tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên
4.2.3.1. Quản trị rủi ro cho vay
a. Nhận diện rủi ro cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhận diện rủi ro là khâu quan trọng để đưa ra những biện pháp tối ưu ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có vấn đề. Nó quyết định đến hiệu quả các bước tiếp theo trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Tại MB Thái Nguyên đang áp dụng một số phương pháp chủ yếu để nhận dạng RRTD trong hoạt động cho vay đối với DNVVN như sau: Phương pháp phân tích báo cáo tài chính, phương pháp nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ, phương pháp giao tiếp.
Quá trình thực hiện công tác nhận diện rủi ro tại MB Thái Nguyên như sau:
- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:
Cán bộ tín dụng sau khi hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ xin cấp tín dụng đó. Mẫu hồ sơ yêu cầu khách hàng cung cấp cá thông tin chi tiết phục vụ công tác thẩm định tín dụng sau này. Các thông tin bao gồm: thông tin cơ bản về khách hàng, báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất, mục đích vay, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ. CBTD sau khi tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ.
Quá trình thẩm định hồ sơ: Từ nguồn thông tin được cung cấp, CBTD tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp theo hướng dẫn Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, CBTD cũng tiến hành tham khảo hồ sơ lưu trữ về những tổn thất quá khứ qua các biến cố rủi ro đã xảy ra đối với khách hàng đó. Tiếp theo, CB tín dụng tiến hành thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong tương lai có liên quan đến khoản tín dụng mà khách hàng đang xin vay. Ngân hàng đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu
vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá TSĐB và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ cấp tín dụng một cách hiệu quả. Cuối cùng CBTD thực hiện báo cáo thẩm định cho lãnh đạo phòng.
Sau đó lãnh đạo phòng sẽ trao đổi trực tiếp với CBTD để kiểm tra tính chính xác của hồ sơ, kịp thời pháp hiện những nguyên nhân có thể dẫn tới RRTD xuất phát từ bên trong Ngân hàng như: Nhân viên tín dụng chạy theo lợi nhuận, bất chấp các khoản cho vay không lành mạnh hoặc vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tài sản thế chấp và cầm cố, cho vay khống…
Mặt khác, lãnh đạo phòng cũng trực tiếp làm việc với khách hàng để kiểm tra, rà soát thông tin trên tờ trình một lần nữa. Thông qua giao tiếp, lãnh đạo phòng có thể đánh giá chính xác hơn về tư cách người vay và thông tin được cung cấp, từ đó phát hiện được các rủi ro tín dụng tiềm ẩn xuất phát từ khách hàng.
- Thẩm định RRTD độc lập: Kết quả kiểm tra lại của lãnh đạo phòng chuyển qua Phòng QLRR để thẩm định lại một lần nữa theo quy định của NHTM Cổ phần Quân đội. Cuối cùng Phòng QLRR thực hiện báo cáo thẩm định lên Hội đồng tín dụng trong đó phải nêu rõ những RRTD mà MB Thái Nguyên có thể gặp phải khi phê duyệt khoản tín dụng kèm theo biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Nhìn chung, công tác Nhận diện RRTD ở Ngân hàng MB Thái Nguyên được thực hiện theo trình tự khá chặt chẽ, trên thực tế các dấu hiệu rủi ro chủ yếu là do cán bộ tín dụng qua quá trình làm việc tự đúc kết hoặc qua trao đổi nội bộ để vận dụng khi đánh giá khách hàng, chứ chưa được một bộ phận chuyên biệt nào nghiên cứu, phân tích, dự báo và hệ thống đầy đủ thành từng nhóm dấu hiệu đảm bảo đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tài chính kinh doanh của khách hàng.
b. Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng
Việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng tại MB Thái Nguyên được thực hiện thông qua hoạt động xếp hạng khách hàng và quá trình thẩm định, phân tích khoản vay.
- Đối với hoạt động đo lường rủi ro, xếp hạng tín dụng khách hàng
lượng tín dụng theo khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà chi nhánh áp dụng bao gồm 4 bộ chỉ tiêu riêng biệt cho KHDN, KHCN, Hộ kinh doanh và các doanh nghiệp, dự án mới thành lập. Trong bộ chỉ tiêu KHDN sẽ có các bộ chỉ tiêu căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp: quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ và quy mô siêu nhỏ. Trong đó quy mô nhỏ được chia bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo 34 ngành nghề kinh tế khác nhau.
Chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, sự phù hợp của cơ cấu nguồn vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá về khả năng hoạt động của doanh nghiệp, triển vọng phát triển của ngành cũng như năng lực quản trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Tỷ trọng từng chỉ tiêu tài chính, phi tài chính ngoài phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh tế còn phụ thuộc vào các yếu tố: đây là khách hàng mới hay cũ, loại hình doanh nghiệp, chất lượng báo cáo tài chính.
Việc chấm điểm khách hàng được thực hiện trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng và được rà soát kết quả chấm điểm 6 tháng/lần.
