TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm nấm vùng rễ trên một số cây nông nghiệp (Trang 30 - 33)

Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp thuần túy với đa phần ngƣời dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tăng năng suất và sản lƣợng nông sản cần sự tác động của nhiều yếu tố nhƣ: nƣớc, phân, giống… Trong những năm qua, phân hóa học đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sản lƣợng cây trồng. Do quá trình sử dụng phân hóa học đơn giản, dễ dàng và hiệu quả tác động cao nên trong trồng trọt ngƣời nông dân không muốn bón phân hữu cơ. Tuy nhiên, song song với những lợi ích mà phân hóa học mang lại là diện tích và tốc độ đất canh tác bị thoái hóa ngày càng tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng sản lƣợng lúa của Việt Nam năm 2010 đạt khoảng 38,6 triệu tấn (tăng 7,2%). Trong sản xuất Nông nghiệp, phân bón là một trong những yếu tố quan trọng đƣợc sử dụng với một lƣợng khá lớn hàng năm. Phân bón hóa học đã góp phần đáng kể vào việc làm tăng năng suất cây trồng và chất lƣợng nông sản. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón hóa học vào sản xuất nông nghiệp hiện nay dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, mặt khác còn làm tăng mức độ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trƣờng, thoái hóa đất trong sản xuất nông nghiệp và môi trƣờng sống (Phạm Thị Ngọc Lan, 2010). Tính từ năm 1985 tới nay, diện tích gieo trồng ở nƣớc ta chỉ tăng 57,7% (Tổng cục thống kê) nhƣng lƣợng phân bón sử dụng tăng tới 517%. Theo ƣớc tính, lƣợng phân vô cơ sử dụng đã tăng mạnh trong vòng 20 năm trở lại đây. Theo số liệu tính toán của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông hóa ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30 – 45%, lân 40 – 45%, kali 40 – 50%. Nhƣ vậy, còn khoảng 60 – 65% lƣợng đạm tƣơng đƣơng với 1,77 triệu tấn urê, 55 – 60% lƣợng lân tƣơng đƣơng với 2,07 triệu tấn supe lân và 55 – 60% lƣợng kali tƣơng đƣơng với 344 nghìn tấn kali đƣợc bón vào đất nhƣng cây trồng chƣa sử dụng. Trong số phân bón chƣa đƣợc cây sử dụng, một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nƣớc mặt do mƣa, theo các công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nƣớc ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hoá gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra khi bón vào đất lân vô cơ dễ kết hợp với các ion Ca2+

, Fe3+, Co2+, Al3+ để trở thành dạng di động và khó tiêu với cây trồng (Wakelin et al., 2004). Việc hấp thụ lân dễ tiêu là cơ sở để tăng năng suất (http://www.mofahcm.gov.vn)

Trong đất có tồn tại nhóm vi khuẩn và nấm hoạt động ở vùng rễ có khả năng hòa tan một số chất khó tan nhƣ lân (Krasilnikov, 1961). Ngoài ra chúng ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tổng hợp phyto hooc môn, khả năng cố định đạm, làm giảm điện thế màng tế bào rễ, điều chỉnh hooc môn trong cây (Glick et al., 1998). Nhóm vi sinh vật này làm tăng năng suất các cây trồng nhƣ lúa, ngô, khoai tây, cao lƣơng, cà chua, cải củ…. Tuy nhiên hàm lƣợng của chúng ở trong đất không đủ để cạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tranh với các nhóm vi khuẩn hay nấm khác (Rodríguez and Fraga., 1999). Vì vật nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học từ các chủng vi khuẩn, nấm mốc giúp tăng khả năng phân giải phostpho trong đất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón là giải pháp tốt để hạn chế các nhƣợc điểm của phân bón vô cơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG II

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm nấm vùng rễ trên một số cây nông nghiệp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)