Những nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ

2.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng

2.1.6.1. Các nhân tố khách quan a. Môi trường pháp lý

Mỗi định chế tài chính hoạt động trong nền kinh tế đều phải tuân thủ chặt chẽ hệ thống pháp luật. Ngân hàng không phải là trường hợp ngoại lệ cũng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, mọi hoạt động đều phải tuân thủ theo quy định chung của NHNN. Sở dĩ như vậy là vì những tổn thất to lớn trong các ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội và đời sống của tầng lớp dân cư. Chính vì vậy mà sự an tồn của hệ thống cũng như của mỗi ngân hàng là mối quan tâm thường xuyên của các tầng lớp dân cư, Chính phủ, NHNN và các nhà quản lý ngân hàng. Vì vậy mà các Luật, Nghị định, Quy định thường đưa vào các điều khoản cấm, hạn chế, phải thực hiện liên quan đến hoạt động của ngân hàng (Nguyễn Quốc Hưng, 2013).

b. Môi trường kinh tế

Sức khoẻ của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng. Nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì hoạt động ngân hàng càng trở nên vô cùng quan trọng, được coi như là “xương sống” của nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ không thể phát triển được nếu thiếu các ngân hàng và ngược lại các ngân hàng cũng không thể tồn tại được trong nền kinh tế phát triển thiếu sự ổn định. Do đó, một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, nền kinh tế ổn định cịn giúp hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thông suốt và thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp cũ thì mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng nhu cầu vốn của các ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển thuận lợi. Ngược lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp cao thì đầu tư không mang lại hiệu quả tất yếu nhu cầu đầu tư giảm, nhất là đối với các DNNVV năng lực tài chính hạn hẹp sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất, khả năng thua lỗ và phá sản rất cao và vì vậy hoạt động cho vay của ngân hàng cũng thu hẹp (Nguyễn Quốc Hưng, 2013).

c. Môi trường văn hóa- xã hội

Nói đến yếu tố xã hội thì phải đề cập đến sự ổn định xã hội, điều kiện sống, tâm lý, trình độ dân trí, đạo đức của người vay, văn hóa và truyền thống dân tộc. Tất cả yếu tố đó sẽ giúp ngân hàng quyết định có nên cung cấp các khoản vay cho DNNVV hay không. Trước tiên, quan hệ cho vay được xây dựng trên cơ sở sự tin tưởng nhau. Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình hệ thống chấm điểm cho vay khách hàng và xếp hạng khách hàng đựa trên những thông tin tài chính và phi tài chính từ đó thấy được mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng và đưa ra những chính sách khác nhau cho từng khách hàng cụ thể. Với những doanh nghiệp được ngân hàng tin tưởng thì rất dễ dàng được vay với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, điều kiện vay thơng thống hơn, về phía ngân hàng thì tin tưởng doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn, giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng tránh được rủi ro. Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định cho vay của ngân hàng nhất là khi khách hàng cố tình trì hỗn khơng thực hiện theo như cam kết trong hợp đồng gây nên rủi ro cho vay cho ngân hàng. Khách quan mà nói dù được lượng hóa rủi ro bằng máy móc thì quan hệ giữa khách hàng và nhân viên ngân

hàng cũng là quan hệ giữa người với người nên yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũng ảnh hưởng khơng nhỏ. Ngồi ra, yếu tố tâm lý xã hội đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ đối với sự phát triển DNNVV, nhất là khi thực hiện Luật Doanh nghiệp, ý chí kinh doanh của người Việt đã được khơi thông. Tiếp nữa, tâm lý xã hội còn thể hiện ở thái độ thân thiện của các cơ quan chính quyền đối với doanh nghiệp được thể hiện qua cách ứng xử, tinh thần phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp với vai trò là người đóng thuế, ni bộ máy cơng quyền. Ngồi ra thái độ của các phương tiện thơng tin truyền thơng đã đóng góp tích cực cho sự chuyển biến thái độ, tâm lý xã hội nói chung mặc dù việc tun truyền ý chí kinh doanh vẫn cịn tập trung nặng vào phản ánh những hiện tượng tiêu cực, chưa nêu bật lên được vai trò của các DNNVV (Nguyễn Quốc Hưng, 2013).

d. Sự phát triển của Khoa học – Công nghệ

Với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều nghành, lĩnh vực khác phát triển với quy mơ tồn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Sự phát triển của khoa học, công nghệ giúp việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở lên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ cơng. Từ đó, giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định cho vay và thuận lợi cho công tác quản lý giám sát hoạt động cho vay do đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng (Đàm Văn Huệ, 2006).

e. Yếu tố cạnh tranh

Cạnh tranh luôn là một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh. Cạnh tranh buộc các ngân hàng phải đối mặt với việc chia sẻ thị phần, tăng chi phí và có thể suy giảm lợi nhuận. Trong hoạt động cho vay những năm qua cũng cho thấy sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng. Việc ra đời hàng loạt các ngân hàng mới khiến cho việc quản lý hoạt động cho vay làm sao đạt hiệu quả nhất gặp nhiều khó khăn. Các ngân hàng mới sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn để lơi kéo khách hàng. Ngồi ra, với việc gỡ bỏ dần các quy định về hạn chế cho vay của các Ngân hàng nước ngoài khiến cho sự cạnh tranh gay gắt hơn. Các ngân hàng nước ngồi với bề dày kinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ, sản phẩm, chất lượng dịch vụ… hơn hẳn sẽ chiếm lĩnh những thị phần nhất định trong hoạt động cho vay (Đàm Văn Huệ, 2006).