Đối với hoạt động thẩm định, phân tích khoản vay
Bộ chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chỉ có thể đánh giá một cách tổng thể về khách hàng, chưa thể đánh giá cụ thể với từng khách hàng vì các khách hàng khác nhau sẽ có đặc điểm riêng mà bộ chỉ tiêu chưa phản ánh được. Vì vậy, các Ngân hàng hiện nay mới chỉ sử dụng hệ thống xếp hạng là công cụ bổ trợ trong công tác phân tích, thẩm định khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
Công tác thẩm định bao gồm thẩm định sự phát triển của ngành, thẩm định về khách hàng, thẩm định về khả năng hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh (đối với cấp hạn mức) hay thẩm định sự khả thi của phương án kinh doanh (đối với cho vay món) và thẩm định TSBĐ. Trong đó công tác thẩm định khách hàng là quan trọng nhất bao gồm:
Thẩm định tính pháp lý của khách hàng
Thẩm định năng lực, tính pháp lý của chủ sở hữu, ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng: thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, chính sách mua bán hàng, hệ thống phân phối.…
Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng: thẩm định khả năng thanh toán, thẩm định chất lượng các khoản mục BCTC đặc biệt là hàng tồn kho, khoản phải thu, thẩm định cơ cấu nguồn vốn đặc biệt lưu ý vấn đề lệch nguồn và thẩm định về khả năng sinh lời của khách hàng.
Đối với TSBĐ phải thẩm định tính pháp lý, giá trị, tính thanh khoản của TSBĐ, từ đó đề xuất nhận TSBĐ hay không, nếu có xác định tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị TSBĐ cho phù hợp với quy định và mức độ rủi ro của khách hàng.
Đối với bộ phận thẩm định tín dụng, công việc này được thực hiện tương đối tốt tuy nhiên khi chuyển đổi mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, CBTĐ sẽ được điều chuyển về trung tâm phê duyệt tín dụng tại hội sở thì công tác thẩm định này do CBTD chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, với đội ngũ CBTD hiện tại thì công tác thẩm định này để hoàn thành tốt tương đối khó vì CBTD của chi nhánh đã quen với việc tìm kiếm, quản trị khách hàng mà không thực hiện thẩm định về chi tiết khách hàng.
- Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Trong giai đoạn 2014 – 2016, MB Thái Nguyên đã thực hiện chấm điểm XHTD NB với mục đích cho vay và mục đích phân loại nợ.
Từ bảng kết quả chấm điểm XHTD NB có thể thấy trong năm 2014, đa số khách hàng DNVVN đang được đánh giá ở mức độ rủi ro thấp. Số khách hàng xếp hạng từ AA+ đến AA- là 61 khách hàng, chiếm tỷ lệ 88% số lượng khách hàng được chấm điểm. Về dư nợ được chấm điểm, có 525,131 tỷ đồng được xếp vào mức rủi ro thấp, tương ứng 56% dư nợ.
Năm 2015, Số khách hàng DNVVN xếp hạng từ AA+ đến AA- là 69 khách hàng, tương ứng 90% số lượng khách hàng được chấm điểm. Về dư nợ, có 477,850 tỷ đồng được xếp ở mức rủi ro thấp, tương ứng với 48% dư nợ .
Năm 2016, số khách hàng DNVVN xếp hạng từ AA+ đến AA- là 72 khách hàng, chiếm tỷ lệ 83,7% số lượng khách hàng được chấm điểm. Về dư nợ, có 525,830 tỷ đồng được xếp ở mức rủi ro thấp, tương ứng với 52%.
Bảng 4.9. Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh
Thái Nguyên năm 204-2016
Xếp hạng
Phân loại mức độ rủi
ro
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lượng KH Dư nợ (tỷ đồng) Số lượng KH Dư nợ (tỷ đồng) Số lượng KH Dư nợ (tỷ đồng) AA+ Rủi ro thấp 22 189,047 20 143,355 25 126,197 AA 19 162,791 33 133,798 32 89,391 AA- 20 173,293 16 200,697 15 310,242 BB+ Rủi ro trung bình 3 290,991 4 286,956 7 256,310 BB 3 115,840 2 225,964 3 124,961 BB- 1 2,560 1 3,541 2 69,700 CC+ Rủi ro cao 1 3,215 1 1,210 2 34,410 CC CC-
Nguồn: Báo cáo XHTD NB (2014-2016) Tỷ lệ khách hàng có mức rủi ro trung bình (xếp hạng BB+, BB, BB-) giữ ổn định ở mức 5% trong hai năm 2014, 2015. Đến năm 2016 tỷ lệ này tăng nhẹ lên 9%. Tuy số lượng khách hàng thuộc hạng này thấp nhưng tỷ lệ dư nợ có mức rủi ro trung bình lên tới 45% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do các khách hàng xếp vào mức rủi ro trung bình là những khách hàng có dư nợ lớn nên xét về tỷ lệ khách hàng thì rất thấp, nhưng nếu xét về tỷ lệ dư nợ thì lại cao hơn rất nhiều.
