Cho vay vốn là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, do vậy chi nhánh luôn coi trọng chất lượng công tác đầu tư vốn tín dụng. Dựa trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn, chi nhánh đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá và xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý sao cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Chi nhánh luôn chú trọng phát triển để cho vay trở thành mảng hoạt động lớn và chủ yếu, trên cơ sở lựa chọn khách hàng, đội ngũ chuyên viên của chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định phương án vay và tiến hành cho vay đối với các dự án, phương án đủ điều kiện và có hiệu quả, từ đó mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, tình hình cho vay của chi nhánh đã đạt được các kết quả đáng khích lệ như sau:
Bảng 4.2. Tổng hợp tình hình cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2015/ 2014 2016/ 2015 Dư nợ cho vay 1.532,25 100 1.590,29 100 1.610,21 100 103,79 101,25 DN lớn 330,966 21,6 341,912 21,5 333,313 20,7 103,31 97,49 DNVVN 937,737 61,2 995,521 62,6 1.011,211 62,8 103,16 101,58 Cá nhân 263,547 17,2 252,857 15,9 265,686 16,5 95,94 101,51 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của chi nhánh (2014-2016) Tổng dư nợ cho vay của MB Thái Nguyên ngày càng tăng qua các năm, cụ thể năm 2014 tổng dư nợ đạt 1.532,25 tỷ đồng đến năm 2016 đạt 1.610,21 tỷ đồng, tăng 77,96 tỷ đồng. MB Thái Nguyên nhìn nhận các DNVVN là đối tượng làm ăn hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển và phù hợp với khả năng nguồn vốn của ngân hàng. Với định hướng phát triển nhóm khách hàng này, MB Thái Nguyên thực hiện chính sách không phân biệt đối xử đối với mọi qui mô doanh nghiệp, loại hình, thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, để thu hút và giữ vững các khách hàng tốt, chi nhánh đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ phi tài chính như cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo, tổ chức hội nghị, hội thảo, hỗ trợ khách hàng DNVVN tham gia các sự kiện nên nợ cho
vay DNVVN của chi nhánh tăng đều qua các năm, và chiếm tỷ trọng lớn khoảng trên 60% trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay.Như vậy có thể thấy mặc dù áp lực cạnh tranh giữa các ngân hang diễn ra ngày càng tăng nhưng MB Thái Nguyên vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về vốn huy động và vốn cấp tín dụng. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch một cửa INCAS và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường cùng với chiến lược phát triển thị trường tại các vùng kinh tế phát triển. Ngân hàng đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển dời cơ cấu cho vay. Cụ thể cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn han, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý. Ngân hàng đã tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối không chỉ là các phòng giao dịch và điểm tiết kiệm mà còn là kênh Ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân; từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.