Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh
Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Mặc dù vậy ngân hàng nơng nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh vẫn ln là ngân hàng có khả năng tài chính vững chắc, tổng tài sản và nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các năm; thu nhập và lợi nhuận cao, ln hồn thành chỉ tiêu tài chính do NHNo&PTNT Việt Nam giao, đảm bảo đủ tiền lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ, tạo niềm tin tuyệt đối với khách hàng gửi tiền.
Trong giai đoạn 2014 - 2016 NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng lớn về tổng tài sản. Năm 2016 là 12.586 tỷ đồng đánh dấu bước đột phá khi tổng tài sản tăng tới 28,89% so với năm 2015. Tính tăng trưởng bình qn trong giai đoạn 2014 - 2016 đạt 25,62%. Nguyên nhân là do nền kinh tế đã dần đi vào phục hồi, sự phát triển của nền kinh tế kéo theo hoạt động Ngân hàng cũng ngày càng tăng trưởng. Tận dụng được cơ hội đó, NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh
đã khơng ngừng thay đổi về tư duy kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức, tạo cơ chế thơng thống tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng vay tiền, thể hiện qua 02 chỉ tiêu nguồn vốn và dư nợ.
Bảng 3.3. Tổng tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đồng) So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ 1. Tổng tài sản 7.964 9.751 12.568 122,44 128,89 125,62 2. Tổng nguồn vốn 6.393 8.346 11.330 146,19 121,23 133,13 3. Tổng dư nợ 5.446 6.657 8.820 122,24 132,49 127,26 4. Tổng thu trong năm 809 867 1.106 107,17 127,57 116,92
Trong đó:
- Thu nhập từ cho vay 745 781 1.000 104,83 128,04 115,86 - Thu phí dịch vụ 30 40 49 133,33 122,50 127,80 - Thu từ KD ngoại hối 4 3 3 75,00 100,00 86,60 - Thu nhập khác 30 105 54 350,00 51,43 134,16 5. Tổng chi trong năm 711 700 867 98,45 123,86 110,43
Trong đó:
- Chi trả lãi 407 414 646 101,72 156,04 125,99 - Chi khác 304 286 221 94,08 77,27 85,26 6. Lợi nhuận trước thuế 98 167 239 170,41 143,11 156,17 Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh (2014, 2015, 2016)
- Về nguồn vốn tăng trưởng cao, ổn định qua các năm, trung bình 03 năm đạt 33,13%., tổng nguồn vốn đến năm 2016 đạt 11.330 tỷ đồng. Hoạt động của ngân hàng là trung gian tài chính tiền tệ, nền tảng của hoạt động là dựa trên nguồn vốn huy động của khách hàng. NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh luôn coi trọng công tác huy động vốn. Do vậy, trong thời gian 2014-2016, NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, cùng với đó là điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng góp phần tăng trưởng nguồn vốn.
- Về dư nợ cho vay của chi nhánh tăng dần qua các năm. Hoạt động cho vay ln đóng một vị trí hết sức quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của chi nhánh. Trong những năm qua, NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh luôn coi
trọng cơng tác này. Chính vì vậy, cơng tác cho vay tại chi nhánh ngày càng được nâng cao về cả chất và lượng, đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 03 năm 2014-2016 đạt 27,26%, dư nợ đến năm 2016 đạt 8.820 tỷ đồng, là một trong những Ngân hàng tăng trưởng đứng tốp đầu của tỉnh. Lợi nhuận trước thuế 2014 đạt 98 tỷ đồng, năm 2015 đạt 167 tỷ đồng đến năm 2016 đạt 239 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình qn là 56,17%. Có được kết quả trên là do Ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên nỗ lực trong hoạt động kinh doanh cũng như tiết kiệm giảm chi phí của Ngân hàng.
