Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 57)

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố; việc thu thập các số liệu thứ cấp phục vụ việc nghiên cứu về quản lý hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh dựa trên các nguồn sau:

kết của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh để thu thập các số liệu về năng lực hoạt động và thị phần của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Từ các báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm, các báo cáo thường niên của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh (2014-2016) và các báo cáo hàng năm của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Từ các báo cáo tổng kết, báo cáo giám sát của ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Ninh (2014-2016).

- Từ các bài báo, tạp chí ngân hàng, Internet, trang web của NHNo, số liệu của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên các tạp chí Khoa học, tạp chí Ngân hàng; các đầu sách về Ngân hàng, về năng lực cạnh tranh của ngân hàng . . .

- Từ các báo cáo thống kê của tổng cục thống kê để thu thập các số liệu về tình hình kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng …

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Bằng việc thiết lập các phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi, mỗi câu hỏi đều có các phương án trả lời khác nhau, người được điều tra sẽ nhận phiếu điều tra trực tiếp sau đó chọn một trong những phương án mà mình cho là đúng nhất. Đối với một số trường hợp do những yếu tố khách quan không thể điều tra trực tiếp, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra qua các phương tiện khác như email, điện thoại.

- Mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra: Nhằm thu thập dữ liệu về quản lý hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm gần đây ở NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh.

- Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý Doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng điều tra là 30 cán bộ; Khách hàng là Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có quan hệ vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh với số lượng điều tra là 50 khách hàng.

3.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Các số liệu sau khi thu được sẽ được kiểm tra, hiệu chỉnh khi sai sót và nhập vào máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm ứng dụng Excel để sắp xếp kết quả khảo sát và tính toán các chỉ tiêu phân tích. Trình bày kết quả tổng hợp trên các bảng số liệu, sơ đồ.

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 3.2.3.1. Phương pháp so sánh 3.2.3.1. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế để so sánh kết quả nghiên cứu ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích.

So sánh hoạt động cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh về thị phần, về vốn, về uy tín, về nguồn nhân lực, về năng lực hoạt động, về hiệu quả kinh doanh...

3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Có rất nhiều phương pháp mô tả dữ liệu, cụ thể:

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, mô tả dữ liệu.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng 3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

+ Dư nợ cho vay DNNVV

Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay tại thời điểm cụ thể, được xác định bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối của ngân hàng. Dư nợ cho vay thấp chứng tỏ hoạt động ngân hàng còn yếu kém, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ nhân viên thấp, không có khả năng mở rộng. Tuy nhiên không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay càng cao. Bởi vì trong những khoản cho vay đó tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.

+ Doanh số cho vay, thu nợ DNNVV

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay mà ngân hàng đã cho khách hàng vay dù khoản cho vay đó đã được thu về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quí hay năm

Doanh số thu nợ phản ánh các khoản thu nợ gốc mà NHTM đã thu về từ các khoản cho vay của mình kể cả khoản vay của những năm trước, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần.

Doanh số cho vay, thu nợ thường được xác định theo tháng, quí hay năm

+ Mức độ phân bổ các khoản cho vay giữa các DNNVV thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Một danh mục cho vay DNNVV của một NHTM an toàn phải là danh mục trong đó phân bổ đều vào tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế. Việc cho vay các khoản vay lớn cho một doanh nghiệp, hoặc một số doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau sẽ rất nguy hiểm khi doanh nghiệp đó không trả nợ được cho ngân hàng, hay như việc cho vay nhiều vào một ngành thì khi ngành đó bị suy thoái sẽ gây rủi ro nghiêm trọng cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần phân bổ các khoản cho vay để tránh bỏ trứng vào một giỏ nhằm phân tán rủi ro.

+ Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV

Nợ quá hạn là những khoản vay mà đến hạn thanh toán khách hàng không trả được gốc, lãi hoặc cả hai bị chuyển hướng sang nợ quá hạn chịu sự kiểm soát chặt chẽ và chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng. Nợ quá hạn mới chỉ là con số tuyệt đối chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng vì vậy để đo lường rủi ro trong cho vay người ta sẽ đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn

––––––––––––– x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có thể bị mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng cao, chất lượng cho vay ngày càng thấp. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định gọi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn này ở mỗi nước là khác nhau. Ở Việt Nam tỷ lệ nợ quá hạn được coi là an toàn đối với các tổ chức tín dụng là tối đa 3%.

+ Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng cho vay của ngân hàng. Theo quy định tại khoản 6 điều Quyết định 493/ QĐ - NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ───────── x 100% Dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, phản ánh có bao nhiêu nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV

Cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận của NHTM. Một khoản cho vay ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Một khoản vay có chất lượng tốt là một khoản vay có tỷ lệ sinh lời cao, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

+ Sự tuân thủ các quy định và chính sách cho vay của NHNN và của chính Ngân hàng

Sự an toàn của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính và nền kinh tế nói chung. Do đó, nếu ngân hàng tuân thủ các quy định, quy trình, chính sách cho vay của NHNN và của chính ngân hàng về việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, các quy định về giới hạn cho vay, đối tượng cho vay, điều kiện cho vay, các tỷ lệ về an toàn vốn, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn an toàn... thì ngân hàng sẽ hạn chế được nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

+ Mức độ thoả mãn của DNNVV khi vay vốn tại ngân hàng

Điều này phụ thuộc vào các hình thức cho vay của ngân hàng có phong phú hay không, thời gian xử lý hồ sơ cho vay có nhanh gọn, thủ tục đơn giản hay

phức tạp, thái độ phục vụ của cán bộ …Nếu khách hàng thoả mãn với các dịch vụ ngân hàng đưa, họ sẽ trở thành người bạn gắn bó lâu dài với ngân hàng, và do đó, ngân hàng sẽ không phải mất thời gian và chi phí để tìm hiểu thông tin về khách hàng mới cũng như đánh giá xếp hạng doanh nghiệp mới để cho vay và phân loại nợ. Hơn nữa nếu khách hàng cảm thấy chất lượng cho vay tại ngân hàng tốt, họ có thể giới thiệu bạn hàng của họ cho ngân hàng và ngân hàng sẽ mở rộng được hoạt động cho vay.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHNo&PTNT TỈNH BẮC NINH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHNo&PTNT TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Tổng quan tình hình cho vay đối với DNNVV của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

Trong những năm qua, NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh đã tập trung phân loại và đầu tư vốn cho các bạn hàng chiến lược, bạn hàng truyền thống, các doanh nghiệp có năng lực tài chính lành mạnh, đáp ứng đủ điều kiện cho vay, hoạt động kinh doanh hiệu quả trong các lĩnh vực du lịch, làng nghề truyền thống, thương mại dịch vụ… Do đó hướng cơ cấu cho vay chuyển dịch sang đầu tư cho các DNNVV.

4.1.1.1. Số lượng DNNVV vay vốn qua các năm

Số lượng DNNVV ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua tăng rất nhanh, tính đến năm 2016 số DNNVV trên địa bàn tỉnh khoảng 7.798 doanh nghiệp.

Bảng 4.1. Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh theo ngành nghề và loại hình

sở hữu

Diễn giải Số lượng doanh nghiệp So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Tổng số doanh nghiệp nhỏ

và vừa vay vốn 343 401 520 116,91 129,68 123,13 a. Theo ngành kinh tế 343 401 520 116,91 129,68 123,13 - Nông nghiệp 24 28 35 116,67 125,00 120,76 - Công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp 110 125 202 113,64 161,60 135,51 - Thương mại và Dịch vụ 209 234 283 111,96 120,94 116,36 b. Theo loại hình doanh

nghiệp 343 401 520 116,91 129,68 123,13

- Công ty cổ phần 124 135 178 108,87 131,85 119,81 - Công ty TNHH 173 209 294 120,81 140,67 130,36 - Doanh nghiệp tư nhân 46 57 48 123,91 84,21 102,15 Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh (2014, 2015, 2016)

Số lượng DNNVV có quan hệ vay vốn với ngân hàng ngày một tăng, năm 2014 có 343 doanh nghiệp nhưng đến năm 2016 đã lên tới 520 doanh nghiệp, tăng trưởng bình quân 23,13%. Điều này cho thấy ngân hàng đã có uy tín đối với loại hình doanh nghiệp này và với phương thức cho vay linh hoạt, mềm dẻo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay.

