Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 88 - 97)

4.3.2.1. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư

- Quy mô của các dự án đầu tư công được các chủ đầu tư đề xuất lập chủ

trương đầu tư chưa phù hợp với thực tế, đề xuất dự án chưa thực sự cấp thiết,

chưa bám sát mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Công tác thẩm định chủ trương đầu tư chủ yếu trên hồ sơ, chưa có thời gian tiến hành thẩm định ngoài thực địa.

Nguyên nhân của những hạn chế:

- Do việc đề xuất chưa gắn với bước xây dựng kế hoạch từ cấp cơ sở, đề

xuất quy mô chưa khảo sát theo điều kiện thực tế đặc điểm tình hình của mỗi địa phương, không có sự tham gia của người dân vùng hưởng lợi của dự án.

- Căn cứ để đề xuất lập các dự án là quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được

cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án quy hoạch triển

khai chậm, chất lượng quy hoạch còn hạn chế, lập sơ sài, khả năng dự báo thấp,

thiếu tính thực tiễn.

4.3.2.2. Lập, thẩm định, phê duyệt quyết định đầu tư

một số dự án không đảm bảo, địa chất, địa hình, thủy văn không đầy đủ, không phù hợp, dùng phương pháp nội suy để có các số liệu, dẫn đến không sát với thực tế, giải pháp thiết kế chưa phù hợp thực tế, chưa đảm bảo tiết kiệm chi phí, chưa áp dụng đúng tiêu chuẩn thiết kế, nhiệm vụ khảo sát, chưa thỏa mãn yêu cầu và

chức năng sử dụng, chưa chú ý bảo đảm mỹ quan, khối lượng khảo sát lớn, lựa

chọn vật liệu chưa phù hợp,…) nên mất nhiều thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

- Một số chủ đầu tư còn chưa hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, phó mặc

cho đơn vị tư vấn, một số chủ đầu tư không đủ năng lực quảnlý điều hành dự án

nên phải thuê tư vấn quản lý dự án,… chế tài xử phạt đơn vị tư vấn chưa được thực hiện nghiêm túc.

- Công tác thẩm định một số dự án còn hạn chế, chưa phân tích kỹ giải pháp

thiết kế, chưa phù hợp với thực tế, chưa chú ý bảo đảm mỹ quan, giá thành chưa hợp lý nên dẫn đến suất đầu tư còn cao…

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:

- Năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ làm công tác lập,thẩm định chưa đảm

bảo yêu cầu, số lượng cán bộ làm công tác thẩm định tại các Sở quản lý xây dựng

chuyên ngành của tỉnh và ở phòng chuyên môn quản lý hoạt động xây dựng trực

thuộc cấp huyện ít.

- Công tác thẩm định ngoài hiện trường chưa được các cơ quan chuyên môn

về xây dựng thực sự chú trọng nhiều nên quá trình thực hiện còn có những phát sinh tăng chi phí đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án.

- Do đặc điểm điều kiện địa hình, địa chất ở tỉnh Sơn La khi triển khai đầu

tư các công trình đa số ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồi núi dốc nên quá

trình khảo sát, lập, thẩm định còn chưa đánh giá, lường trước được hết những yếu tố tiềm ẩn phát sinh trong quá trình thực hiện.

4.3.2.3. Xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công

- Công tác phân bổ vốn chưa kịp thời: Theo quy định, kế hoạch vốn năm

sau phải được phân bổ chi tiết chậm nhất trước 31/12 năm trước năm kế hoạch,

tuy nhiên đối với nguồn vốn bổ sung cân đối hàng năm còn để lại một khoản để

phân bổ sau, hoặc phân bổ nhưng chưa giao chi tiết đến cho các chủ đầu tư.

- Còn tình trạng phân bổ vốn cho các dự án khởi công mới chưa đúng quy

định (chưa đảm bảo thủ tục đầu tư, đưa vào khởi công mới các dự án được quyết định đầu tư sau ngày 31/10 năm trước năm kế hoạch).

- Kế hoạch vốn phân bổ dàn trải, thể hiện ở số dự án được phân bổ lớn, nguồn vốn bị phân tán nên quy mô các dự án nhỏ, ít những dự án có quy mô lớn

đủ sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch vốn phân bổ

không đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ so với quyết

định đầu tư.

- Việc phân bổ vốn không sát với thực tế, bên cạnh nhiều dự án thiếu vốn để

triển khai thực hiện thì còn tình trạng nhiều dự án trong năm kế hoạch không triển khai thực hiện được phải điều chuyển kế hoạch vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, phải chuyển nguồn sang năm sau hoặc điều chuyển cho dự án khác

(bình quân số lần điều chỉnh vốncủa cấp huyện 04 lần/năm, đối với cấp tỉnh là từ

06-10 lần/năm).

