Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 58)

3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu

* Thu thập tài liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu liên quan đã công bố trên các phương tiện như sách báo, Internet, các công trình nghiên cứu; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thu thập từ phòng kinh doanh và phòng hỗ trợ.

* Thu thập tài liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp thu thập qua nghiên cứu các hồ sơ tín dụng của khách hàng DNVVN tại MB Thái Nguyên. Các thông tin về hồ sơ tín dụng được thu thập sau:

Loại hình Số mẫu điều tra

1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ 45

Tổng cộng 45

Tổng điều tra 45 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ này là 45 doanh nghiệp lấy ngẫu nhiên trong tổng số các doannh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng của MB Thái Nguyên. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối tượng trả gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn cho MB, cũng có những đối tượng trả gốc lãi không đầy đủ cho MB. Không có doanh nghiệp vừa và nhỏ nợ xấu, còn nợ quá hạn là có). Nội dung điều tra bao gồm:

- Tình hình vay vốn của doanh nghiệp DNVVN

- Đánh giá của doanh nghiệp về nguyên nhân gây ra nợ xấu: nguyên nhân, rủi ro, khó khăn…

- Tài sản đảm bảo của khoản vay có vai trò thế nào trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn

- Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro có phải do phía ngân hàng không thực hiện đúng quy chế?

- Những ý kiến của doanh nghiệp về MB Thái Nguyên hiện nay? 3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số tương đối, số bình quân, số lớn nhất, phương sai, độ lệch chuẩn… Nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số, phản ánh đúng thực trạng của vấn đề.

- Phương pháp so sánh: đây là phương pháp lâu đời và được phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp.

+ So sánh bằng số tuyệt đối ∆Y = Y1 - Yo Trong đó:

Yo: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

∆Y là phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp so sánh dùng để tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

+ So sánh bằng số tương đối

Là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để đo mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để phản ánh tốc độ tăng trưởng.

∆Y = (Y1 - Yo)/Yo*100 hoặc ∆Y = (Y1/Yo)*100 Trong đó: Yo: Chỉ tiêu năm trước

Y1: Chỉ tiêu năm sau

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Hiện tại Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ chính như: Huy động vốn thông qua hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ; phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, các hình thức huy động vốn khác; cấp tín dụng gồm có tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, trong đó chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Ngoài ra có các hoạt động khác như cung ứng dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng gồm: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…; kinh doanh ngoại tệ; cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước và nước ngoài.

Trong những năm qua, hoạt động Ngân hàng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng kinh tế kéo theo là sự sụp đổ của hệ thống Ngân hàng lớn trên thế giới, kinh tế trong nước phát triển chưa ổn định và chịu những tác động của các yếu tố bên ngoài. Để thực hiện tốt các chương trình hành động của Ngân hàng TMCP Quân đội đề ra, Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thái Nguyên đã triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào các kết quả chung của toàn hệ thống. Các kết quả kinh doanh qua 3 năm từ 2014 - 2016 được thể hiện trên các mặt sau:

4.1.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động chính là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Hiểu rõ điều này, ngay từ những ngày đầu thành lập, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thái Nguyên đã quán triệt tư tưởng thực hiện tốt các mạng lưới giao dịch để thu hút một khối lượng vốn lớn về phía Ngân hàng. Thực hiện tốt chiến lược khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút được nhiều khách hàng, hoàn thiện và mở rộng các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, thường xuyên nắm bắt, cập nhật sự biến đổi lãi suất trên thị trường để điều chỉnh kịp thời, linh hoạt theo cơ chế lãi suất của NHNN và Ngân hàng TMCP Quân Đội, vừa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh về lãi suất trong công tác huy động vốn với các đơn vị Ngân hàng khác, vừa bảo đảm yêu cầu hạch toán kinh doanh của Ngân hàng, tạo điều kiện cung

ứng vốn kịp thời cho chính hoạt động của Ngân hàng cũng như hoạt động của toàn nền kinh tế.