Theo ngành kinh tế: Số lượng doanh nghiệp chiếm lớn nhất trong tổng số doanh nghiệp đang vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ đạt 283 doanh nghiệp chiếm 54%. Số lượng doanh nghiệp theo từng ngành nghề cũng ngày càng tăng trưởng, lượng doanh nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước. Tăng trưởng bình quân cao nhất thuộc các doanh nghiệp hoat động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2014-2016 là 35,51%. Nguyên nhân là do địa bàn tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều khu công nghiệp đang hoạt động, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp chủ yếu là hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó có nhiều làng nghề truyền thống cũng ngày càng phát triển.

Bảng 4.2. Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh theo đơn vị hành chính

Diễn giải Số lượng doanh nghiệp So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Tổng số doanh nghiệp

nhỏ và vừa vay vốn 343 401 520 116,91 129,68 123,13 - Thành phố Bắc Ninh 94 127 202 135,11 159,06 146,59 - Thị xã Từ Sơn 15 16 16 106,67 100,00 103,28 - Huyện Yên Phong 80 82 78 102,50 95,12 98,74 - Huyện Tiên Du 65 77 111 118,46 144,16 130,68 - Huyện Gia Bình 22 26 32 118,18 123,08 120,60 - Huyện Thuận Thành 40 45 48 112,50 106,67 109,54 - Huyện Lương Tài 17 18 21 105,88 116,67 111,14 - Huyện Quế Võ 10 10 12 100,00 120,00 109,54 Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh (2014, 2015, 2016)

Hoạt động cho vay các doanh nghiệp tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh chiếm lớn nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, năm 2014 là 94 doanh nghiệp năm 2015 là 127 doanh nghiệp và đến năm 2016 là 202 doanh nghiệp. Tăng trưởng cũng là lớn nhất trong tất cả các đơn vị hành chính

khác, bình quân 03 năm là 46,59%. Địa bàn thành phố Bắc Ninh là trung tâm kinh tế toàn tỉnh do vậy số lượng doanh nghiệp tập trung ở đây là lớn nhất. Ngoài ra có một số huyện chiếm số lượng vay vốn nhiều do nơi đây là tập trung một số khu công nghiệp và làng nghề như Huyện Yên Phong năm 2016 là 78 doanh nghiệp, Huyện Tiên Du năm 2016 là 111 doanh nghiệp. Đối với các huyện còn lại số lượng doanh nghiệp ít hơn và tăng trưởng khoảng 20% trở lại. Nguyên nhân là do tại các huyện này tập trung vào phát triển kinh tế hộ gia đình, cá nhân, các lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu.

4.1.1.2. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay bình quân của chi nhánh tăng dần qua các năm và trong giai đoạn 2014-2016 tăng trưởng 28,22%. Tăng trưởng DNNVV đã có một bước đột phá khi tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn nhiều lần so với tăng trưởng chung của Ngân hàng. Doanh số cho vay DNNVV năm 2014 là 3.326 tỷ đồng, năm 2015 đạt 4.430 tỷ đồng tăng 33,19% so năm 2014, năm 2016 đạt 7.266 tỷ đồng tăng 64,02% so năm 2015, đạt tăng trưởng bình quân 03 năm là 47,8%. Để có được kết quả đó là do chi nhánh đã từng bước mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác cho vay, đội ngũ cán bộ tín dụng đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, phương án sản xuất kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)