Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh

3.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thuộc vùng châu thổ Sơng Hồng có diện tích tự nhiên 823 km2, dân số khoảng 1.153 nghìn người, mật độ dân số xấp xỉ 1.400 người/km2). Đơn vị hành chính gồm có 8 huyện, thành phố, thị xã, 126 xã, phường, thị trấn, 679 làng với trên 70% dân số là nông nghiệp và nông thôn. Với vị trí có nhiều hệ thống giao thơng huyết mạch quốc gia đi qua, thuận lợi trong thơng thương về kinh tế, có nhiều làng nghề truyền thống, gần thủ đơ Hà Nội, có 04 khu công nghiệp tập trung là Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành và nhiều cụm công nghiệp nhỏ và vừa. Đây là những điều kiện hết sức căn bản để phát triển kinh tế, ổn định về an ninh quốc phòng, tốc độ tăng GDP bình quân trong 3 năm gần đây đạt 12,5%, thu nhập bình qn đầu người có xu hướng tăng và đây là cơ sở để hoạt động của ngân hàng mở rộng và phát triển. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đang có sự chuyển dịch nhanh chóng, tỷ trọng ngành nơng nghiệp giảm mạnh, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, tỷ trọng của ngành thương mại, dịch vụ tăng trưởng ổn định (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016).

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội a. Đặc điểm kinh tế vĩ mô

Theo số liệu mới nhất của cục thống kê Bắc Ninh năm 2016, Bắc Ninh có 1.153.600 người. Trong đó dân cư nông thôn là 824.441 người, chiếm trên 71,4%, dân số thành thị là 330.219 người, chiếm 28,6%. Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, gần 60% dân số trong độ tuổi lao động, 97,7% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ. Với chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh. Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, mặc dù cịn khơng ít khó khăn, thử thách song nhịp độ phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng bình quân đạt 15,7%/năm đứng thứ 6 toàn quốc; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2015, tỷ trọng cơng nghiệp và xây dựng chiếm 74,3%, Dịch vụ chiếm 21%,

nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 4,7%; tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 5.192 USD. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 42 triệu đồng, bình quân 2011-2015 tăng 16,3%/năm, trong đó khu vực nông thôn đạt 31,6 triệu đồng, tăng 15,8%/năm; chỉ số phát triển con người của Bắc Ninh đạt 0,83 và thuộc nhóm cao trong cả nước. Với sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, Bắc Ninh đã cơ bản đáp ứng các tiêu chí trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016).

b. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh hiện có 04 khu cơng nghiệp tập trung: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành. Với chính sách “một cửa” thơng thống, sẵn sàng mở rộng vịng tay đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhiều dự án đã đi vào hoạt động thu hút được nhiều lao động tại địa phương và các tỉnh khác, góp phần tăng thu ngân sách, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Các khu, cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch, tiếp tục phát triển, trở thành động lực phát triển kinh tế, đến nay có 9/15 khu cơng nghiệp tập trung của tỉnh đã đi vào hoạt động. Giá trị sản xuất cơng nghiệp năm 2015 ước đạt 195,5 nghìn tỷ đồng, gấp 5,3 lần so với năm 2010. Thành phần tham gia vào sản xuất cơng nghiệp có thay đổi đáng kể; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh và chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp; hình thành các sản phẩm chủ lực là điện tử, công nghệ cao, chế biến do thu hút được sự đầu tư của các tập đoàn lớn như: Samsung, Canon, Nokia, Microsoft, ABB, Pepsico... Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ; tích cực thu hút cơng nghiệp hỗ trợ, đã có 126 dự án đầu tư cơng nghiệp hỗ trợ, trong đó có 44 dự án của các doanh nghiệp trong nước. Cùng với việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh đã quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển nơng nghiệp, nơng thơn; nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành và đi vào cuộc sống, góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong trồng trọt đã hình thành một số vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả,… có giá trị kinh tế cao, an tồn; mơ hình vườn ao chuồng và trang trại tiếp tục phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó hệ thống dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận tải cũng phát triển mạnh mẽ... Dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cũng không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, công nhân, chuyên gia trong các khu công nghiệp. Các

dịch vụ về tài chính, cho vay, ngân hàng cũng phát triển đa dạng về quy mô, loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)