Bảng 4.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên (2014-2016)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2015/ 2014 2016/ 2015 Tổng NV huy động 1.332 100 1.446 100 1.555 100 108,56 107,54 Phân theo đối tượng khách hàng

Cá nhân 1.016 76 1.060 73 1.265 81 104,33 119,34

Tổ chức 316 24 386 27 290 19 122,15 75,13

Phân theo thời hạn

Ngắn hạn 854 64 1.076 74,4 1.275 82 125,99 118,49 Trung, dài hạn 478 36 370 25,6 280 18 77,41 75,67 Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh (2014-2016) Nhìn vào bảng số liệu nhận thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo phương thức kỳ hạn thì nguồn vốn ngắn hạn tăng trưởng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,64%, đồng thời nguồn vốn huy động trên 12 tháng NH TMCP Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên lại giảm bình quân 20%/năm.

Năm 2014, nguồn vốn huy động ngắn hạn (dưới 12 tháng) của Chi nhánh chiếm tỷ trọng 64% với 854 tỷ đồng, nguồn vốn huy động dài hạn (trên 12 tháng) của Chi nhánh là 478 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng 36%. Năm 2015, nguồn vốn ngắn hạn mà Chi nhánh huy động được là 1076 tỷ đồng tăng 222 tỷ đồng chiếm 74,4% và nguồn vốn trung dài hạn của Chi nhánh là 370 tỷ đồng giảm 108 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 25,6% tổng nguồn vốn. Năm 2016 tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh là 82% tương ứng 1.275 tỷ đồng tăng 199 tỷ đồng và nguồn vốn trung dài hạn mà Chi nhánh huy động trong năm là 280 tỷ đồng giảm 90 tỷ đồng so với năm 2015 chiếm 18% tổng nguồn vốn huy động.

Như vậy, nguồn vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao song và tăng dần qua các năm cho thấy MB có các chính sách ưu đãi cho huy động vốn ngắn hạn, lãi suất huy động vốn ngắn hạn hấp dẫn hơn lãi suất huy động vốn trên 12 tháng vì vậy mà tiền gửi ngắn hạn tăng dần đều qua các năm.

Trong nguồn vốn huy động trên 12 tháng của Chi nhánh thì chủ yếu là huy động từ tiết kiệm dân cư, duy trì sự ổn định về nguồn vốn cho chi nhánh.

4.1.2. Hoạt động cho vay

Cho vay vốn là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, do vậy chi nhánh luôn coi trọng chất lượng công tác đầu tư vốn tín dụng. Dựa trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn, chi nhánh đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá và xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý sao cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Chi nhánh luôn chú trọng phát triển để cho vay trở thành mảng hoạt động lớn và chủ yếu, trên cơ sở lựa chọn khách hàng, đội ngũ chuyên viên của chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định phương án vay và tiến hành cho vay đối với các dự án, phương án đủ điều kiện và có hiệu quả, từ đó mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, tình hình cho vay của chi nhánh đã đạt được các kết quả đáng khích lệ như sau:

Bảng 4.2. Tổng hợp tình hình cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2015/ 2014 2016/ 2015 Dư nợ cho vay 1.532,25 100 1.590,29 100 1.610,21 100 103,79 101,25 DN lớn 330,966 21,6 341,912 21,5 333,313 20,7 103,31 97,49 DNVVN 937,737 61,2 995,521 62,6 1.011,211 62,8 103,16 101,58 Cá nhân 263,547 17,2 252,857 15,9 265,686 16,5 95,94 101,51 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của chi nhánh (2014-2016) Tổng dư nợ cho vay của MB Thái Nguyên ngày càng tăng qua các năm, cụ thể năm 2014 tổng dư nợ đạt 1.532,25 tỷ đồng đến năm 2016 đạt 1.610,21 tỷ đồng, tăng 77,96 tỷ đồng. MB Thái Nguyên nhìn nhận các DNVVN là đối tượng làm ăn hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển và phù hợp với khả năng nguồn vốn của ngân hàng. Với định hướng phát triển nhóm khách hàng này, MB Thái Nguyên thực hiện chính sách không phân biệt đối xử đối với mọi qui mô doanh nghiệp, loại hình, thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, để thu hút và giữ vững các khách hàng tốt, chi nhánh đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ phi tài chính như cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo, tổ chức hội nghị, hội thảo, hỗ trợ khách hàng DNVVN tham gia các sự kiện nên nợ cho

vay DNVVN của chi nhánh tăng đều qua các năm, và chiếm tỷ trọng lớn khoảng trên 60% trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay.Như vậy có thể thấy mặc dù áp lực cạnh tranh giữa các ngân hang diễn ra ngày càng tăng nhưng MB Thái Nguyên vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về vốn huy động và vốn cấp tín dụng. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch một cửa INCAS và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường cùng với chiến lược phát triển thị trường tại các vùng kinh tế phát triển. Ngân hàng đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển dời cơ cấu cho vay. Cụ thể cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn han, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý. Ngân hàng đã tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối không chỉ là các phòng giao dịch và điểm tiết kiệm mà còn là kênh Ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân; từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

