Định hướng và một số giải pháp nhằm nhằm tăng cườngquản trị rủi ro cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 96)

QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

4.4.1 Định hướng quản trị rủi ro cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020

NHTM CP Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên định hướng quản trị rủi ro cho vay DNVVN theo chuẩn mực quốc tế và theo đó luôn coi công tác quản trị rủi ro cho vay DNVVN là công cụ quan trọng hỗ trợ cho hoạt động tín dụng và đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra an toàn, hiệu quả và hướng tới mục tiêu lợi nhuận chung của ngân hàng. Trên cơ sở đó, NHTM CP Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên định hướng quản trị rủi ro cho vay đối với khách hàng DNVVN trong giai đoạn tới như sau:

- Thực hiện nâng cấp hệ thống XHTD nội bộ để đáp ứng kịp thời yêu cầu của NHNN tại Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT- NHNN về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích lập DPRR.

- Nghiên cứu và xây dựng phương pháp đo lường RRTD theo hướng lượng hóa rủi ro theo Basel II.

- Tích cực xử lý nợ xấu, thu hồi vốn vay nhằm đạt được mục tiêu tỷ lệ nợ xấu đã đề ra. Kiên quyết xử lý TSĐB đối với những khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặc xét thấy không có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh.

- Chủ động rà soát, đánh giá khách hàng theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN và thông tư 09 sửa đổi thông tư 02 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng DPRR để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD để có biện pháp xử lý phù hợp; chú trọng các khách hàng nợ nhóm 1, nhóm 2 đang có nợ quá hạn, nợ được cơ cấu lại sẽ phải chuyển nhóm nợ xấu để có phương án xử lý. Xây dựng giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.

- Trích lập DPRR tín dụng đầy đủ theo quy định của NHNN.

Trên cơ sở những phân tích, đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro cho vay đối với DNVVN tại NHTM CP Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên, đồng thời phát hiện những nguyên nhân của hạn chế, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro, tập trung vào hai nhóm là giải pháp trực tiếp (mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ) và giải pháp bổ trợ (có tác dụng tạo điều kiện áp dụng thành công giải pháp trực tiếp

4.4.2. Nhóm giải pháp trực tiếp nhằm tăng cường quản trị rủi ro

4.4.2.1. Tăng cường nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro là bước đi đầu tiên, quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, quyết định hiệu quả của các bước tiếp theo. Chính vì thế, NHTM CP Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên cần thiết phải tăng cường hơn nữa công tác nhận dạng rủi ro tín dụng. Hiện nay, các cán bộ Ban QLRR tại Hội sở chính NHTM CP Thương mại CP Quân đội vừa thực hiện nhiệm vụ rà soát đề xuất tín dụng, vừa đang đảm nhiệm công tác nhận diện rủi ro tín dụng, do đó tính chuyên nghiệp chưa cao, tính cập nhật còn chậm chủ yếu là do không đi sát vào thực tế môi trường hoạt động của từng địa bàn. Việc thu thập thông tin ngành đôi khi gặp khó khăn vì việc phân tích chủ yếu dựa vào khả năng phán đoán, nhận biết và hiểu biết chủ quan của cán bộ tín dụng. Vì vậy, việc thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích dự báo kinh tế tại Hội sở chính và các Chi nhánh là điều hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, khi mà các biến động kinh tế diễn ra hàng ngày

rất sôi động, khó lường. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ tổng kết những rủi ro thường xảy ra và đúc kết hệ thống thành các nhóm dấu hiệu nhận biết nhằm giảm áp lực cho cán bộ tín dụng và tập trung hơn vào chuyên môn.

4.4.2.2. Tăng cường đo lường rủi ro tín dụng *Nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Trên cơ sở phân tích những hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM CP Quân đội tại mục 2.3 và theo yêu cầu của Thông tư 09/2014/TT- NHNN về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng trong thời gian tới, tác giả đề xuất:

- Thực hiện sửa đổi, bổ sung bộ chỉ tiêu phi tài chính:

+ Bổ sung các chỉ tiêu về TSĐB như: loại tài sản, chủ sở hữu của tài sản, giá trị tài sản trên dư nợ cho vay, tính thanh khoản của tài sản, khả năng thay đổi giá trị của tài sản, thời gian xử lý tài sản,…

+ Cần có những chỉ tiêu phi tài chính riêng đối với đối tượng khách hàng mới, chưa có quan hệ tín dụng với NHTM CP Quân đội. Bổ sung các chỉ tiêu về lịch sử trả nợ của khách hàng tại NHTM CP Quân đội và các TCTD khác.

- NHTM CP Quân đội cần nghiên cứu và ban hành cẩm nang hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng, trong đó hướng dẫn chi tiết về cách xác định, đánh giá và chấm điểm các chỉ tiêu. Đây là cơ sở quan trọng giúp việc chấm điểm xếp hạng tín dụng trở nên khách quan và thống nhất trên toàn hệ thống NHTM CP Quân đội. Ngoài ra có thể lược bỏ bớt một số chỉ tiêu phi tài chính mà việc chấm điểm chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của CBTD.

