2.2.1. Những chủ trƣơng, chính sách về quản lý hoạt động cho vay của NHNN
Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.
Định hƣớng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động Ngân hàng năm 2018
Trong khuôn khổ Diễn đàn Toàn cảnh Ngân hàng "Ngân hàng 2018: Hướng tới phát triển bền vững" do Thời báo Kinh tế Sài gòn tổ chức đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề: “Chính sách tiền tệ và những lựa chọn phù hợp trong bối cảnh hiện nay; Định hướng điều hành chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm 2018” do ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) là ổn định giá trị đồng tiền, thông qua chỉ tiêu lạm phát, được qui định tại Luật NHNN 2010. Những năm qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN và nỗ lực của hệ thống các TCTD, công tác điều hành của NHNN và hoạt động Ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng trên thế giới
2.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng Mỹ (Bank of America)
Bank of America là một trong những ngân hàng có bề dày về quản lý hoạt động cho vay tại Mỹ, chuyên cung cấp các dịch vụ ngân hàng và tài chính.
Citigroup cũng là một trong những ngân hàng khá lớn tại mỹ. Việc chọn đúng mục tiêu, tận dụng đúng cơ hội, nguồn lực cộng với công tác quản lý hoạt động cho vay linh hoạt, bài bản đã đưa Citigroup thành một trong những ngân hàng hàng đầu nước Mỹ.
Thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại ở Mỹ cho thấy, để việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả cần:
Thứ nhất, nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.
Thứ hai, nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn. Hơn nữa,
cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ vào các phương pháp và công thức tự động, ví dụ như chấm điểm tín dụng. Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào công thức có sẵn để đo lường và tiên đoán về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trình thẩm định khoản vay. Mặc dù chấm điểm tín dụng theo cách truyền thống thường được sử dụng cho vay tiêu dùng, khi dựa vào đó để duyệt khoản tín dụng thẻ hoặc tín dụng để mua ô tô, họ là khách hàng tiềm năng trong một chuỗi khách hàng. 8/9 đơn vị cho vay được nghiên cứu, tuy nhiên, lại không sử dụng chấm điểm tín dụng cho khách hàng nhỏ, chủ yếu vì họ cho rằng không có nhiều tương quan giữa quá khứ tín dụng của bên vay, như được đo lường trong hệ số tín nhiệm, với hoạt động của khách hàng này trong tương lai. Mặc dù có một số đơn vị cho vay sử dụng chấm điểm tín dụng cho tín dụng tiêu dùng, họ tin rằng cho vay doanh nghiệp nhỏ có quá nhiều những đặc tính riêng rất khó được phân tích thông qua một hệ thống tự động. Hơn thế nữa, chấm điểm tín dụng có thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt, những khách hàng không có đủ số lượng năm có lãi, số năm có lãi tối thiểu là một tiêu chí để xác định dự án khả thi trong tương lai.
Thứ ba, tránh sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả không căn cứ vào chất lượng khoản vay.
Thứ tƣ, “thực chứng hơn thực cung”, nghĩa là cần yêu cầu bên vay phải
chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.
Thứ năm, tập trung quyết định cho vay để bảo đảm tính thống nhất và kiểm
soát. Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương pháp xem xét khoản vay, cả 2 đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.
Thứ sáu, yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.
Thứ bảy, áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay. Ngân hàng cần có một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch để tạo ra một chương trình chấm điểm. Trong một chương trình điển hình, một khoản vay mới sẽ được áp dụng một giá trị bằng số thể hiện mức rủi ro vào thời điểm thẩm định khoản vay. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác. Khi có trục trặc được tìm ra, càn có cách để nhận ra và theo dõi các khoản nợ xấu. Hệ thống này khác với chấm điểm tín dụng, được sử dụng trước đó để ra quyết định vay vốn.
Thứ tám, xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm.
Thứ chín, tuy nhiên, thực tế Ngân hàng Mỹ cho thấy, việc đề xuất đúng lối
ra cho các khoản nợ xấu là quan trọng hơn việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản (Tạ Thanh Huyền và Đỗ
Thu Hằng, 2014).