Nguyên nhân của những hạn chế

- Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, đó là hệ thống

kết cấu hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu, nhu cầu đầu tư lớn trong khi nguồn vốn đầu tư hạn chế và chủ yếu từ ngân sách Nhà nước dẫn đến giai đoạn vừa qua các cấp đã quyết định đầu tư nhiều công trình dự án trong khi chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

- Hệ thống các quy định, văn bản về quản lý vốn đầu tư và hoạt động xây

dựngcủa Trung ương trong những năm qua liên tục thay đổi, nhiều quy định còn

chồng chéo, thiếu đồng bộ, các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành, dẫn đến việc cụ thể hóa vào thực tiễn ở địa phương cũng chậm và thiếu đồng bộ (Luật Đầu tư công được Quốc hội khóa XIII thông qua vào tháng 6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, tuy nhiên đến cuối năm 2015 Chính phủ mới ban hành được một vài Nghị định quy định chi tiết một số nội dung). Qua rà soát, liên quan đến hoạt động xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 Luật khác nhau, rất nhiều Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành và hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật từ khâu xác định chủ trương đầu tư, nhu cầu vốn đầu

tư,chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào

vận hành khai thác, do vậy để biết, đọc, hiểu và vận dụng vào thực tiễn công việc là một quá trình.

- Công tác xây dựng và phân bổ kế hoạch vốn hàng năm chưa bám sát quy

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015), phân bổ nguồn

- Cơ chế giao vốn theo khối lượng hoàn thành có đủ hồ sơ thanh toán tại Kho bạc Nhà nước chưa hợp lý, tạo tâm lý thi công trước, có khối lượng hoàn thành để được ghi vốn, dẫn đến phát sinh nợ mới, kế hoạch phân bổ vốn trong năm khó bố trí theo cơ cấu ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư.

4.3.2.4. Đấu thầu dự án đầu tư công

- Trong quá trình lập, thẩm đinh, trình phê duyệt kế hoạch LCNT vẫn còn

tình trạng bỏ sót một số gói thầu tư vấn, hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu không phù hợp theo quy định; trong quá trình thực hiện phải trình phê duyệt điều chỉnh, bổ sung làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

- Chất lượng hồ sơ mời thầu (HSMT) còn có thiếu sót, các chỉ dẫn của gói

thầu về yêu cầu kỹ thuật có nội dung còn sơ sài, chưa cụ thể hay các yêu cầu về năng lực kinh nghiệm còn máy móc, chưa linh hoạt; bảng tiên lượng mời thầu còn sai sót về đơn vị tính, khối lượng.

- Cán bộ tham gia công tác lập, thẩm định HSMT, HSYC còn thiếu kinh

nghiệm, chưa có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (từ 01/1/2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào công tác đấu

thầu thuộc các Ban quản lýdự án chuyên nghiệp,… phải có chứng chỉ hành nghề

hoạt động đấu thầu).

- Một số nhà thầu khi lập hồ sơ dự thầu (HSDT) không chủ động bóc tách,

tính toán lại khối lượng trong hồ sơ thiết kế để lập giá dự thầu; chưa đề ra được

các biện pháp tổ chức thi côngnhằm tăng năng suất, hiệu quả nhằm đảm bảo tiến

độ, chất lượng.

- Tỷ lệ tiết kiệm vốn đầu tư qua công tác đấu thầu còn thấp.

- HSDT của một số nhà thầu còn tình trạng kém chất lượng, biện pháp thi

công không phù hợp với tính chất của gói thầu, còn mang tính hình thức, đối phó với các yêu cầu tiêu chí của HSMT, còn có tình trạng mượn bằng cấp, chứng chỉ, hợp đồng xây dựng tương tự, hợp đồng thuê máy móc thiết bị thi công để đưa vào hồ sơ dự thầu, báo cáo tài chính không trung thực, gây rất nhiều khó khăn cho tổ chuyên gia khi đánh giá HSDT phải yêu cầu làm rõ, mất nhiều thời gian giải quyết đơn thư kiến nghị của nhà thầu đối với bên mời thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ chung triển khai dự án.

các gói thầu tư vấn, các gói thầu xây lắp, gói thầu hỗn hợp có quy mô nhỏ và tính chất kỹ thuật không phức tạp.

- Tiến độ thực hiện công tác LCNT tại một số gói thầu còn chậm.

Nguyên nhân của hạn chế trong công tác đấu thầu

- Do các văn bản của nhà nướcquy định về công tác đấu thầu thường xuyên

thay đổi, cán bộ làm công tác đấu thầu còn thiếu kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp trong đấu thầu chưa đảm bảo, hiểu biết pháp luật về đấu thầu của các cá nhân liên quan còn hạn chế.

- Năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế bởi các quy định, quy chế vận hành

hệ thống, việc thay đổi cơ chế vận hành cho phù hợp với Luật Xây dựng và những quy định kèm theo khá chậm; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng có tính ổn định không cao, phải bổ sung, thay đổi thường xuyên. Các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan rất nhiều nhưng cũng còn có quy định chỉ mang tính chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể phù hợp với thực tế.

- Kỹ năng xử lý tình huống trong đấu thầu còn hạn chế, lúng túng khi có

tình huống xảy ra.

- Hiện tượng nhà thầu không có năng lực đến mua HSMT không vì mục

đích dự thầu mà muốn đàm phán với các nhà thầu khác vì lợi ích kinh tế, khi không đạt được mục đích thì gây khó khăn cho chủ đầu tư và các nhà thầu khác

tham dự thầu, cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ công tác LCNT ở một số

gói thầu.

