Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhahs kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 106)

Hệ thống chính sách là công cụ quản lý và điều tiết toàn bộ mối quan hệ trong nền kinh tế của nhà nước khi thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy,Chính phủ cần có chính sách văn bản quy định rõ trách nhiệm của các bên về kết quả thẩm định, phê duyệt cấp phép đầu tư với các dự án.

Việc xây dựng các quy hoạch định hướng phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô hay quy hoạch cụ thể phát triển kinh tế ở từng địa phương, ngành đảm bảo tính khoa học, công khai minh bạch hiệu quả và ổn định. Nó hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động tín dụng trên các giác độ: Là cơ sở tham khảo để xây dựng các chính sách tín dụng, bên cạnh đó cũng là cơ sở tham khảo khi thực hiện thẩm định cũng như hạn chế rủi ro của việc thay đổi đột ngột trong định hướng chính sách của chính phủ khiến dự án của doanh nghiệp lâm vào bế tắc.

Chính Phủ cần có những dự báo kịp thời nhằm định hướng nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính, tiền tệ phát triển bền vững trước những biến động của thị trường thế giới.

Các bộ và cơ quan chủ quản cần nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý, kết quả thẩm định dự án này là căn cứ quan trọng để các ngân hàng bám sát sử dụng và tham khảo trong quá trình thẩm định dự án mặc dù không có nghĩa thay thế cho việc thẩm định của ngân hàng.

Bộ tài nguyên môi trường cần có những văn bản hướng dẫn riêng về việc chuyển nhượng tên tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất. Nên ban hành quyết định rà soát lại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các cấp đồng thời cũng thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những khu đất dự án đạt tiêu chuẩn để thủ tục nhanh gọn thuận tiện tránh phiền toái.

Bộ tài nguyên môi trường cần chấn chỉnh các cán bộ làm công tác giao dịch đảm bảo ở các xã phường vì hiện nay các Uỷ Ban Nhân Dân xã phường vẫn chưa thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo đúng theo quy định của thông tư. Bên cạnh đó, cần có những văn bản chỉ đạo thống nhất, sát sao tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp tránh tình trạng thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tăng cường môi trường pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh trồng chéo.

Tòa án, các cơ quan thực thi pháp luật cần hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng giúp ngân hàng thu được tận gốc, lãi vay quá hạn.

5.2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nƣớc

- NHNN cần tăng cường cơ chế chính sách và hỗ trợ về nghiệp vụ đối với NHTM rõ ràng, cụ thể hơn.

- NHNN cần ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể về các nội dung liên quan đến công tác tín dụng một cách kịp thời, đồng thời định hướng tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể, tổ chức các lớp hội thảo, học tập tổng kết bài học kinh nghiệm hàng năm trong ngành ngân hàng để tăng cường trao đổi, phối hợp nâng cao trình độ cho cán bộ.

- NHNN cần tăng cường hơn nữa các văn bản luật, tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi, linh hoạt. Ngân hàng nên chỉnh sửa và bổ sung các văn bản đã ban hành sao cho phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- NHNN cần tăng cường công tác thanh tra kiểm soát, xây dựng một hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm. Thông qua thanh tra giám sát nhằm công khai minh bạch hoạt động của ngân hàng để đem lại niềm tin cho người dân.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao công nghệ ngân hàng tạo tiền đề cho các NHTM trong chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn. Từng bước Quốc tế hoá hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính và tiền tệ Quốc tế tạo điều kiện cho các NHTM trong hoạt động tín dụng và thanh toán Quốc tế.

- Trong nền kinh tế có những biến động phức tạp như hiện nay, NHNN cần có những biện pháp linh hoạt và hữu hiệu, phù hợp với những diễn biến của thị trường để giảm những khó khăn cho NHTM.

- Ngoài ra, NHNN cũng cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm tín dụng (CIC) theo hướng thông tin cập nhật hơn, chính xác hơn và toàn diện hơn về các doanh nghiệp khách hàng quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng, yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin đầy đủ. Mặt khác, cũng cần quy định

một mức độ liên đới trách nhiệm nhất định của CIC trong trường hợp NHTM bị rủi ro do thông tin không chính xác do CIC cung cấp.

5.2.3. Đối với BIDV Hội sở

- Ngân hàng BIDV Hội sở chính cần tăng cường hơn nữa các văn bản, các quy định, quy chế tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi, linh hoạt cho các chi nhánh. Hội sở chính nên chỉnh sửa và bổ sung các văn bản đã ban hành sao cho phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho các chi nhánh áp dụng được phù hợp và hiệu quả.