2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay tại các ngân hàng củaThái Lan
Hệ thống Ngân hàng Thái Lan có bề dày lịch sử hoạt động hàng trăm năm. Nhưng đứng trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á vào năm 1997- 1998 vẫn bị chao đảo, các khoản vay khó đòi chiếm tỷ lệ cao, gần 36% trong tổng dư nợ tại Thái Lan, là một tỷ lệ đáng báo động. Trước tình hình đó buộc các NHTM Thái Lan xem lại chính sách, cách thức, quy trình hoạt động Ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro. Các NHTM Thái Lan đã có những giải pháp trong hoạt động quản lý cho vay nhằm cứu vãn tình hình. Ngân hàng điều chỉnh lại các chính sách của mình như sau:
- Tách bạch, phân công rõ ràng chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quá trình giải quyết cho vay có thể thấy rõ điều này ở Ngân hàng Bangkok bank và Siam Commercial bank.
- Xây dựng lại mô hình tổ chức triển khai dịch vụ cho vay theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của 3 bộ phận: Marketting khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận xét duyệt cho vay.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay. - Áp dụng việc chấm điểm cho khách hàng để quyết định cho vay. - Tuân thủ thẩm quyền phán quyết cho vay.
Nhờ có việc điều chỉnh lại các chính sách của mình mà các Ngân hàng Thái Lan đã đi qua được cuộc khủng hoảng một cách an toàn (Tạ Thanh Huyền và Đỗ Thu Hằng, 2014).
2.2.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng ở Việt Nam
Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Citibank
Một trong những Tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản lý cho vay của Tập đoàn. Chủ tịch Tập đoàn Citigroup - Walter Wriston đã từng nói lên vai trò quan trọng của hoạt động quản lý cho vay như sau: Toàn bộ cuộc sống trong hoạt động Ngân hàng là quản lý cho vay. Trong môi trường hoạt động Ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản lý cho vay, trong đó bao gồm các chính sách cho vay được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình cho vay. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong Ngân hàng một văn hóa cho vay hiệu quả. Mô hình cho vay thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: Gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách cho vay chủ chốt của Citibank bao gồm: Hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau: Ủy ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: Thiết lập mục tiêu hoạt
động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với Ngân hàng; đặt hạn mức cho vay đối với Ủy ban chính sách cho vay. Ủy ban chính sách cho vay (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: Đặt ra hạn mức cho vay cùng với Ủy ban quản lý; xây dựng chính sách cho vay; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị rủi ro. 72 Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: Lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ cho vay, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: Theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay; xúc tiến tiến độ khoản vay. Mục tiêu của quy trình cho vay hiệu quả là đảm bảo Ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm hiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu (Tạ Thanh Huyền và Đỗ Thu Hằng, 2014).
2.2.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay cho Ngân hàng BIDV Kinh Bắc BIDV Kinh Bắc
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý cho vay của một số Ngân hàng thương mại đã khá thành công, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng như sau:
Một là, Tách bạch, phân công rõ ràng chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quá trình giải quyết cho vay đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay.
Hai là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của Ngân hàng thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: (1) nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; (2) liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó; (3) theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của Ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; (4) miêu tả được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường. Kinh nghiệm của Citibank cho thấy việc xây dựng mức rủi ro chấp nhận dựa trên các yếu tố sau: (1) mức doanh thu; (2) chất lượng quản lý; (3) tăng trưởng tiềm năng; (4) quan hệ với chính phủ; (5) vị trí trong ngành công nghiệp; (6) các chỉ số tài chính (7) các điều khoản cho vay phù hợp; (8) thu nhập tiềm năng cho Ngân hàng từ khoản vay đó.
Ba là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi
ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản trị rủi ro.
Bốn là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động Ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tiến bộ của Công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống Công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn nữa cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm cho vay theo tiêu chuẩn Quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng( Tạ Thanh Huyền và Đỗ Thu Hằng, 2014).
2.2.5. Các công trình nghiên cứu liên quan.
Tại Việt Nam, quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm dưới các góc độ và mục tiêu khác nhau. Đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý hoạt động cho vay tại các NHTM, đã có nhiều đề tài nghiên cứu trong những năm gần đây như:
- Đỗ Thị Huệ (2015) với đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Tiền Phong chi nhánh Hà Nội. Luận văn thạc sỹ. Đại học Thương mại” đã tâp trung nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động cho vay qua
các năm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiền Phong chi nhánh Hà Nội. Từ đó tác giả cũng rút ra những kết quả đạt được và đề xuất các giải pháp về hoạt động cho vay tại Ngân hàng.
- Lê Thị Hương (2015) với đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đông Anh. Luận văn thạc sỹ. Học viện ngân hàng” lại tập trung phân tích thực trạng hoạt động quản lý cho
vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Dựa vào thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng mà tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiên công tác tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh