Phần 3 phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Lịch sử hình thành và hoạt động của Ngân hàng BIDV chi nhánh Kinh Bắc Kinh Bắc
Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập ngày 18/09/1997 theo Quyết định số 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ. MHB được chuẩn y Điều lệ về tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 408/1997/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 08/12/1997 với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày 18/09/1997.
Hoạt động chủ yếu của MHB là thực hiện các giao dịch Ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung cấp dịch vụ trung gian môi giới, và các dịch vụ Ngân hàng khác được NHNN cho phép.
Ngày 23/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án cơ cấu lại MHB nhằm xây dựng MHB thành một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, có uy tín trong và ngoài nước, đủ sức cạnh tranh và hội nhập.
Ngày 31/3/2011: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định chuyển đổi Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long thành loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nhưng MHB đã đạt được vị trí xứng đáng trong hệ thống Ngân hàng, là một trong những Ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn hàng đầu tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bắc Ninh trực thuộc Ngân hàng MHB được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/03/2006. Những ngày đầu thành lập, MHB chi nhánh Bắc Ninh đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh do phải tiếp
cận với một địa bàn mới. Để gia tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh, MHB chi nhánh Bắc Ninh đã xây dựng nhiều kế hoạch, phương án để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị trường hoạt động, phổ biến thương hiệu tới toàn thể khách hàng trên địa bàn hoạt động của chi nhánh. Từ năm 2007 đến nay, MHB chi nhánh Bắc Ninh không ngừng phát triển luôn là 1 trong 10 chi nhánh có hiệu quả kinh doanh lớn nhất trên toàn hệ thống MHB.
MHB chi nhánh Bắc Ninh được xây dựng theo mô hình chi nhánh hỗn hợp với đầy đủ chức năng của một Ngân hàng hiện đại nhằm đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng như: hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán, ngân quỹ, tài trợ thương mại và các dịch vụ Ngân hàng hiện đại như thanh toán qua thẻ, POS, Mobile banking… Các hoạt động giao dịch được kết nối trực tuyến với hội sở chính và toàn hệ thống.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Kinh Bắc Bắc Ninh là một trong những chi nhánh được sáp nhập từ Ngân hàng MHB theo đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015 theo chỉ đạo của Chính phủ. Ngày 25/05/2015, Ngân hàng MHB Bắc Ninh chính thức đổi tên thành Ngân hàng BIDV chi nhánh Kinh Bắc và hoạt động với tư cách là một chi nhánh của hệ thống Ngân hàng BIDV.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Trong thời gian qua, BIDV Kinh Bắc đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Tính đến ngày 31/12/2018,BIDV Kinh Bắc có 70 cán bộ, mô hình tổ chức gồm: Ban Giám đốc, 3 phòng giao dịch và 7 phòng nghiệp vụ. Mô hình tổ chức của BIDV Kinh Bắc như sơ đồ 3.1 dưới đây.
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức tại BIDV Kinh Bắc
Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV Kinh Bắc (2018)
*) Chức năng của Phòng quản lý khách hàng (KH)
Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng. Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ...).
Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của Ngân hàng.
Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn cho vay và đề xuất cho vay. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.
Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro.
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
Tuân thủ các giới hạn hạn mức cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng. Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
+) Thực hiện việc xử lý nợ xấu;
BAN GIÁM ĐỐC P. QLNB P. KH DN P. Quản trị tín dụng P.Giao dịch khách hàng P. Ngân Quỹ Phòng KH cá nhân P. Quản lý rủi ro PGD Nguyễn Văn Cừ PGD Minh Khai PGD Đại Phúc
+) Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại;
+) Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban lãnh đạo.
*) Chức năng của Phòng Quản lý rủi ro (QLRR)
Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.
Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách cho vay, chính sách khách hàng do BIDV ban hành.
Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác cho vay phù hợp với điều kiện của chi nhánh. Xây dựng chương trình, biện pháp phát triển cho vay và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho vay.
Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch cho vay. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
Phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản cho vay, khách hàng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu.
Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro cho vay. Trình lãnh đạo cấp cho vaybảo lãnh cho khách hàng.
Phối hợp, hỗ trợ Phòng quản lý khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Giám sát các khoản cấp cho vay tại chi nhánh tuân thủ đúng quy định hiện hành.
Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại chi nhánh.
Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.
*) Chức năng của Phòng quản trị tín dụng (QTTD)
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi nhánh.
Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng quản lý khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng cho vay.
Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin khách hàng và mẫu dấu, chữ ký khách hàng của BIDV.
Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban lãnh đạo.
*) Chức năng của các Phòng Giao dịch khách hàng (GDKH)
Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng.
Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.
Chịu trách nhiệm:
+ Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; + Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng;
+Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng;
+ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của Ngân hàng và khách hàng.
Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban lãnh đạo.
*) Chức năng của Phòng, tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ
Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của chi nhánh BIDV và của khách hàng.
Tổ chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan; tổ chức việc tiếp quỹ, thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc, các ATM.
Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban lãnh đạo.
*) Chức năng của Phòng Tổng hợp
Bộ phận Kế hoạch Tổng hợp
Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp.
Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh.
Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện ph0áp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi suất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại chi nhánh.Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của chi nhánh BIDV.
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ theo quy định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan.
Lập các báo cáo, thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định. Bộ phận Hành chính- nhân sự
Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh.
Thực hiện công tác văn thư theo quy định: Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi-đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật.
Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV.
Đầu mối tổ chức hoặc đại diện cho chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ chức,cá nhân trong, ngoài hệ thống BIDV.
Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy định thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý (sử dụng tài sản công, trật tự, an toàn cơ quan, phòng cháy, chữa cháy...).
Xây dựng, thông báo chương trình công tác và lịch làm việc của Ban Giám đốc đến các đơn vị liên quan. Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình công tác và ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc đối với các đơn vị phục vụ công tác điều hành của Ban Giám đốc.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh. Bộ phận Tổ điện toán:
Trực tiếp thực hiện các công việc theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại chi nhánh.
Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin để xử lý các hệ thống do Trung tâm Công nghệ thông tin quản lý.
Thực hiện công tác bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin của chi nhánh góp phần bảo về an ninh chung của toàn hệ thống.
Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh các vấn đề về ứng dụng Công nghệ thông tin tại chi nhánh và những vấn đề cần kiến nghị với BIDV.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh. Bộ phận Tài chính - Kế toán (TCKT)
Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm).
Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.
Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.
Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định.
Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Phản ảnh đúng hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định của Nhà nước và của BIDV. Đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của Ngân hàng và khách hàng thông qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, chế độ tài chính của các đơn vị trong chi nhánh.
Quản lý thông tin và lập báo cáo.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
3.1.3. Tình hình nhân sự.
Nguồn nhân sự của BIDV Kinh Bắc phụ thuộc vào định hạng của chi nhánh trong toàn hệ thống. Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, từ chi nhánh cấp 1 hạng 4 đến chi nhánh cấp 1 hạng 2, nguồn nhân sự của BIDV Kinh Bắc liên tục được bổ sung hàng năm. Hiện nay, lực lượng lao động tại BIDV chủ yếu trẻ tuổi, có kinh nghiệm, bình quân 35 tuổi.
Để mở rô ̣ng quy mô và phát triển thi ̣ trường , BIDV Kinh Bắc luôn ưu tiên bố trí cơ cấu nhân sự cho khối kinh doanh trực tiếp , đó là những phòng ban có nhân sự trực tiếp đi tiếp xúc, tìm kiếm khách hàng.
Bảng 3.1. Tình hình nhân sự của BIDV Kinh Bắc giai đoạn tƣ năm 2016-2018 ĐVT: Người Tiêu chí 2016 2017 2018 So sánh(%) Tốc độ tăng trƣởng bình quân(%) Số lƣợng (Người) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) lệ(%) Tỉ Số lƣợng (Ngƣời) Tỉ lệ(%) 2017/2016 2018/2017 Khối kinh doanh trƣ̣c
tiếp 36 58.06 40 59.70 42 60 111,11 105,00 8,01
Trình độ đại học/cao đẳng 36 58.06 40 59.70 42 60 111,11 105,00 8,01 Đã qua đào tạo nghiệp vụ 36 58.06 40 59.70 42 60 111,11 105,00 8,01 Có ít nhất 5 năm kinh
nghiệm 23 37.10 28 41.79 31 44,28 121,74 110,71 16,10
Tổng cán bộ, nhânviên 62 100.00 67 100.00 70 100 108,06 104,48 6,26
Trình độ đại học/cao đẳng 56 90.32 59 88.06 68 97,14 105,36 115,25 10,19 Đã qua đào tạo nghiệp vụ 58 93.55 63 94.03 70 100 108,62 111,11 9,86 Có ít nhất 5 năm kinh
nghiệm 47 75.81 55 82.09 58 82,86 117,02 105,45 11,09 Nguồn: Báo cáo nhân sự BIDV Kinh Bắc (2016-2018)