- Tốc độ tăng thu nhập bình quân trong 03 năm 2014-2016 đạt 16,92%. Thu nhập từ hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng tới 90% trong tổng thu nhập, thu từ các khoản dịch vụ ngồi tín dụng vẫn chỉ có tỷ trọng ở mức khiêm tốn là 10%. Nguyên nhân là hoạt động của Ngân hàng vẫn là hoạt động truyền thống về cho vay, chưa thay đổi nhiều về cơ cấu phát triển sản phẩm dịch vụ. Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ phát triển kinh tế hội nhập quốc tế, NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh đã dần ý thức trong việc thay đổi các sản phẩm truyền thống bằng việc chú trọng đầu tư cơ hạ tầng, phục các sản phẩm dịch vụ hiện đại.
- Tổng chi bình quân trong 03 năm 2014 -2016 đạt 10,43%. Tốc độ tăng của tổng chi phí nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng thu nhập. Ngoài việc mặt bằng chung lãi suất cho vay đã được giảm theo lộ trình của Chính phủ, NHNN. Bên cạnh đó, phải kể đến cơng tác tiết kiệm trong hoạt động giảm từ 5- 10% chí phí hàng năm.
Như vậy tổng quan thì các chỉ số phản ảnh kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh khá khả quan, ngày càng tăng trưởng và phát triển.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố; việc thu thập các số liệu thứ cấp phục vụ việc nghiên cứu về quản lý hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh dựa trên các nguồn sau:
kết của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh để thu thập các số liệu về năng lực hoạt động và thị phần của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Từ các báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm, các báo cáo thường niên của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh (2014-2016) và các báo cáo hàng năm của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Từ các báo cáo tổng kết, báo cáo giám sát của ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Ninh (2014-2016).
- Từ các bài báo, tạp chí ngân hàng, Internet, trang web của NHNo, số liệu của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết trên các tạp chí Khoa học, tạp chí Ngân hàng; các đầu sách về Ngân hàng, về năng lực cạnh tranh của ngân hàng . . .
- Từ các báo cáo thống kê của tổng cục thống kê để thu thập các số liệu về tình hình kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng …
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Bằng việc thiết lập các phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi, mỗi câu hỏi đều có các phương án trả lời khác nhau, người được điều tra sẽ nhận phiếu điều tra trực tiếp sau đó chọn một trong những phương án mà mình cho là đúng nhất. Đối với một số trường hợp do những yếu tố khách quan không thể điều tra trực tiếp, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra qua các phương tiện khác như email, điện thoại.
- Mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra: Nhằm thu thập dữ liệu về quản lý hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm gần đây ở NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh.
- Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý Doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng điều tra là 30 cán bộ; Khách hàng là Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có quan hệ vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh với số lượng điều tra là 50 khách hàng.
3.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu
Các số liệu sau khi thu được sẽ được kiểm tra, hiệu chỉnh khi sai sót và nhập vào máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm ứng dụng Excel để sắp xếp kết quả khảo sát và tính tốn các chỉ tiêu phân tích. Trình bày kết quả tổng hợp trên các bảng số liệu, sơ đồ.
3.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin 3.2.3.1. Phương pháp so sánh 3.2.3.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế để so sánh kết quả nghiên cứu ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích.
So sánh hoạt động cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh về thị phần, về vốn, về uy tín, về nguồn nhân lực, về năng lực hoạt động, về hiệu quả kinh doanh...
3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Có rất nhiều phương pháp mô tả dữ liệu, cụ thể:
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) như số tuyệt đối, số tương đối, số bình qn, mơ tả dữ liệu.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng 3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
+ Dư nợ cho vay DNNVV
Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay tại thời điểm cụ thể, được xác định bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối của ngân hàng. Dư nợ cho vay thấp chứng tỏ hoạt động ngân hàng còn yếu kém, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ nhân viên thấp, khơng có khả năng mở rộng. Tuy nhiên khơng có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay càng cao. Bởi vì trong những khoản cho vay đó tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.