4.2.1. Thực trạng tín dụng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên

4.2.1.1. Số doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên

Bảng 4.3. Số lượng DNVVN vay vốn tại Ngân hàng năm 2014-2016 Đơn vị: Số doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng 2015/2014 2016/2015

Tổng DN 72 100 83 100 95 100 115,28 115,66

DN lớn 4 5,5 6 7,2 9 9,5 28,8 131,94

DNVVN 69 94,5 77 92,8 86 90,5 111,59 97,52

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Thái Nguyên (2014-2016) Từ khi thành lập năm 2008 chi nhánh đã xác định khách hàng mục tiêu là các DNNVV, Ngân hàng luôn luôn có những định hướng rõ ràng để phát triển

nhóm khách hàng này. Chi nhánh đã đưa ra rất nhiều sản phẩm cho vay DNNVV phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Dưới đây là bảng số liệu số lượng DNNVV có quan hệ kinh doanh với chi nhánh.

Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh được giữ tương đối ổn định. Đây là nỗ lực lớn của toàn thể nhân viên chi nhánh trong việc tìm kiếm và quan hệ với khách hàng doanh nghiệp. Trong năm 2014 do có biến động lãi suất mạnh dẫn đến số lượng doanh nghiệp đến vay vốn của chi nhánh giảm nhẹ. Đây là ảnh hưởng của tình hình lãi suất đến tất cả các Ngân hàng. Trong cơ cấu khách hàng doanh nghiệp vay vốn ở chi nhánh có thể nhận thấy số lượng DNNVV chiếm tỉ lệ lớn khoảng 75%. Điều này khẳng định vai trò của DNNVV trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Trong những năm tới chi nhánh vẫn tiếp tục có định hướng cho vay DNNVV rõ ràng, đưa bộ phận khách hàng DNNVV vẫn là bộ phận khách hàng chiến lược.

4.2.1.2. Dư nợ tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dư nợ DNVVN (Khách hàng SME) của chi nhánh năm 2016 đạt 1.011,211 tỷ đồng, chiếm 62,8% dư nợ thời điểm của toàn chi nhánh. DNVVN có đặc điểm vay vốn giá trị nhỏ nên Ngân hàng có thể phân tán rủi ro và đối tượng khách hàng này chiếm 98% tổng số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam, do đó trong vài năm gần đây các Ngân hàng xác định DNVVN là khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, thời gian vừa qua kinh tế khó khăn Ngân hàng hạn chế giải ngân, các doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt các DNVVN từ đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp ngừng trệ sản xuất kinh doanh hoặc phá sản. Một phần gây ra thực trạng này là các DNVVN tại Việt Nam được thành lập ồ ạt, các cơ quan quản trị không kiểm soát được khả năng hoạt động của nhóm đối tượng khách hàng này, nhiều doanh nghiệp được thành lập có khả năng hoạt động cũng như tài chính yếu kém do đó đối tượng doanh nghiệp này tại Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ khó khăn chung của nền kinh tế. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản trị nhà nước nâng cao khả năng hoạt động của các DNVVN, rà soát kỹ năng lực của khách hàng trước khi quyết định cho thành lập doanh nghiệp.

a. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thái Nguyên nói chung và cơ cấu dư nợ đối với nhóm khách hàng DNNVV nói riêng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này thể hiện ở tỷ trọng dư nợ

ngắn hạn qua các năm 2014-2016 lần lượt là 83%;79,31% và 74,86%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung- dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ. DNNVV vay vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh lưu động trong khi vốn dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài. Vay ngắn hạn quay vòng vốn nhanh, cập nhật lãi suất nhanh hơn nhiều so với điều chỉnh, Ngân hàng ngại cho vay trung và dài hạn vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)