- Kết quả LCNT phụ thuộc vào hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, thực tế có

nhà thầu theo HSDT thì năng lực rất mạnh, vượt nhiều so với yêu cầu của HSMT nhưng khi thực hiện thì lại là nhà thấu rất yếu kém, năng lực thực tế không đáp ứng dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, chủ đầu tư rất khó khăn, vất vả trong việc đôn đốc, chỉ đạo tiến độ thi công.

- Thực tế trong công tác LCNT số lượng nhà thầu tham dự đấu thầu từng

gói thầu còn ít, năng lực nhà thầu tham dự thầu chưa thực sự mạnh cũng là

nguyên nhân dẫn đến việc chủ đầu tư không lựa chọn được nhà thầu thực sự mạnh thi công xây lắp gói thầu.

4.3.2.5. Thực hiện dự án

duyệt, trong đó có 08 dự án thờigian thực hiện dự án vượt quá thời gian quy định (nhóm C quá 3 năm, nhóm B quá 5 năm).

- Nhiều khó khăn vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng chưa được

kịp thời giải quyết, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án.

- Qua báo cáo kết quả kiểm toán, thanh tra hàng năm: còn có dự án chất

lượng hạn chế, chưa đúng với hồ sơ thiết kế được duyệt như: vật liệu không đảm bảo tiêu chuẩn, kích thước, khối lượng không đúng hồ sơ thiết kế,…

Nguyên nhân của hạn chế:

- Năng lực quản lý của chủ đầu tư còn hạn chế, thiếu cán bộ có trình độ,

kinh nghiệm, tính tự giác và tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa thực sự đôn đốc, quản lý toàn bộ quá trình đầu tư, chưa kiên quyết xử lý nhà thầu có năng lực thực tế không đúng với hồ sơ dự thầu, chưa đề xuất được giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án phù hợp với điều kiện địa hình dự án nên khi có tình huống phát sinh thì lúng túng, mất nhiều thời gian xử lý; một số nhà thầu năng lực yếu (thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu trang thiết bị máy móc,…), trong quá trình

thực hiện dự án có nội dung thay đổi phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc, song

không được chủ đầu tư kịp thời báo cáo dẫn đến quá trình xử lý chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ, phát sinh chi phí.

- Công tác phối hợp giữa Ban QLDA ĐTXD với chính quyền địa phương

trong tổ chức thực hiện dự án chưa tốt, đặc biệt trong quá trình bồi thường giải

phóng mặt bằng dự án.

- Do công tác bố trí vốn cho các dự án ít, không kịp thời với tiến độ triển

khai công trình nên đã ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

4.3.2.6. Giám sát dự án đầu tư công

- Một số chủ đầu tư chưa chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát,

đánh giá (báo cáo vẫn còn chậm, báo cáo thiếu số liệu,thiếu đề xuất kiến nghị...),

mang tính hình thức.

- Cơ cấu tổ chức làm công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở cấphuyện, cấp xã

chưa ổn định và hoàn thiện, trong khi chủ yếu các dự án đầu tư công được triển

khai trên địa bàn các xã.

- Phần mềm báo cáo giám sát thực hiện đầu tư qua mạng triển khai chưa

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:

- Do lực lượng cán bộ làm công tác giám sát, đánh giá đầu tư hiện còn

mỏng, chủ yếu là kiêm nhiệm, một số cán bộ kinh nghiệm còn hạn chế, chưa

được đào tạo sâu về chuyên môn nghiệp vụ đánh giá đầu tư.

- Việc xử lý vi phạm trong giám sát, đánh giá đầu tư chưa được thực hiện

nghiêm túc, đặc biệt là các vi phạm liên quan đến công tác báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.

- Một số chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm đến công tác đánh giá dự án đầu

tư theo quy định, đặc biệt là việc tổ chức đánh giá tác động của dự án đầu tư để

làm rõ hiệu quả thực tế của dự án.

4.3.2.7. Đối với công tác giải ngân thanh toán

- Tiến độ giải ngân thanh toán nguồn vốn chậm, số vốn không giải ngân

thanh toán phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau lớn.

- Số kinh phí từ năm 2013 - 2015 hết hạn giải ngânthanh toán phải thu hồi

nộp trả ngân sách Trung ương lớn (tổng số 53,516 tỷ đồng).

- Số vốn tạm ứng nhiều, chậm hoàn tạm ứng, có dự án dư tạm ứng 2-3 năm

chưa hoàn ứng.

Nguyên nhân của những hạn chế:

- Chưa có chế tài đủ mạnh xử lý việc thu hồi vốn tạm ứng quá hạn, thậm chí

nhiều dự án tạm ứng vốn kéo dài qua nhiều năm nhưng không có khối lượng để nghiệm thu thanh toán. Mặt khác, chưa quy định cụ thể điều kiện tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải có mặt bằng sạch, do đó nhiều dự án đã được tạm ứng vốn nhưng không thể thi công vì còn vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng.

- Năng lực trách nhiệm của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu,

tiến độ của dự án, công tác phân bổ vốn không sát thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)