+ Doanh số cho vay, thu nợ DNNVV
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay mà ngân hàng đã cho khách hàng vay dù khoản cho vay đó đã được thu về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quí hay năm
Doanh số thu nợ phản ánh các khoản thu nợ gốc mà NHTM đã thu về từ các khoản cho vay của mình kể cả khoản vay của những năm trước, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần.
Doanh số cho vay, thu nợ thường được xác định theo tháng, quí hay năm
+ Mức độ phân bổ các khoản cho vay giữa các DNNVV thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Một danh mục cho vay DNNVV của một NHTM an toàn phải là danh mục trong đó phân bổ đều vào tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế. Việc cho vay các khoản vay lớn cho một doanh nghiệp, hoặc một số doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau sẽ rất nguy hiểm khi doanh nghiệp đó khơng trả nợ được cho ngân hàng, hay như việc cho vay nhiều vào một ngành thì khi ngành đó bị suy thoái sẽ gây rủi ro nghiêm trọng cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần phân bổ các khoản cho vay để tránh bỏ trứng vào một giỏ nhằm phân tán rủi ro.
+ Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV
Nợ quá hạn là những khoản vay mà đến hạn thanh tốn khách hàng khơng trả được gốc, lãi hoặc cả hai bị chuyển hướng sang nợ quá hạn chịu sự kiểm soát chặt chẽ và chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng. Nợ quá hạn mới chỉ là con số tuyệt đối chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng vì vậy để đo lường rủi ro trong cho vay người ta sẽ đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức:
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Nợ quá hạn
––––––––––––– x 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có thể bị mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng cao, chất lượng cho vay ngày càng thấp. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định gọi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn này ở mỗi nước là khác nhau. Ở Việt Nam tỷ lệ nợ quá hạn được coi là an tồn đối với các tổ chức tín dụng là tối đa 3%.
+ Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng cho vay của ngân hàng. Theo quy định tại khoản 6 điều Quyết định 493/ QĐ - NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức:
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = ───────── x 100% Dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, phản ánh có bao nhiêu nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV
Cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận của NHTM. Một khoản cho vay ngắn hạn hay dài hạn khơng thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Một khoản vay có chất lượng tốt là một khoản vay có tỷ lệ sinh lời cao, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu định tính
+ Sự tuân thủ các quy định và chính sách cho vay của NHNN và của chính Ngân hàng
Sự an tồn của ngân hàng khơng chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà cịn ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính và nền kinh tế nói chung. Do đó, nếu ngân hàng tuân thủ các quy định, quy trình, chính sách cho vay của NHNN và của chính ngân hàng về việc trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ, các quy định về giới hạn cho vay, đối tượng cho vay, điều kiện cho vay, các tỷ lệ về an toàn vốn, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn an tồn... thì ngân hàng sẽ hạn chế được nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.
+ Mức độ thoả mãn của DNNVV khi vay vốn tại ngân hàng
Điều này phụ thuộc vào các hình thức cho vay của ngân hàng có phong phú hay khơng, thời gian xử lý hồ sơ cho vay có nhanh gọn, thủ tục đơn giản hay
phức tạp, thái độ phục vụ của cán bộ …Nếu khách hàng thoả mãn với các dịch vụ ngân hàng đưa, họ sẽ trở thành người bạn gắn bó lâu dài với ngân hàng, và do đó, ngân hàng sẽ khơng phải mất thời gian và chi phí để tìm hiểu thơng tin về khách hàng mới cũng như đánh giá xếp hạng doanh nghiệp mới để cho vay và phân loại nợ. Hơn nữa nếu khách hàng cảm thấy chất lượng cho vay tại ngân hàng tốt, họ có thể giới thiệu bạn hàng của họ cho ngân hàng và ngân hàng sẽ mở rộng được hoạt động cho vay.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHNo&PTNT TỈNH BẮC NINH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHNo&PTNT TỈNH BẮC NINH
4.1.1. Tổng quan tình hình cho vay đối với DNNVV của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh