Thực trạng tín dụng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 63 - 67)

Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên

4.2.1.1. Số doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên

Bảng 4.3. Số lượng DNVVN vay vốn tại Ngân hàng năm 2014-2016 Đơn vị: Số doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng 2015/2014 2016/2015

Tổng DN 72 100 83 100 95 100 115,28 115,66

DN lớn 4 5,5 6 7,2 9 9,5 28,8 131,94

DNVVN 69 94,5 77 92,8 86 90,5 111,59 97,52

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Thái Nguyên (2014-2016) Từ khi thành lập năm 2008 chi nhánh đã xác định khách hàng mục tiêu là các DNNVV, Ngân hàng luôn luôn có những định hướng rõ ràng để phát triển

nhóm khách hàng này. Chi nhánh đã đưa ra rất nhiều sản phẩm cho vay DNNVV phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Dưới đây là bảng số liệu số lượng DNNVV có quan hệ kinh doanh với chi nhánh.

Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh được giữ tương đối ổn định. Đây là nỗ lực lớn của toàn thể nhân viên chi nhánh trong việc tìm kiếm và quan hệ với khách hàng doanh nghiệp. Trong năm 2014 do có biến động lãi suất mạnh dẫn đến số lượng doanh nghiệp đến vay vốn của chi nhánh giảm nhẹ. Đây là ảnh hưởng của tình hình lãi suất đến tất cả các Ngân hàng. Trong cơ cấu khách hàng doanh nghiệp vay vốn ở chi nhánh có thể nhận thấy số lượng DNNVV chiếm tỉ lệ lớn khoảng 75%. Điều này khẳng định vai trò của DNNVV trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Trong những năm tới chi nhánh vẫn tiếp tục có định hướng cho vay DNNVV rõ ràng, đưa bộ phận khách hàng DNNVV vẫn là bộ phận khách hàng chiến lược.

4.2.1.2. Dư nợ tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dư nợ DNVVN (Khách hàng SME) của chi nhánh năm 2016 đạt 1.011,211 tỷ đồng, chiếm 62,8% dư nợ thời điểm của toàn chi nhánh. DNVVN có đặc điểm vay vốn giá trị nhỏ nên Ngân hàng có thể phân tán rủi ro và đối tượng khách hàng này chiếm 98% tổng số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam, do đó trong vài năm gần đây các Ngân hàng xác định DNVVN là khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, thời gian vừa qua kinh tế khó khăn Ngân hàng hạn chế giải ngân, các doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt các DNVVN từ đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp ngừng trệ sản xuất kinh doanh hoặc phá sản. Một phần gây ra thực trạng này là các DNVVN tại Việt Nam được thành lập ồ ạt, các cơ quan quản trị không kiểm soát được khả năng hoạt động của nhóm đối tượng khách hàng này, nhiều doanh nghiệp được thành lập có khả năng hoạt động cũng như tài chính yếu kém do đó đối tượng doanh nghiệp này tại Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ khó khăn chung của nền kinh tế. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản trị nhà nước nâng cao khả năng hoạt động của các DNVVN, rà soát kỹ năng lực của khách hàng trước khi quyết định cho thành lập doanh nghiệp.

a. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thái Nguyên nói chung và cơ cấu dư nợ đối với nhóm khách hàng DNNVV nói riêng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này thể hiện ở tỷ trọng dư nợ

ngắn hạn qua các năm 2014-2016 lần lượt là 83%;79,31% và 74,86%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung- dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ. DNNVV vay vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh lưu động trong khi vốn dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài. Vay ngắn hạn quay vòng vốn nhanh, cập nhật lãi suất nhanh hơn nhiều so với điều chỉnh, Ngân hàng ngại cho vay trung và dài hạn vì phải lo tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của mình.

Bảng 4.4. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2015/ 2014 2016/ 2015 Dư nợ ngắn hạn 778,416 83.01 731,764 79,31 756,993 74,86 94 103,45 Dư nợ trung-dài hạn 159,321 16.99 205,973 20,69 254,218 25,14 129,28 123,42 Dư nợ DNNVV 937,737 100.00 995,521 100 1.011,211 100 106,61 101,57 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Thái Nguyên (2014-2016) b. Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cùng với việc đa dạng hóa cho vay doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu khác nhau. MB Thái Nguyên còn thực hiện đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế.

Dư nợ cho vay DNNVV của Ngân hàng tăng trưởng cả ở ba ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Trong đó ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 65%, tiếp đến ngành thương mại với tỷ trọng khoảng 20%, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất khoảng 15%. Sở dĩ ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất là do địa bàn Thái Nguyên có khu công nghiệp sắt thép rất nhiều công ty sản xuất, thương mại đến vay vốn tại Ngân hàng.

Bảng 4.5. Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế năm 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Ngành nghề

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

( %) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2015/ 2014 2016/ 2015 Nông nghiệp 135,502 14,45 131,309 13,19 129,333 12,79 96,90 98,50 Công nghiệp 607,373 64,77 659,732 66,27 672,253 66,48 108,62 101,89 Thương mại, dịch vụ 194,862 20,78 204,580 20,55 209,625 20,73 104,99 102,46 Dư nợ DNNVV 937,737 100 995,521 100 1.011,211 100 106,16 101,16 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Thái Nguyên (2014-2016) c. Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo tiền vay đối với cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong thực tế, ngoài các doanh nghiệp lớn, hộ sản xuất nông nghiệp vay từ 10 triệu trở xuống và các khách hàng truyền thống có quan hệ lâu năm với Ngân hàng thì các doanh nghiệp còn lại đều phải áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay. Đặc biệt cho vay các DNVVN có rủi ro nhiều hơn so với cho vay doanh nghiệp lớn, nên phần lớn các DNVVN vay vốn tại Ngân hàng đều phải có tài sản đảm bảo.

Bảng 4.6. Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo tiền vay năm 2014-2016

Đơn vị: Tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2015/ 2014 2016/ 2015 Dư nợ DNVVN có TSĐB 922,077 98,33 984,371 98,88 1.002,413 99,13 106,76 101,83 Dư nợ DNVVN không có TSĐB 15,66 1,67 11,150 1,12 8,787 0,87 71,20 78,80 Dư nợ DNVVN 937,737 100 995,521 100 1.011,211 100 106,16 101,16 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Thái Nguyên (2014-2016) Tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro bị mất vốn do khách hàng không thể trả được nợ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Ngân hàng ngày càng đẩy mạnh

hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, tránh cho Ngân hàng rơi vào khủng hoảng có thể phá sản do mất vốn từ các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Chỉ một số DNNVV do kinh doanh hiệu quả, ổn định, có tín nhiệm cao với Ngân hàng nên được Ngân hàng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc có tài sản đảm bảo một phần. Qua các năm dư nơ các DNNVV có tài sản đảm bảo lần lượt là 922,077 tỷ đồng; 984,371; 1.002,413 tỷ đồng chiếm khoảng 98% trên tổng dư nợ cho vay DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 63 - 67)