- Ngân hàng BIDV Hội sở chính cần ban hành những văn bản về mô hình quản lý dành riêng cho các chi nhánh đặc thù để phù hợp với đặc điểm riêng của các chi nhánh này tránh gây sự cồng kềnh, phức tạp và gây khó khăn trong công tác thực hiện cũng như quản lý tại chi nhánh.

- Tăng cường hệ thống các văn bản dựa trên các tình hình thực tại tại các chi nhánh trước khi ban hành, tránh sự trồng chéo, liên tục thay đổi gây khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản pháp lý từ đó gây cản trở trong công tác xây dựng các văn bản pháp lý tại chi nhánh.

- BIDV Hội sở cần xây dựng chính sách tín dụng không chỉ phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.

- Quy trình tín dụng hiện đang được áp dụng tại ngân hàng cho thấy là một cán bộ tín dụng đang phải làm quá nhiều việc từ lấy thông tin, đến phân tích khách hàng, giải ngân thu nợ. Điều này dẫn đến việc không khách quan, minh bạch và áp lực đối với một cán bộ tín dụng. Nên có kiến nghị trong quy trình phải phân tách rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận. Ví dụ cán bộ bán hàng thì lấy thông tin của khách hàng, bộ phận hỗ trợ sẽ phân tích thông tin khách hàng, bộ phận thẩm định giá thì thẩm định tài sản đảm bảo, phòng kế toán giải ngân và thu nợ…Như vậy sẽ đảm bảo được nguyên tắc kiểm soát 4 mắt, không dồn quá nhiều công việc vào một cán bộ tín dụng, vừa tránh được rủi ro đạo đức…

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao công nghệ ngân hàng tạo tiền đề cho các chi nhánh trong công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động tín dụng nói riêng.

- Trong nền kinh tế có những biến động phức tạp như hiện nay thì Hội sở cần có nhữngbiện pháp linh hoạt và hữu hiệu, phù hợp với những diễn biến của thị trường để giảm bớt khó khăn cho chi nhánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2006). Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 về giao dịch bảo đảm. 2. Đỗ Thị Huệ (2015). Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần

Tiền Phong chi nhánh Hà Nội. Luận văn thạc sỹ. Đại học Thương mại.

3. Lê Thị Hương (2015). Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đông Anh. Luận văn thạc sỹ. Học viện ngân hàng . 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007). Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN: về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001). Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội. 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013). Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày

21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (2012). Cẩm nang quản lý tín dụng, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Báo cáo đánh giá thực trạng rủi ro tác nghiệp các ngân hàng thương mại Việt Nam và Thế Giới Kỳ IV và Năm 2018, Hà Nội.

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết năm 2018. 10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết năm 2016. 11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết năm 2017. 12. NGUT. TS Tô Ngọc Hưng, TS Nguyễn Kim Anh (2008). Giáo trình nghiệp vụ

kinh doanh ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Quốc Hưng (2015). Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà. Luận văn thạc sỹ. Học viện ngân hàng.

14. Nguyễn Thị Thúy An, Hoàng Thị Lan Anh (2015). Khái niệm, nội dung về quản lý. NXB Tài chính, Hà Nội.

16. PGS.TS. Phạm Quang Trung (2011). Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Quang Minh (2015). Qui định mới về quản lý hoạt động cho vay – huy động vốn, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình kiểm toán và thanh tra – giám sát đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

18. Quốc hội (2010). Luật các tổ chức tín dụng. NXB Tài chính, Hà Nội

19. Tạ Thanh Huyền , Đỗ Thu Hằng (2014). Kinh nghiệm của ngân hàng các nước trên thế giới về quản lý rủi ro thông qua mô hình quản lý tín dụng và bài học cho Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán. Truy cập ngày 29/11/2018 tại: http://www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newsID=617.

20. Thùy Linh – Việt Trinh (2015). Quy trình thẩm định tín dụng ngân hàng 2014. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

21. TS Phan Thị Thu Hà (2015). Giáo trình ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG

VỀ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH KINH BẮC

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Kinh Bắc trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Để nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của khách hàng, Quý khách cung cấp một số thông tin bằng cách đánh dấu khoanh tròn vào ô chữ cái trong bảng dưới đây ứng với lựa chọn thích hợp nhất.

Chúng tôi cam kết những thông tin do Quý khách cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu để phục vụ Quý khách được tốt hơn.

I. Phần nội dung

1. Quý vị đã từng vay tiền tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Kinh Bắc chưa? (Nếu có sang câu 2, nếu chưa chuyển sang câu 9)

a Có b Chưa 2. Từng vay thời hạn bao nhiêu?

a Nhỏ hơn 1 năm b Từ 1-3 năm c Từ 3-5 năm

d Trên 5 năm 3. Vay với mục đích gì?

a Vay cho DN sản xuất kinh doanh b Vay cho tiêu dùng

c Vay cho hộ SXKD d Vay với mục đích khác

4. Qúy vị có phải xếp hàng hay chờ đợi quá lâu khi vay vốn hay không? a Có c Thường xuên b Thỉnh thoảng d Không

e Ý kiến khác:………. 5. Đánh giá về hoạt động cho vay và chinh sách cho vay.

Yếu tố đánh giá Hài lòng Bình thƣờng Khôn g hài lòng Nếu không hài lòng, lí do Đóng góp của khách hàng (nếu có) Quy trình, thủ tục cho vay, giấy tờ Chích sách lãi suất, phí.

Thời gian giải quyết thủ tục hồ sơ cho vay. Phương thức giải ngân, hình thức trả gốc lãi. Định giá tài sản thế chấp

Trình độ tư vấn tiếp thị của cán bộ cho vay. Thái độ phục vụ của cán bộ phụ trách cho vay

Đinh giá tài sản thế chấp

6. Trong thời gian vay quý vị đã bao giờ trả lãi, gốc quá hạn chưa? ( Có tiếp câu 7, chưa chuyển sang câu 9)

a Có b Chưa 7. Đã quá hạn bao nhiêu lần?

a 1-2 lần c 5-10 lần b 2-5 lần d Trên 10 lần 8. Nguyên nhân của những lần quá hạn trả lãi, gốc?

a Do kinh doanh thua lỗ

b Do yếu tố khách quan (thiên tai, hỏa hoạn…) c Do yếu tố chủ quan

( Cụ thể:: ……….. ... )

9. Quý vị đã từng vay tiền ở ngân hàng khác chưa?

a Chưa b Rồi

10. Quý vị đã từng vay tiền ở ngân hàng nào?

. ... ... ... 11. Lý do tại sao quý vị lại chọn ngân hàng này?

a, Do thói quen từ đầu c, Do chất lượng phục vụ tốt b, Do có người nhà d, Lý do khác

12. So sánh với ngân hàng khác Yếu tố đánh giá NH... NH... Tốt Hơn Như nhau Kém hơn Tốt Hơn Như nhau Kém hơn Lãi suất, phí

Thời hạn cho vay Tài sản thế chấp

Định giá tài sản thế chấp

Phương thức giải ngân, thanh toán Hình thức trả lãi, gốc Thủ tục giấy tờ Thái độ phục vụ, trình độ cán bộ tín dụng Lượng vốn vay

13. Qúy vị có cảm thấy hài lòng khi giao dịch tại ngân hàng không?

a Rất hài lòng c Chưa hài lòng b Hài lòng d rất không hài lòng e Ý kiến khác:……….

14. Đánh giá của quý vị về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị/ máy ATM của ngân hàng ?

a Rất tốt c Bình thường b Tốt d Kém

c Ý kiến khác:…….. ... 15. Đánh gía của Quý vị với khâu kiểm tra, giám sát các khoản vay của ngân hàng như thế nào?

a Rất chặt chẽ c Chưa chặt chẽ b Bình thường d Ý kiến khac

(Ý kiến khác là:……….. ... ) 16. Quý vị có hợp tác với cán bộ ngân hàng trong việc kiểm tra, kiểm soát không?

a Rất Hợp tác c ít hợp tác b Hợp tác d Ý kiến khác.

17. Thông tin quý vị cung cấp cho ngân hàng đã đầy đủ, chính xác chưa? a Rất đầy đủ và chính xác

b Chính xác, nhưng chưa đầy đủ c Ít chính xác

d Ý kiến khác

18. Xin đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ

……… ………

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ CỦA NGÂN HÀNG

VỀ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH KINH BẮC

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Kinh Bắc trân trọng cảm ơn Anh/chị đã tin tưởng và lựa chọn làm việc tại ngân hàng chúng tôi. Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, Anh/chị vui lòng cung cấp một số thông tin bằng cách đánh dấu khoanh tròn vào ô chữ cái trong bảng dưới đây ứng với lựa chọn thích hợp nhất.

Chúng tôi cam kết những thông tin do Anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

I. Phần nội dung

1. Anh/chị đã từng làm viêc tại vị trí QLKH chưa? (Nếu có chuyển sang câu 2, nếu không chuyển sang câu 4) a. Có b. Chưa

2. Anh/chị đã làm việc ở vị trí QLKH bao lâu?

a Nhỏ hơn 1 năm c Từ 3-5 năm b Từ 1-3 năm d Trên 5 năm 3. Anh/chị phụ trách khối khách hàng nào?

a Khách hàng Doanh nghiệp b Khách hàng cá nhân, hộ gia đình c Cả hai

4. Theo anh/chị mô hình quản lý hoạt động cho vay đang áp dụng ở Chi nhánh như thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhahs kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)