2.1.6.2. Các nhân tố chủ quan a. Về phía ngân hàng

Chính sách cho vay: chính sách cho vay là hệ thống các chủ trương, định

hướng quy định chi phối hoạt động cho vay nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam. Chính sách cho vay bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách qui mơ và giới hạn cho vay, lãi suất và phí cho vay. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cho vay như nhu cầu của khách hàng. Khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng sẽ quyết định tính an tồn và sinh lời của hoạt động cho vay. Chính sách của Chính phủ và NHNN như chính sách ưu đãi, chính sách tỷ giá… Qui mơ, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng, qui mơ vốn chủ sở hữu… Chính vì vậy mà một chính sách cho vay mềm dẻo sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động cho vay và tăng cường chun mơn hố trong phân tích cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời (Nguyễn Văn Lê, 2014).

Quy trình cho vay: quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định

của ngân hàng trong việc cho vay. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cho vay cho đến khi chấm dứt quan hệ cho vay. Đây là q trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hồn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó nhau. Quy trình cho vay của các ngân hàng về cơ bản nội dung tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều điểm khác biệt. Điều này phụ thuộc vào qui mô của từng ngân hàng, cấu trúc các loại cho vay, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học. Một quy trình cho vay càng chặt chẽ bao nhiêu thì rủi ro cho vay càng giảm bấy nhiêu tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thủ tục nhanh gọn. Có rất nhiều DNNVV có nhu cầu vốn nhưng chính thủ tục rườm rà đã hạn chế DNNVV tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng (Nguyễn Văn Lê, 2014).

Trình độ năng lực của cán bộ: hiện nay các ngân hàng rất chú trọng đến

chính sách giao tiếp - khuếch trương, bởi vì sự giao tiếp của nhân viên với khách hàng tạo ra hình ảnh của ngân hàng, tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Giao tiếp tốt sẽ bảo vệ lợi ích của ngân hàng. Chính vì vậy mà yêu cầu đối nhân viên hiện nay là sự tổng hợp của trình độ chun mơn, khả năng giao tiếp, tin học, ngoại ngữ, trách nhiệm cao với công việc và tâm huyết với

nghề. Nhất là đối với cán bộ cho vay thì khâu thẩm định là quan trọng nhất, một quyết định đúng sẽ giúp ngân hàng có thu nhập và tránh được rủi ro những quyết định mang tính cá nhân sẽ gây ra những tổn thất không thể lường trước được. Vì vậy, con người cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các DNNVV (Nguyễn Văn Lê, 2014).

Cơ cấu nguồn vốn: nguồn vốn của ngân hàng bao gồm hai loại chính nếu

phân chia theo hình thức sở hữu: Vốn của chủ ngân hàng và vốn nợ. Khác với nhiều loại hình doanh nghiệp, vốn của chủ ngân hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, vốn nợ là nguồn chủ yếu của ngân hàng. Vốn nợ là tài nguyên chính của ngân hàng, chất lượng và số lượng của nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và số lượng các khoản cho vay và đầu tư. Chính vì vậy mà quy mô và cơ cấu vốn của ngân hàng cũng quyết định đến quy mô cho vay các doanh nghiệp nói chung và với DNNVV nói riêng (Nguyễn Văn Lê, 2014).

b. Về phía DNNVV

Trình độ quản lý của DNNVV: bối cảnh hiện nay của các DNNVV là

công tác quản trị doanh nghiệp cịn q yếu kém. Khơng chỉ thiếu năng lực quản lý, các nguồn thông tin cần thiết về các chính sách mới của chính quyền, thơng tin sản phẩm và thị trường đến những quy tắc chung khi hội nhập. Sự điều chỉnh năng lực quản lý trong thời gian qua chưa phù hợp với qui mô phát triển của doanh nghiệp là một điểm yếu lớn khi bước vào hội nhập kinh tế thế giới. Vẫn biết rằng quy mô nhỏ, nhà quản lý có thể nắm vững doanh nghiệp của mình, nhưng khi có điều kiện tích luỹ để phát triển lên quy mơ lớn hơn thì đội ngũ quản trị doanh nghiệp đã khơng thể điều hành tốt công việc. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng khi ngân hàng quyết định cho các DNNVV vay vốn (Lê Thị Hương, 2014).

Phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV: khi có nhu cầu vay vốn

các doanh nghiệp đều phải lập một phương án sản xuất kinh doanh gửi đến ngân hàng đề nghị vay vốn. Phương án đó sẽ được chấp nhận nếu tính khả thi cao thể hiện ở việc doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi nhuận cao, có một lượng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Trong phương án đó, ngân hàng sẽ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp như mức độ lưu chuyển tiền tệ có đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn hay không, đánh giá giá trị thực tế tài sản đảm bảo nợ vay có đủ để thu hồi nếu trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (Lê Thị Hương, 2014).

Năng lực hoạt động của DNNVV: năng lực tài chính là một trong những

chỉ tiêu để ngân hàng quyết định có cho vay đối với doanh nghiệp hay không. Do đặc điểm của DNNVV vốn ít nên các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc kinh doanh, hơn nữa việc sử dụng vốn chưa mang lại hiệu quả cao từ đó ảnh hưởng đến cơng việc trả nợ, có thể ngân hàng khơng thu được hoặc thu khơng đúng hạn. Ngồi ra, xét duyệt mức cho vay đối với DNNVV dựa trên số vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, DNNVV sẽ không được phép vay vượt quá một tỷ lệ nhất định trên tổng số vốn mà doanh nghiệp đã đăng ký. Vì vậy mà cho vay các doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn (Lê Thị Hương, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)