Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại quế võ, bắc ninh 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái bọ phấn trắng bemisia tabaci (gennadius (Trang 29)

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2017 đến tháng 3/2018.

3.3. VẬT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG, DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU 3.3.1. Vật liệu nghiên cứu

- Các giống khoai tây trồng phổ biến tại huyện Quế Võ: Marabel, Solara và Markies.

- Thuốc hóa học sử dụng làm thí nghiệm: Miretox 10WP, Oshin 20WP, Actara 25WP, Applaud 10WP.

3.3.2. Đối tƣợng nghiên cứu

- Các loài sâu, nhện hại trên cây khoai tây tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông năm 2017 (từ tháng 11 đến tháng 2) và vụ xuân 2018 (từ tháng 1 đến tháng 3).

- Bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Gennadius).

3.3.3. Dụng cụ nghiên cứu

- Dụng cụ thu thập mẫu: Vợt bắt côn trùng, ống hút côn trùng, bút lông, panh, bút để ghi mẫu, hộp đựng mẫu, hộp pettri, kính lúp cầm tay, túi nilon, kéo, cồn, sổ và bút ghi chép số liệu.

- Dụng cụ nuôi sinh học: Chậu trồng cây khoai tây đường kính 25 x 20cm, đất sạch để trồng cây khoai tây, củ giống khoai tây sạch, hộp nuôi sâu các cỡ, bông, kéo, giấy thấm, bình xịt nước, máy ảnh, kính hiển vi, kính lúp soi nổi, sổ và bút ghi chép số liệu.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra, xác định thành phần, độ thường gặp của sâu, nhện hại và thiên địch trên cây khoai tây tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh.

- Điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên 3 giống khoai tây (Marabel, Solara và Markies), tại 3 xã và 2 vụ (vụ đông 2017 và vụ xuân 2018) tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci trên khoai tây và cà chua trong phòng thí nghiệm.

- Xác định hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ phấn trắng trong phòng thí nghiệm.

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Điều tra, xác định thành phần, độ thƣờng gặp của sâu, nhện hại và thiên địch của chúng trên cây khoai tây

- Điều tra trên cây khoai tây trồng ngoài ruộng sản xuất đại trà tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Điều tra theo quy chuẩn QCVN 01-38:2010/BNNPTNT.

- Điều tra thu thập tự do theo không gian, không cố định điểm, số điểm điều tra càng nhiều càng tốt. Dùng vợt và bắt bằng tay các loài sâu, nhện hại và thiên địch trên cây khoai tây được trồng ngoài đồng ruộng mang về phòng thí nghiệm để định loại.

Mức độ xuất hiện của các loài được đánh giá theo tần suất bắt gặp như sau: Số điểm bắt gặp cá thể loài

Mức độ phổ biến (%) = --- x 100 Tổng số điểm điều tra

Mức độ phổ biến của cá thể loài được đánh giá theo thang bậc sau: -: Rất ít phổ biến (độ bắt gặp) < 25%

+: Ít phổ biến (độ bắt gặp) từ 25 – 50% ++: Phổ biến (độ bắt gặp) từ 50 – 75% +++: Rất phổ biến (độ bắt gặp) > 75%

3.5.2. Điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci ngoài đồng ruộng

3.5.2.1. Điều tra ngoài đồng ruộng

- Điều tra diễn biến mật độ được thực hiện theo quy chuẩn QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT

khoai tây (giống Marabel; giống Solara và giống Markies); trên ruộng không và có bón silic; tại 3 xã (Việt Hùng; Nhân Hòa và Bồng Lai); trên 2 vụ (đông 2017 và xuân 2018).

- Lượng phân bón sử dụng trên ruộng bón và không bón silic

Loại phân bón

Liều lƣợng sử dụng (kg/sào 360m2) Không bón silic Bón phân silic

Đạm 10 5

Lân 15 15

Kali 10 6

Silic - 5

- Điều tra theo định kỳ 7 ngày 1 lần, theo dõi mật độ bọ phấn trắng trên 3 giống khoai tây Solara, Marabel và Markies. Tại điểm nghiên cứu chọn 3 ruộng khoai tây đại diện cho 3 giống khoai tây cần nghiên cứu. Tại mỗi ruộng trồng khoai tây đã chọn, tiến hành quan sát mật độ ấu trùng bọ phấn trắng ở 10 điểm trên hai đường chéo góc, các điểm cách bờ 2m. Mỗi điểm điều tra 5 cây. Mỗi cây điều tra ngẫu nhiên 3 lá chét thuộc 3 phần tầng lá khác nhau (phần ngọn cây, phần giữa cây và phần gốc cây). Thu lá khoai tây mang về phòng thí nghiệm để đếm số lượng ấu trùng bọ phấn trắng dưới kính lúp soi nổi.

