Nội dung quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạt ầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 28 - 34)

tầngtrong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

2.1.3.1. Quản lý vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh

vực nông, lâm nghiệp

* Quản lý vốn đầu tư công nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công một cách cao nhất trong điều kiện cụ thể xác định. Mục tiêu của quản lý và sử dụng vốn đầu tư công trong đầu tư xây dựng cơ bản là nâng cao hiệu quả kinh

tế - xã hội của đầu tư xây dựng cơ bản nhằm phục vụ lợi ích của người dân, xã

hội (Nguyễn Thị Minh Thu, 2015).

* Quản lý vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp nói riêng: là việc sử dụng tổng thể các biện pháp, công cụ tác động vào quá trình phân bổ và sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

phục vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế -

xã hội trong từng thời kỳ nhất định.

Nội dung quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng

trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

a. Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư

Đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ

bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trìnhđầu tư công, dự

án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu

tư(Quốc hội, 2014).

Thông thường để có cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

đầu tư chương trình, dự án, người quyết định đầu tư sẽ giao cơ quan, đơn vị lập

báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Theo Quốc hội (2014) nội dung chủ yếu của

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tưbao gồm:

- Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù

hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư;

- Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;

- Dự kiến tổng mức đầu tưvà cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối

nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực

- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế

và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư

tập trung, có hiệu quả;

- Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận

hành dự án sau khi hoàn thành;

- Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác địnhsơ bộ

hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;

- Phân chia các dự án thành phần(nếu có);

- Các giải pháp tổ chức thực hiện.

Theo quy định tất cả các dự án trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư phải

được thẩm định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốnvà điều kiện bắt buộc dự

án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn khi đã hoàn thành bước phê duyệt chủ trương đầu tư.

Một trong những khâu quan trọng trong quản lý vốn đầu tư công nói chung và quản lý vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực

nông, lâm nghiệp nói riêng là phải kiểm soát chặt chẽ bướcphê duyệt chủ trương

đầu tư.

b. Công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư

Hàng năm, nguồn vốn đầu tư công được phân bổ cho các chủ đầu tư để triển khai thực hiện các công trình đầu tư hoặc nhiệm vụ đầu tư. Các kế

hoạchnày cho biếtvốn đầu tư sẽ đượcsử dụng vào đâu vànhưthế nào, nó là cơ

sở để so sánh, đánh giá tính cân đối và hợp lý của vốn đầu tư công. Trong phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cần chú ý:

+ Kế hoạchbố trísử dụng vốn theo ngành,lĩnhvực đầutư

+ Kế hoạch bố trí vốn theo các giai đoạn của công trình trong quá trình đầu tư.

+ Điều kiện phân bổ vốn cho các công trình: Các công trình chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Các công trình khởi công mới phải có quyết định đầu tư tại thời điểm trước 31/10 năm trước năm kế hoạch...

+ Nguyên tắc phân bổ vốn: Ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm

theo định hướng về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đủ

vào sử dụng và được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; bố trí thanh toán nợ xây dựng cơ bản các công trình chuyển tiếp và vốn bố trí thực

hiện công trình nhóm B không quá 5 năm, nhóm C không quá 3 năm; việc phân

bổ kế hoạch vốn phải đảm bảo hoàn thành trước 31/12 của năm trước năm kế

hoạch(Chính phủ, 2015).

c. Điều chỉnh kế hoạch vốn

Trong năm kế hoạch, trên cơ sở rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư

các công trình UBND tỉnh, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các

ngành chức năng, chủ đầu tư rà soát để điều chỉnh vốn (báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến trước khi tiến hành điều chỉnh vốn), thu hồi, điều chỉnh từ các công trình không có khả năng thực hiện hoặc công trình có tiến độ triển khai chậm sang công trình công trình có tiến độ triển khai nhanh, công trình có khả

năng hoàn thành trong năm kế hoạch(Chính phủ, 2015).

d. Thanh toán vốn đầu tư

- Thanh toán tạm ứng: Tạm ứng vốn cho nhà thầu đủ cho các công việc

cần thiết phải tạm ứng và được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng; mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và thu hồi tạm ứng theo quy định của nhà nước đối với từng loại hợp đồng: hợp đồng thi công xây

dựng, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cung cấp thiết bị, công nghệ, hợp đồng chìa

khóa trao tay, đối với phần giải phóng mặt bằng: mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện. Trong từng giai đoạn, thời kỳ nhất định, việc tạm ứng số vốn tối đa hoặc tối thiểu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chính phủ. Việc cấp phát và ứng chi tiếp chỉ thực hiện sau khi thanh toán khối lượng hoàn thành

(Chính phủ, 2015).

- Thanh toán khối lượng hoàn thành: Đối với công việc được thực hiện qua

hợp đồng: Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với từng loại hợp đồng, giá trong hợp đồng và điều kiện trong hợp đồng; số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng. Đối với các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng: Thanh toán theo khối lượng thực tế được nghiệm thu.

- Kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nước: Trên cơ sở hồ sơ đề nghị

thanh toán của chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào khoản thanh toán quy định trong hợp đồng và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng, chất

lượng thực hiện, định mức, đơn giá(Bộ Tài chính, 2016).

e. Thực hiện quyết toán và thanh, kiểm tra vốn đầu tư

- Quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác

định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại; đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay,

kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; thông qua công

tác quyết toán dự án hoàn thành, các cơ quan quản lý nhà nước rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý

vốn đầu tư trong cả nước(Bộ Tài chính, 2016).

- Kiểm tra và giám sát được thực hiện bởi UBND tỉnh, Sở Tài chính, Kho

bạc Nhà nước định kỳ hoặc đột xuất đối với chủ đầu tư và nhà thầu về tình hình sử dụng vốn tạm ứng vốn thanh toán khối lượng hoàn thành và chấp hành

chương trình,chế độ đầu tư xây dựng cơ bản (Bộ Tài chính, 2016).

- Thanh tra, kiểm toán được thực hiện bởi Thanh tra tỉnh, thanh tra chuyên

ngành và kiểm toán nhà nước (Bộ Tài chính, 2016).

g. Quản lý vận hành dự án sau đầu tư

Sau khi dự án hoàn thành, đơn vị được giao quản lý sử dụng dự án có

trách nhiệm vận hành, khai thác đảm bảo hiệu quả dự án theo đúng mục đích và

các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt. Đơn vị được giao quản lý sử

dụng dự án cótrách nhiệm thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì dự án theo quy

định(Chính phủ, 2015).

2.1.3.2. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến quản lý vốn đầu tư

công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến quản lý vốn đầu tư công

được quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài

chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân

sách nhà nước và Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài

chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Cụ thể như sau:

a. Chủ đầu tư

Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có

hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quảnlý tài chính đầu

tư phát triển (Bộ Tài chính, 2016).

Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng (Bộ Tài chính, 2016).

Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá dự toán các loại công việc, chất lượng công trình đề nghị thanh toán; đảm bảo tính chính xác, trung thực hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ

cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức năng của nhà nước (Bộ Tài

chính, 2016).

Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho kho bạc nhà nước và cơ quan tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của nhà nước (Bộ Tài chính, 2016).

Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện vốn tạm ứng của các nhà thầu, phải kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện ứng vốn cho các nhà thầu. Thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành; hết năm kế hoạch, lập bảng

đối chiếu số liệu thanh toán vốn đầu tư năm gửi kho bạc nơi chủ đầu tư giaodịch

để xác nhận (Bộ Tài chính, 2016).

Được yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc

Nhà nước trả lời và giải thích về những nội dung chưa thỏađáng trong việc thanh

toán vốn (Bộ Tài chính, 2016).

b. UBND cấp tỉnh

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực

hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền được giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật về các quyết định của mình (Bộ Tài chính, 2016).

c. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Theo dõi đôn đốc, tiến độ thực hiện kế hoạch vốn, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư làm cơ sở xây dựng phương án phân bổ các nguồn vốn. Phối hợp với

các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư, các nhà thầu thực

hiện dự án về việc chấp hànhchế độ, chính sách đầu tư phát triển, tình hình quản

lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm, báo cáo UBND tỉnh ra quyết định thu hồi các khoản, nội

dung chi sai chế độ nhà nước (Bộ Tài chính, 2016).

d. Sở Tài chính

Theo Bộ Tài chính (2016) trách nhiệm của Sở Tài chính gồm:

- Đảm bảo đủ nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để Kho bạc Nhà

nước thanh toán cho các dự án.

- Thực hiện quy định về báo cáo, quyết toán vốn đầu tư.

- Kiểm tra, đối chiếu, xác nhận vốn đầu tư đã thanh toán đối với dự án đảm

bảo đúng quy định của Nhà nước; đồng thời có nhận xét, đánh giá, kiến nghị với cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán về quá trình đầu tư của dự án.

- Được quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước, chủ đầu tư cung cấp các tài liệu

thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước về tài chính đầu tư phát triển, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí

kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, các tài liệu báo cáo hình thực hiện kế hoạch và

thực hiện vốn đầu tư theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư theo quy định.

e. Kho bạc Nhà nước

Theo Bộ Tài chính (2016) trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước gồm:

- Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản đểđược thanh toán vốn đầu tư.

- Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều

kiện và đúng thời gian quy định.

- Ban hành quy trình thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất

đầu tư để thực hiện thống nhất trong Kho bạc Nhà nước. Tổ chức công tác kiểm

soát thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư nhưng đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư của nhà nước.

- Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm

thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn.

- Kho bạc Nhà nước chỉ kiểm soát thanh toán trên cơ sở các tài liệu do chủ

đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc thanh toán đã quy định, không chịu trách

nhiệm về tính chính xác của khối lượng, định mức đơn giá chất lượng công trình. Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thỏa đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền

cao hơn vàbáo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xử lý.

- Thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện đúng

quy định về tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện

kiểm tra vốn tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử

dụng không đúng mực đích.

- Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán

và tất toán tài khoản.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn đầu tư công cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)