- Cần cập nhật báo cáo tài chính theo quý: theo đó, khi thực hiện chấm điểm căn cứ vào báo cáo tài chính, cần sử dụng báo cáo tài chính của quý liền kề trước để việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính bám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hơn.

* Nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và năng lực cho Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng

Hiện tại Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng chỉ có chức năng kiểm tra lại kết quả xếp hạng của chi nhánh và đơn vị kinh doanh gửi lên. Chính vì thế NHTM CP Quân đội cần trao trách nhiệm chấm điểm tập trung cho bộ phận này. Theo đó, bộ phận này sẽ thực hiện chấm điểm dựa trên hồ sơ khách hàng từ chi nhánh, đơn vị kinh doanh. Lãnh đạo bộ phận sẽ thực hiện duyệt chấm điểm để

đảm bảo quá trình chấm điểm khách quan và chính xác hơn. Bên cạnh đó, bộ phận này phải thường xuyên rà soát, đánh giá lại bộ chỉ tiêu và sửa đổi sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng của NHTM CP Quân đội.

Việc thực hiện chấm điểm XHTD tập trung sẽ hạn chế được tình trạng chất lượng chấm điểm không đồng đều giữa các đơn vị kinh doanh, chi nhánh, phòng giao dịch. Đồng thời các cán bộ chuyên trách về XHTD NB là những người có nghiệp vụ, có chuyên môn và thường xuyên được cập nhật, nâng cao trình độ về lĩnh vực này nên chất lượng chấm điểm XHTD NB chắc chắn sẽ tốt hơn so với mô hình chấm điểm XHTD trực tiếp tại các chi nhánh.

* Nghiên cứu và xây dựng phương pháp đo lường Rủi ro cho vay theo hướng lượng hóa rủi ro

Ngoài việc đo lường và đánh giá khách hàng thông qua hệ thống XHTD nội bộ như hiện tại, NHTM CP Quân đội có thể nghiên cứu áp dụng bổ sung phương pháp định lượng dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB - Internal Ratings Based) theo khuyến nghị của Basel II. Phương pháp này đã thể hiện được ưu thế vượt trội nhờ vào tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn.

Theo đó, phương pháp này giúp NHTM CP Quân đội đo lường được tổn thất dự kiến và ngoài dự kiến thông qua nghiên cứu các chỉ số PD, LGD, EL, UL. Trong đó: EL (Expected Loss): tổn thất dự kiến

UL (Unexpected Loss): tổn thất ngoài dự kiến

PD (probability of default): Xác suất vỡ nợ của KH/ngành hàng LGD (Loss given default): tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.

EAD: số dư nợ vay của khách hàng/ ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ. EDF: là xác suất vỡ nợ kỳ vọng của một khách hàng/ngành hàng. EL = PD x LGD x EAD

(1 ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UL LGD x EAD EDF EDF

Với việc xác định được tổn thất ước tính của một khoản cho vay, ngân hàng sẽ thực hiện được thêm các mục tiêu như: nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay; trích lập chính xác hiệu quả quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, tránh trường hợp trích lập quá nhiều ảnh hưởng đến lợi

nhuận của ngân hàng hoặc trích lập quá ít không phản ánh đúng hoạt động kinh doanh và không đảm bảo khả năng chống đỡ của ngân hàng khi rủi ro xảy ra và cuối cùng là tăng cường quản trị nhân sự cụ thể là quản trị đội ngũ cán bộ tín dụng thông qua kết quả phản ánh chất lượng tín dụng của các khoản vay.

Ngoài ra, khi các thước đo RRTD là EL và UL được lượng hóa thì Ngân hàng sẽ có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo phương châm rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro:

Với cách tính như trên, ngân hàng sẽ tránh được việc cho vay không bù đắp được rủi ro. Như vậy, việc xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB là xu thế tất yếu của các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập và NHTM CP Quân đội cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, để thiết lập được hệ thống tính toán bất kỳ chỉ tiêu nào trong số 3 chỉ tiêu PD, LGD hay EAD đòi hỏi NHTM CP Quân đội cần phải từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học và đầu tư những chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại.

4.4.2.3. Tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay

* Tăng cường công tác kiểm soát trong quá trình cấp tín dụng

NHTM CP Quân đội chi nhánh Thái Nguyên phải tăng cường hoạt động kiểm soát RRTD đối với DNVVN, đặc biệt là trong khi cấp tín dụng. Định kỳ hàng tháng hoặc quý phải thực hiện đo lường rủi ro tín dụng và đối chiếu với kết quả đo lường trước khi cho vay. Nếu có sai khác phải tìm hiểu rõ nguyên nhân

xuất phát từ khách quan hay chủ quan và có biện pháp thích hợp và kịp thời để hạn chế rủi ro, chẳng hạn như:

+ Nếu kết quả đo lường trong quá trình cho vay cao hơn kết quả ban đầu (nghĩa là khách hàng được xếp ở hạng cao hơn hạng ban đầu) thì Ngân hàng có thể đưa ra những chính sách như: cho vay thêm, giảm lãi suất, giảm tài sản đảm bảo.

