* Hệ thống phần mềm quản lý thông tin doanh nghiệp chưa đồng bộ
Đầu năm 2014, Cục Thuế tỉnh Thái Bình đang sử dụng 16 ứng dụng quản lý thuế đối với DN, nhìn chung các ứng dụng đã đáp ứng được phần nào yêu cầu công tác QLT nói chung và quản lý hoàn thuế nói riêng đối với DN tuy nhiên việc xây dựng, nâng cấp ứng dụng chưa thực sự được chú trọng đầu tư dẫn tới việc nâng cấp ứng dụng thường diễn ra chậm hơn nhiều so với thời điểm chính sách thuế có hiệu lực vì vậy hoạt động QLT thuế đối với DN trên hệ thống mạng internet, mạng nội bộ chưa thực sự đồng bộ.
Ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) được triển khai thực hiện từ tháng 11 năm 2014 là một bước tiến mới của ngành thuế. Hệ thống TMS đã thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai phân tán tại Cục thuế và Chi cục Thuế, đã đáp ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ đăng ký thuế, quản lý hồ sơ, quản lý và xử lý kê khai, quyết toán thuế,
kế toán thuế nội địa, quản lý nợ, hoàn thuế. Vì thế, ứng dụng TMS dễ dàng áp dụng một quy trình nghiệp vụ quản lý thuế chuẩn trên toàn quốc cho cả 3 cấp của ngành Thuế; cung cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, chính xác do chỉ cần kết nối với một ứng dụng lõi là TMS, mà không phải kết nối với nhiều ứng dụng lõi như trước đây, tránh được các sai sót khi trao đổi dữ liệu giữa các cấp và giữa các hệ thống.
Ứng dụng TABMIS liên thông số thu nộp NSNN giữa Kho bạc Nhà nước và Cục Thuế tỉnh Thái Bình hoạt động chưa thực sự tốt, chưa cập nhật kịp thời số nộp NSNN của DN, thường xảy ra lỗi sai mục lục NSNN hoặc sai thông tin đơn vị nộp tiền dẫn tới tình trạng CQT xác định số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt nộp chậm cho DN không đúng với số liệu trên HSKT.
Quản lý hoàn thuế GTGT yêu cầu bù trừ số thuế GTGT được hoàn không chỉ với số nợ thuế của các cơ quan thuế có liên quan mà còn phải bù trừ với các khoản nợ của cơ quan hải quan. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự liên kết giữa hệ thống quản lý thuế và hệ thống quản lý của cơ quan hải quan trong việc xác định nghĩa vụ nộp ngân sách cũng như trao đổi thông tin liên quan đến việc chấp hành nghĩa vụ của DN.
* Về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ thuế
- Về số lượng cán bộ thuế: thiếu hụt so với định biên. Tổng số cán bộ thuế thuộc thuộc các phòng chức năng liên quan đến giải quyết hoàn thuế (Tuyên truyền hỗ trợ, Tổng hợp dự toán, Thanh tra, kiểm tra, Kê khai, Quản lý nợ) là 77 người bằng 77,66% so với định mức của Tổng cục Thuế giao.
Bảng 4.17. Số lượng lao động theo định biên và thực tế tính đến 31/12/2016 TT Phòng chức năng Đơn vị tính Số lao động
theo định biên
Số lao động hiện tại
1 Tuyên truyền hỗ trợ Người 7 6 2 Tổng hợp dự toán Người 7 5 3 Thanh tra Người 28 22 4 Kiểm tra Người 26 24
5 Kê khai Người 15 9
6 Quản lý nợ Người 8 5
Việc thiếu hụt cán bộ ở các phòng chức năng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng do: không cập nhập kịp thời dữ liệu vào phần mềm ứng dụng; rà soát, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT đạt chất lượng chưa cao; thường phải kéo dài thêm thời gian trả kết quả cho DN, hoặc thời gian kiểm tra, thanh tra tại DN, không tiến hành được nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra.
- Cán bộ thuế chưa thực sự làm tốt công vụ được giao: Các ứng dụng
QLT đã được triển khai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng chức năng thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Bình, mỗi phòng chức năng sẽ giao nhiệm vụ cho cán bộ thuộc phòng mình nhập thông tin doanh nghiệp, hồ sơ khai thuế, tình trạng khai thuế, tình trạng nộp thuế, nợ thuế. Tuy nhiên chất lượng của việc nhập số liệu, dữ liệu của CBT vào các ứng dụng quản lý chưa thật sự cao và đáp ứng được các yêu cầu quản lý, khai thác dữ liệu; nhìn chung CBT chưa thực hiện rà soát đối chiếu dữ liệu với các bộ phận, các phòng chức năng có liên quan, chưa nhập đầy đủ quyết định miễn thuế, giảm thuế của DN, biên lai thu tiền thuế vì vậy đã làm tăng số tiền nợ ảo, nộp thừa ảo trên ứng dụng quản lý thuế.
