Căn cứ đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 85 - 89)

Xuất phát từ thực trạng quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình, tóm tắt những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức lớn nhất, sử dụng phân tích kết hợp giữa điểm mạnh với cơ hội và thách thức, điểm yếu với cơ hội và thách thức để tìm giải pháp phối hợp.

Bảng 4.19. Kết hợp điểm mạnh, yếu với cơ hội và thách thức trong công tác hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Thái Bình

SWOT S (Điểm mạnh) - Số lượng DN thành lập tăng - Văn bản pháp lý ngày càng hoàn thiện

- Hệ thống quản lý thuế ngày càng đầy đủ thông tin và hiện đại - CBT có năng lực, trình độ W (Điểm yếu) - DN mới thành lập - DN có quy mô nhỏ. - Trình độ của kế toán DN còn yếu - Ý thức chấp hành pháp luật thuế của DN chưa cao - Số lượng cán bộ thuế thiếu O (Cơ hội) - Hội nhập kinh tế quốc tế - Chính sách hỗ trợ của Nhà nước - Chính sách công khai, minh bạch

SO (Điểm mạnh với cơ hội)

- Hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu thành lập

- Thu hẹp đối tượng hoàn thuế

WO (Điểm yếu với cơ hội)

- Tập huấn nghiệp vụ cho NNT

- Tăng cường quản lý hóa đơn chặt chẽ - Sắp xếp cán bộ thuế ở các bộ phận cho phù hợp T (Thách thức) - Cạnh tranh giữa các DN - Chính sách thay đổi liên tục, chưa đồng bộ - Chế tài xử lý vi phạm chưa cao ST (Điểm mạnh với thách thức)

- Cải cách, hiện đại hóa ngành thuế

- Hoàn thiện hệ thống chính sách

- Tăng cường xử lý vi phạm pháp luật thuế

WT (Điểm yếu với thách thức)

- Tuyên truyền sách đến NNT

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoàn thuế

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Điểm mạnh

- Số doanh nghiệp thành lập mới hàng năm tương đối lớn, số doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tăng, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu ngày càng lớn. Do đó hồ sơ hoàn thuế thuộc trường

hợp xuất khẩu và đầu tư có xu hướng tăng.

- Văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện, rõ ràng, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hoàn thuế GTGT.

- Ngành thuế đã thực sự chú trọng đến phát triển của công nghệ thông tin thông qua hàng loạt các ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế, nộp thuế điện tử và tiến tới là hoàn thuế điện tử. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp khai, nộp thuế nhanh chóng, chính xác, kịp thời giảm thiểu thời gian trong thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của NNT.

- Hệ thống quản lý thuế tập trung của ngành đã giúp cho việc khai thác thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn, tình hình nợ đọng thuế của doanh nghiệp và các đơn vị chủ quản, các đơn vị trực thuộc, từ đó góp phần giải quyết hoàn thuế GTGT được nhanh chóng, hiệu quả hơn.

- Đội ngũ cán bộ thuế được tuyển dụng thông qua thi tuyển tập trung trên cả nước do đó họ đều là những người có trình độ, trong quá trình công tác đều thể hiện được năng lực của bản thân, có tinh thần, trách nhiệm cao trong giải quyết hoàn thuế GTGT nói riêng và trong công tác quản lý thuế nói chung.

Điểm yếu

- Các doanh nghiệp mới thành lập thường chưa ổn định, chưa hoàn thiện bộ máy kế toán doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có bộ máy kế toán giản đơn, phần nhiều chỉ thuê một kế toán thực hiện kê khai và hạch toán toàn bộ các hoạt động kinh tế phát sinh của doanh nghiệp. Do kế toán phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên công tác hoàn thuế chưa được tiếp cận đầy đủ dẫn đến lập hồ sơ hoàn thuế còn nhiều sai sót, không đảm bảo đúng quy định.

- Trình độ của đội ngũ kế toán doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là kế toán của những doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực ngoài quốc doanh.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuất phát từ kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, nhận thức về chính sách pháp luật thuế và thực hiện chấp hành pháp luật thuế chưa cao.

- Số lượng cán bộ thuế hiện đang công tác tại Cục thuế đang thiếu, trong khi số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều, khối lượng công việc phải thực hiện trong công tác quản lý thuế ngày càng lớn.

Cơ hội

- Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, hội nhập kinh tế với các nước khu vực và các nước trên thế giới ngày càng sâu rộng.

- Chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng luôn hướng tới lợi ích của NNT như các chính sách miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, địa bàn kinh tế khó khăn...

- Chính sách pháp luật của nhà nước luôn được công khai đến người dân. Chính sách mới trước khi được ban hành đều được xin ý kiến của người dân. Do đó chính sách ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước và thực tiễn đặt ra.

- Cơ quan thuế thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thuế thông qua việc trao đổi nghiệp vụ, tập huấn chính sách thuế mới; triển khai, hướng dẫn thực hiện các chính sách thuế mới cho NNT thông qua hội nghị tập huấn, hội nghị đối thoại doanh nghiệp, hoặc qua các kênh khác như: trang mạng thông tin của ngành, của Cục thuế.

Thách thức

- Cùng với hội nhập kinh tế thì thách thức lớn đặt ra đó là nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới.

- Sự canh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các khu vực, giữa các quốc gia ngày càng gay gắt và phức tạp.

- Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi ngành thuế phải cải cách thủ tục hành chính, chú trọng đến việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuế vẫn còn tình trạng ban hành chưa đồng bộ, còn tình trạng sửa đổi, bổ sung chính sách liên tục, .

- Chế tài xử lý vi phạm, gian lận về thuế chưa cao, chưa giúp hạn chế và ngăn ngừa những vi phạm trong công tác hoàn thuế GTGT.

Thông qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, luận văn Kết hợp điểm mạnh, yếu với cơ hội và thách thức để tìm ra giải pháp quản lý hoàn thuế của Cục Thuế tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)