+ Nếu kết quả đo lường thấp hơn kết quả ban đầu thì phải tìm hiểu nguyên nhân do khách quan hay chủ quan. Trường hợp nguyên nhân do chủ quan phải có biện pháp xử lý để loại trừ, trường hợp do nguyên nhân khách quan có biện pháp hạn chế tổn thất: tăng tài sản đảm bảo,…

* Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ

Để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ và thực hiện trong phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng, NHTM CP Quân đội cần bổ sung nhân sự có kinh nghiệm cho bộ phận kiểm toán nội bộ và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và chế tài cụ thể đối với bộ phận kiểm toán nội bộ trong việc theo dõi, quản lý thực hiện thẩm quyền phán quyết của từng chi nhánh nhằm nâng cao vai trò kiểm soát hoạt động tín dụng của bộ phận kiểm toán nội bộ để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh do việc chậm phát hiện và xử lý vi phạm mức thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng.

4.4.2.4. Tăng cường xử lý rủi ro cho vay

* Tăng cường các biện pháp xử lý nợ có vấn đề

Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, trong xử lý nợ có vấn đề, cần tập trung thực hiện theo các bước sau:

- Làm rõ thực trạng kinh doanh, tình trạng TSĐB, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, khả năng xử lý TSĐB, sự hợp tác của khách hàng để có hướng xử lý phù hợp. Ngoài ra, cần bám sát tình hình của khách hàng: luồng tiển ra, luồng tiền vào của khách hàng một cách thường xuyên để có thể thu nợ kịp thời.

- Lựa chọn phương pháp xử lý: Ngoài việc sử dụng các phương pháp truyền thống như: phương pháp khai thác (cho vay thêm, bổ sung tài sản đảm bảo, cơ cấu nợ, yêu cầu bên thứ ba trả nợ thay…), phương pháp thanh lý (xử lý tài sản đảm bảo, thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ…). NHTM CP Quân đội có thể xem xét áp dụng một số phương pháp mới như:

+ Thu nợ có chiết khấu: Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho khách hàng, giá trị chiết khấu do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán dứt điểm nợ, ngân hàng tuy phải chịu lỗ nhưng đổi lại cũng sớm thu hồi được phần vốn và cắt bỏ được khoản nợ khó đòi này.

* Nâng cao chất lượng thẩm định Tài sản đảm bảo

Để việc xử lý TSĐB đạt hiệu quả cao thì ngay từ khâu thẩm định TSĐB các cán bộ thẩm định đã phải đánh giá một cách chính xác, chặt chẽ về các mặt của TSĐB đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu TSĐB, tính thanh khoản của TSĐB, khả năng chuyển nhượng và phán đoán được khả năng tăng giảm giá trị của TSĐB trong tương lai.

Một điều quan trọng nữa là việc định giá TSĐB phải được thực hiện một cách cẩn trọng, định giá đúng theo giá trị thực của tài sản, tránh trường hợp cán bộ tín dụng định giá tài sản cao hơn giá trị thực, dẫn đến việc sau khi xử lý TSĐB thì số tiền thu hồi được không đủ trả nợ vay. Đối với những khoản vay lớn, NHTM CP Quân đội có thể thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp để đảm bảo kết quả định giá khách quan và chính xác hơn.

Thường xuyên đánh giá lại giá trị TSĐB: Sau khi cấp tín dụng, NHTM CP Quân đội cần phải theo dõi TSĐB về vấn đề sử dụng, bảo quản và đánh giá lại giá trị của TSĐB theo thị giá, nếu tài sản bị giảm giá trị thì cần yêu cầu khách hàng bổ sung kịp thời để đảm bảo tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB ở mức an toàn. * Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Hiện nay có nhiều biện pháp được dùng để bù đắp khi tổn thất xảy ra như: Sử dụng các công cụ phái sinh (hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền tín dụng), mua bán nợ, công cụ bảo hiểm, tài sản đảm bảo nợ vay… Tuy nhiên trong điều kiện thị trường tài chính trong nước còn chưa phát triển, biện pháp hữu hiệu hiện nãy vẫn là sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay. Một số giải pháp cần thực hiện như:

+ Trong điều kiện cấp tín dụng, NHTM CP Quân đội- Chi nhánh Thái Nguyên nên yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm công trình, máy móc thiết bị, mua bảo hiểm cho hàng hóa là tài sản hình thành từ vốn vay, mua bảo hiểm cho nguyên vật liệu… đồng thời, trên hợp đồng bảo hiểm ghi rõ người thụ hưởng đầu tiên khi có rủi ro xảy ra là NHTM CP Quân đội- Chi nhánh Thái

Nguyên. Phương pháp này sẽ giúp NHTM CP Quân đội- Chi nhánh Thái Nguyên đội tránh được tổn thất khi tiên tai, hỏa hoạn... xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng.

+ Xem xét kỹ tính pháp lý của TSĐB, tuân thủ quy định về các thủ tục pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 96)