Thông qua hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung CBT có thể khai thác các thông tin về DN là căn cứ thực hiện các nghiệp vụ phân tích rủi ro đối với NNT có hồ sơ hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên qua điều cho cho thấy số lượng CBT khai thác tốt các ứng dụng quản lý chưa cao, để khai thác các ứng dụng khác một số CBT được hỏi đều nhờ CBT làm trực tiếp ứng dụng đó khai thác hộ.
Về công tác đào tạo Cục Thuế tỉnh Thái Bình làm khá tốt, trong 3 năm (2014 – 2016), Cục Thuế tỉnh Thái Bình tổ chức được 35 đợt tập huấn kỹ năng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kỹ năng khai thác ứng dụng QLT tập trung, kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, ứng xử. Song bên cạnh đó công tác đào tạo còn hạn chế như: phần lớn các khác đào tạo chú trọng vào CBT làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế, ít chú trọng tới cán bộ tin học, kê khai, tuyên truyền; Các chuyên viên thuộc các phòng chức năng ít có cơ hội tham gia học tập so với lãnh đạo phòng; Việc đào tạo chuyên sâu cho từng nhóm cán bộ theo diện quy hoạch, kinh nghiệm công tác ít được chú trọng; Nội dung các khóa đào tạo phần lớn là chú trọng tới kiến thức về mặt lý thuyết mà ít chú trọng tới kỹ năng, thực hành quản lý thuế, quản lý hoàn thuế GTGT.
Qua khảo sát cán bộ thuế tại các phòng chức năng về chất lượng đội ngũ cán bộ giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho thấy: 7,5% số cán bộ được hỏi đánh giá chất lượng rất tốt; 72,5% đánh giá chất lượng tốt và 20% đánh giá chất lượng trung bình. Như vậy, tuy không có đánh giá chất lượng cán bộ kém nhưng chất lượng cán bộ ở mức trung bình vẫn cao đòi hỏi Cục Thuế cần có sự bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác hoàn thuế thường xuyên hơn, hoặc tiến hành luân chuyển cán bộ có năng lực tốt hơn sang bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT.
* Sự phối hợp giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT của cơ quan thuế
- Sự phối hợp giữa các phòng chức năng: Quản lý hoàn thuế GTGT được chia làm nhiều khâu đòi hỏi phải có sự phối hợp quản lý của nhiều phòng chức năng trong Cục Thuế. Qua khảo sát, điều tra cán bộ thuế cho thấy 77,5% số ý kiến được hỏi đánh giá sự phối hợp giữa các phòng chức năng tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình là tốt; 22,5% số ý kiến đánh giá sự phối hợp ở mức độ trung bình. Điều đó cho thấy vẫn còn ở một số khâu quản lý sự phối hợp giữa các phòng chưa thật sự nhịp nhàng, chẳng hạn trường hợp hồ sơ khai thuế nếu có dấu hiệu rủi ro bộ phận giải quyết hồ sơ khai thuế muốn nhận được phân tích đánh giá từ phía bộ phận kiểm tra doanh nghiệp thì kết quả phân tích chưa sâu, chưa chuyển tra kịp thời; hoặc việc xác nhận tình trạng nợ thuế của DN hoàn thuế đôi khi còn chậm trễ.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan thuế chưa chặt chẽ, kịp thời: Bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại của ngành thuế là xây dựng được một hệ thống quản lý thuế tập trung trên toàn quốc, cho phép cán bộ thuế tra cứu được nghĩa vụ nộp thuế của DN tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, khó khăn khi giải quyết hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình gặp phải là tình trạng: cán bộ giải quyết hoàn thuế tra cứu xác định DN còn nợ đọng tiền thuế tại cơ quan thuế khác nhưng DN lại khẳng định không nợ thuế, việc trao đổi, xác nhận nợ thuế của DN với cơ quan thuế liên quan lại không được trả lời kịp thời theo quy định, một số trường hợp hết thời hạn giải quyết hoàn thuế, Cục Thuế Thái Bình tiến hành bù trừ nợ với số thuế được hoàn xong một thời gian dài mới nhận được xác nhận DN không nợ thuế từ cơ quan thuế liên quan gây ra nhiều bức xúc cho doanh nghiệp. Thông qua phiếu khảo sát, điều tra cho thấy 67,5% ý kiến đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan thuế là tốt, 32,5% ý kiến đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan thuế là trung bình đã phản ánh phần nào thực trạng trên.