- Chính sách thuế thay đổi quá nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế, xác định thuế phải nộp:
Luật Quản lý Thuế được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 là bước đột phá của ngành thuế trong việc tạo khung pháp lý toàn diện cho vấn đề thu, nộp thuế. Luật Quản lý thuế đã có những thay đổi căn bản trong phương thức quản lý thuế theo hướng chặt chẽ, hiệu quả; nâng cao tính minh bạch; tăng cường kiểm tra giám sát của Nhà nước; tạo môi trường thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác kê khai, nộp đúng, nộp đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN. Tuy nhiên, chính sách thuế ở nước ta còn thiếu tính ổn định và đồng bộ.
Trước đây, một trong những trở ngại cho kế toán, giám đốc các DN trong việc cập nhật và áp dụng các văn bản chính sách thuế mới là việc phổ biến chính sách thuế mới trên các phương tiện thông tin đại chúng có phần hơi chậm so với thời điểm ban hành. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các chính sách trước khi được ban hành chính thức đều được dự thảo xin ý kiến của cơ quan thuế các cấp và người dân.
Một khó khăn vẫn đang tồn tại là phần lớn các văn bản ban hành sau thường chỉ sửa đổi, bổ sung một phần văn bản trước đó vì vậy để thực hiện tốt chính sách thuế, cán bộ thuế, doanh nghiệp cần phải tham chiếu và hiểu rõ ở hàng loạt các văn bản có liên quan.
Theo số liệu điều tra cho thấy 100% số doanh nghiệp được hỏi ý kiến đã được tiếp cận các thông tin về chính sách thuế từ cơ quan thuế, đồng thời cũng cho thấy ý thức tìm hiểu pháp luật thuế được nâng cao khi 100% doanh nghiệp đã tìm hiểu thông tin chính sách hoàn thuế qua phương tin thông tin đại chúng như báo, đài, internet... Mức độ tiếp cận chính sách hoàn thuế, chất lượng tuyên truyền hỗ trợ NNT cũng được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, sự trao đổi chính
sách hoàn thuế của cán bộ thuế còn chưa thường xuyên chiếm tỷ lệ 35% cho thấy một số cán bộ thuế không đi trước đón đầu mà chỉ trao đổi những điểm mới của chính sách hoàn thuế khi doanh nghiệp có phát sinh hồ sơ hoàn.
Bảng 4.15. Đánh giá việc tiếp cận chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế
STT Tiêu chí Số ý kiến Tỷ lệ
(%)
1 Kênh tiếp cận chính sách hoàn thuế
- Từ cơ quan thuế 20 100,0
- Từ phương tiện
thông tin đại chúng 20 10,0
- DN khác 3 15,0 2 Mức độ tiếp cận thông tin về
chính sách hoàn thuế
- Rất dễ
4 20,0 - Dễ 16 80,0 3 Sự trao đổi chính sách hoàn
thuế của cán bộ thuế
- Thường xuyên 13 65,0
- Thỉnh thoảng 7 35,0 4 Chất lượng tuyên truyền hỗ trợ
NNT
- Rất tốt 7 35,0 - Tốt 9 45,0 - Bình thường 4 20,0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
- Chính sách về hoàn thuế GTGT đã có những cải cách lớn, tuy nhiên còn những quy định không rõ ràng, phức tạp: Luật thuế GTGT ở nước ta được ra đời năm 1997, chính thức được áp dụng từ năm 1999. Được sửa đổi, bổ sung lần đầu năm 2003 tại Luật thuế GTGT số 07/2003/QH11. Tiếp đó năm 2008 sửa đổi, bổ sung lần thứ hai tại Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12. Năm 2016 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 106/2016/QH13. Theo đó, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT cũng có những sự thay đổi liên tục và tồn tại những bất cập: từ ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật còn đa nghĩa, không có ví dụ cụ thể, gây khó khăn cho DN, cán bộ xử lý hồ sơ hoàn thuế.
