Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Tài liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin thứ cấp thông qua niên giám thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của huyện, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, trên các website, các đề tài nghiên cứu có liên quan.
Thu thập các văn bản của Chính phủ, các văn bản của UBND tỉnh Ninh Bình, các văn bản của UBND huyện Yên Mô có liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Yên Mô.
3.2.2.2. Tài liệu sơ cấp
- Tìm hiểu thực tế, thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến quản lý chi ngân sách trên địa bàn.
-Với đối tượng cán bộ làm công tác quản lý phỏng vấn qua bảng hỏi với 65 cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước của các phòng ban (Mỗi phòng ban chọn một cán bộ lãnh đạo và 1 cán bộ chuyên môn, riêng phòng tài chính kế hoạch sẽ chọn nhiều hơn do đây là cơ quan quản lý chỉ chính): Tài chính – Kế hoạch; kho bạc nhà nước, phòng kinh tế; phòng tài nguyên và môi trường;… kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; phỏng vấn cán bộ công chức xã, những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính, ngân sách để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý chi ngân sách trong thực tiễn tại cấp cơ sở thông qua phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn. Phỏng vấn những nội dung liên quan trực tiếp đến quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước: như mức độ quan trọng trong công tác dự toán, các căn cứ để lập dự toán, ý kiến đánh giá mức độ đầu tư cho các khoản chi, đánh giá về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước,..
-Với đối tượng người hưởng lợi phỏng vấn qua bảng hỏi với 50 đối tượng hưởng lợi từ ngân sách nhà nước như: các hộ nghèo; các hộ chính sách, các hộ dân, giáo viên, công chức; viên chức cấp xã,… Mỗi đối tượng điều tra từ 2-4 người/xã để đánh giá một cách khách quan việc quản lý ngân sách nhà nước ở
cấp cơ sở như thế nào dưới góc độ của người hưởng lợi. Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, Mức độ hài lòng của họ đối với cán bộ làm công tác chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.
-Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã có thiết kế
Bảng 3.5. Số lượng phiếu điều tra
Đối tượng điều tra Số mẫu điều tra
(Người) 1. Cấp huyện
UBND huyện Yên Mô 2
HĐND huyện Yên Mô 2
Phòng Tài chính – Kế hoạch 4
Phòng Giáo dục và đào tạo 2
Phòng kinh tế 2
Phòng LĐ – TB - XH 2
Phòng Tài nguyên – Môi trường 2
Thanh tra huyện 2
Kho bạc nhà nước 2 2.Cấp Xã Yên Lâm Yên Thắng Khánh Thượng Yên Thái Yên Thịnh - Chủ tịch 1 1 1 1 1 - Phó Chủ tịch 1 1 1 1 1 - Kế toán xã 1 1 1 1 1
- Hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học và trung học
3 3 3 3 3
- Kế toán trường mầm non, tiểu học và trung học
3 3 3 3 3
- Đối tượng hưởng lợi:
+ Công chức, viên chức cấp xã 4 4 4 4 4 + Hộ nghèo, hộ chính sách 3 3 3 3 3
+ Giáo viên 3 3 3 3 3
Nguồn: Tổng hợp từ tác giả (2017) Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập thông tin. Phương pháp này giúp tranh thủ ý kiến của những người có chuyên môn cao, chuyên môn sâu, mang tính hệ thống cũng như các nhận định sát thực. Kết quả này sẽ giúp tác giả đưa ra được các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn. Đề
ban trực tiếp liên quan đến quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cấp huyện. Nội dung phỏng vấn nhận định về cơ cấu chi thương xuyên, chất lượng công tác cán bộ, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cấp huyện và những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cấp huyện.