấp tỉnh đã được phê duyệt;
- Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND cấp huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.
* Trình Chủ tịch UBND cấp huyện các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện; thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND cấp huyện về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do UBND cấp huyện là chủ đầu tư;
* Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.
* Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác kế hoạch và đầu tư cấp xã.
* Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
* Về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân:
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể, hộ kinh doanh cá thể và đăng ký hợp tác xã, kinh tế tư nhân trên địa bàn theo quy