Một số thay đổi về chính sách hoàn thuế GTGT:
- Về trường hợp được hoàn thuế: Luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung theo hướng thu hẹp đối tượng được hoàn thuế. Bắt đầu thực hiện Luật thuế GTGT, NNT được xét hoàn thuế GTGT đối với trường hợp thuế GTGT đầu vào lũy kế
âm 3 tháng liên tục; sau đó tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định không xét hoàn đối với trường hợp thuế GTGT đầu vào lũy kế âm 3 tháng, chuyển sang xét hoàn thuế GTGT đầu vào lũy kế âm 12 tháng liên tục và đến Luật sửa đổi, bổ sung số 106/2016/QH13 thì không hoàn thuế GTGT đối với trường hợp này.
- Về thủ tục hồ sơ hoàn thuế: Thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, Tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính đã bãi bỏ các phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế, hoàn thuế bao gồm: các bảng kê mua vào, bán ra; bỏ bảng kê xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ; chứng từ nộp thuế trong hồ sơ hoàn thuế.
- Về thời gian giải quyết hoàn thuế: Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT được rút ngắn. Đối với trường hợp “Hoàn thuế trước, kiểm tra sau” rút ngắn thời gian từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc; Đối với trường hợp “Kiểm tra trước, hoàn thuế sau”, rút ngắn thời gian giải quyết hoàn thuế từ 60 ngày xuống 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Sau một thời gian dài thực hiện chính sách hoàn thuế GTGT, với nhiều bất cập, tồn tại, Ngày 29/6/2016 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 99/2016/TT- BTC ngày 29/6/2016 hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng với nhiều chính sách quản lý hoàn thuế GTGT được ban hành theo hướng hạn chế các trường hợp được hoàn thuế, quản lý chặt chẽ hơn, thực chất và đúng đối tượng, đúng số tiền cho người nộp thuế. Cục Thuế tỉnh Thái Bình cũng đã có nhiều nỗ lực và biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm ngăn chặn gian lận về hoàn thuế GTGT.
Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ với những thay đổi lớn về cơ chế, chính sách hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, những quy định mới chưa rõ ràng dẫn tới việc Cục Thuế còn lúng túng trong việc triển khai, hướng dẫn cũng như giải quyết hồ sơ hoàn thuế của NNT. Cụ thể: việc xác định số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đối với NNT vừa có hoạt động xuất khẩu vừa có hoạt động bán ra trong nước khó hiểu, hiểu không nhất quán, lại không có công thức, ví dụ cụ thể; Việc xác định nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu là hàng nhập khẩu hay sản xuất trong nước cũng rất khó khăn cho cơ quan thuế.
Bảng 4.16. Đánh giá chính sách hoàn thuế GTGT từ phía người nộp thuế STT Tiêu chí Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Chính sách hoàn thuế GTGT có phù hợp với thực tế - Phù hợp 7 35,0 - Tương đối phù hợp 10 50,0 - Chưa phù hợp 3 15,0 2 Các thủ tục hoàn thuế có hợp lý không - Có 20 100,0 3 Sự thay đổi của chính sách hoàn thuế có gây khó khăn cho DN - Có 17 85,0 - Không 3 15,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Qua khảo sát doanh nghiệp về chính sách hoàn thuế GTGT cho thấy chính sách hoàn thuế đã ngày một phù hợp với thực tế, thủ tục đơn giản, hợp lý. Tuy nhiên, sự thay đổi chế độ chính sách thường xuyên cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp với tỷ lệ khảo sát là 85%.
Như vậy, một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lý hoàn thuế GTGT là hệ thống pháp luật thuế. Để thực thi pháp luật thuế GTGT nói chung, quản lý hoàn thuế GTGT nói riêng đạt hiệu quả cao trên thực tế đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, không phát sinh các vướng mắc, kẽ hở giúp NNT trục lợi các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.