Kết quả trên cho thấy có thể hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB Thái Nguyên còn nhiều hạn chế, kết quả xếp hạng chưa chính xác, chưa đo lường đúng mức độ rủi ro của khách hàng hoặc khâu kiểm soát rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay của Ngân hàng chưa chặt chẽ và phù hợp dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.
Hiện tại, MB Thái Nguyên đang tích cực tiến hành sửa đổi, nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để có thể thực hiện phân loại nợ chính xác bằng phương pháp định tính theo yêu cầu của Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng.
c. Thực trạng kiểm soát rủi ro cho vay
cho vay như sau:
- Xây dựng mô hình tổ chức tín dụng theo chuẩn quốc tế.
- Xây dựng và ban hành văn bản chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng như: Chính sách tín dụng; Quy trình cấp và quản lý tín dụng; Cơ chế thẩm quyền phán quyết tín dụng; Quy trình xử lý nợ có vấn đề.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. * Mô hình tổ chức tín dụng
Mô hình tổ chức tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội được chuyển đổi theo các nguyên tắc quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế Basel II vào năm 2013, cụ thể là:
- Nguyên tắc tập trung: các rủi ro được quản lý tập trung tại Ủy Ban quản lý và xử lý rủi ro tại Hội sở chính. Lãnh đạo phụ trách trên cơ sở đó báo cáo lên Tổng giám đốc, Hội đồng Tín dụng, HĐQT theo đúng phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng đối với từng cấp quản lý.
- Nguyên tắc độc lập, khách quan: mô hình quản lý rủi ro tín dụng của NHTM CP Quân đội được hình thành với sự tách bạch rõ ràng giữa 3 bộ phận:
+ Bộ phận kinh doanh (cán bộ tín dụng) (Front office) đóng vai trò thiết lập, củng cố, phát triển nền khách hàng và là người đề xuất các sản phẩm, dịch vụ vay vốn cung cấp cho khách hàng.
+ Bộ phận quản lý rủi ro (Middle office): đóng vai trò là vòng kiểm soát thứ 2 độc lập với bộ phận kinh doanh. Thực hiện rà soát, phân tích, đánh giá rủi ro đối với các đề xuất vay vốn do bộ phận front office chuyển sang, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Bộ phận tác nghiệp (Back office) là bộ phận chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào hệ thống, quản lý toàn bộ hồ sơ vay vốn và thực hiện chức năng báo cáo.
* Các văn bản chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng
- Cơ chế thẩm quyền phán quyết tín dụng
Hiện nay, NHTM CP Quân đội đã ban hành cơ chế phân cấp thẩm quyền phán quyết tại Hội sở chính và các Chi nhánh tùy theo quy mô, địa bàn hoạt động của từng chi nhánh, tùy theo trình độ năng lực và phẩm chất của người được ủy quyền đồng thời bảo đảm hiệu quả, an toàn của vốn tín dụng, tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt tín dụng.
Cơ chế phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng hiện tại của NHTM CP Quân đội gồm các nội dung chính sau đây:
- Hội đồng tín dụng phê duyệt tín dụng đối với những khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền phán quyết của Tổng Giám đốc; Đối với khoản cấp tín dụng có giá trị lớn (từ 10% vốn tự có), HĐQT phải được thông tin, báo cáo và phê duyệt tín dụng nhằm mục đích nâng cao tính hiệu quả sử dụng vốn và tránh cấp tín dụng dàn trải, nhiều rủi ro. Đồng thời, HĐQT chỉ thực hiện phê duyệt chính sách, giới hạn tín dụng ở một số lĩnh vực và ngành nghề chủ yếu.
- Tổng Giám đốc được quyền phán quyết cấp tín dụng đối với những khoản cấp tín dụng tối đa 5 triệu USD và được quyền ủy quyền phán quyết cho từng Chi nhánh tùy theo đặc điểm, địa bàn hoạt động của từng chi nhánh;
- Người được phân cấp thẩm quyền phán quyết có quyền quyết định, ký kết các hợp đồng, chứng từ giao dịch và các văn bản có liên quan trong phạm vi được phân cấp thẩm quyền.
- Người được phân cấp thẩm quyền phán quyết cao hơn được quyền sửa đổi, bổ sung các nội dung phê duyệt của người được phân cấp thẩm quyền phán quyết thấp hơn.
Mức ủy quyền phán quyết cho từng Chi nhánh tùy theo đặc điểm, địa bàn hoạt động của từng chi nhánh. Chẳng hạn theo Quyết định số 230/QĐ-QLRR ngày 19/05/2011 về phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại Sở giao dịch NHTM CP Quân đội
- Giám đốc chi nhánh được Tổng giám đốc ủy quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt các khoản tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tối đa 200 tỷ đồng và thời hạn tối đa 5 năm; đối với khách hàng cá nhân tối đa là 20 tỷ đồng, hộ gia đình… tối đa 10 tỷ đồng và thời hạn tối đa 5 năm.
- Phó Giám đốc chi nhánh được Tổng giám đốc ủy quyền quyết định và