Chỉ tiêu theo dõi mật độ bọ phấn trắng được tính theo công thức: Tổng số cá thể ghi nhận được

Mật độ (con/lá) = --- Tổng số lá điều tra

Trong quá trình điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trắng tiến hành đồng thời việc thu thập các dẫn liệu về kỹ thuật canh tác, khí hậu thời tiết.

3.5.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci trên cây khoai tây và cà chua trong phòng thí nghiệm khoai tây và cà chua trong phòng thí nghiệm

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci được tiến hành trong phòng thí nghiệm của Trạm KDTV nội địa - Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Ninh.

Nhân nguồn bọ phấn trắng

Trồng cây ký chủ của bọ phấn trắng: Cho đất sạch vào chậu dùng để trồng cây khoai tây có đường kính 25 x 20cm sao cho đất cách miệng chậu khoảng 3cm. Vùi củ khoai tây giống vào trong chậu. Hàng ngày tưới ẩm để củ giống nảy mầm, phát triển, đến khi cây đạt chiều cao khoảng 15 - 20cm và có từ 4 - 5 cành lá, đảm bảo cây khoai tây không bị các loài côn trùng xâm nhập, gây hại.

Thu bắt bọ phấn trắng B. tabaci ở giai đoạn nhộng giả từ ngoài đồng ruộng mang về phòng thí nghiệm nuôi trong lồng mika dưới đáy có lót lớp giấy giữ ẩm cho đến khi hóa trưởng thành. Thả trưởng thành vào trong lồng lưới mịn có kích thước 60 x 50 x 50cm (đã có sẵn cây khoai tây) cho trưởng thành đẻ trứng sau mỗi tuần cây khoai tây sạch được thêm vào lồng để duy trì nguồn bọ phấn trắng.

Nuôi xác định đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng

Cây khoai tây và cà chua sạch được cho vào lồng nuôi nguồn bọ phấn trắng, sau 12 tiếng các cây được bỏ ra khỏi lồng. Trên các cây đã có trứng của bọ phấn trắng tiến hành loại bỏ ngẫu nhiên các trứng có trên lá cây sao cho mỗi lá chét có 1 trứng và đánh số thứ tự lá, thứ tự cành. Số trứng ban đầu trên mỗi loại cây trồng là 100. Hàng ngày quan sát theo dõi thí nghiệm, ghi nhận thời gian phát dục của trứng, thời gian lột xác chuyển tuổi của ấu trùng, thời điểm sang pha nhộng giả, vũ hóa trưởng thành.

Khi ấu trùng bọ phấn trắng chuyển sang giai đoạn nhộng giả tiếp tục theo dõi ở trên cây cho đến khi có thể nhìn rõ mắt màu đỏ, toàn thân có màu vàng, cơ thể lồi lên trên bề mặt lá cây, thậm chí có thể nhìn thấy hai đốm màu trắng ở trên thân nhộng thì tiến hành ngắt lá cây có chứa nhộng giả của bọ phấn trắng chuyển vào trong các hộp mika nhỏ có kích thước 7 x 7 x 5cm mỗi hộp để 1 nhộng, dưới đáy mỗi hộp có lót 1 miếng giấygiữ ẩm để nhộng hóa trưởng thành. Chỉ tiêu theo dõi là thời gian phát dục của giai đoạn nhộng và tỷ lệ vũ hóa trưởng thành của bọ phấn trắng.

Xác định khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của trưởng thành

Khi có trưởng thành bọ phấn trắng vũ hóa từ thí nghiệm nuôi sinh học thì tiến hành phân biệt đực cái và ghép cặp. Dùng ống hút hút trưởng thành và ghép 1 đực 1 cái vào từng hộp nuôi được kẹp ngay trên lá cây khoai tây hoặc cà chua. Hàng ngày kiểm tra và đếm số lượng trứng đẻ của mỗi cặp trưởng thành. Theo dõi 30 cặp trưởng thành bọ phấn trắng. Chỉ tiêu theo dõi gồm khả năng sinh sản, nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái và tuổi thọ của trưởng thành.

Thời gian phát triển các pha của bọ phấn trắng được tính theo công thức: ̅ ∑

Trong đó: ̅: Thời gian phát dục trung bình của từng pha Xi: Thời gian phát dục của cá thể thứ i

Ni: Số cá có cùng thời gian phát dục N: Tổng số cá thể theo dõi

3.5.4. Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bọ phấn trắng B. tabaci trong phòng thí nghiệm trắng B. tabaci trong phòng thí nghiệm

Phương pháp xác định hiệu lực các loại thuốc đối với bọ phấn trắng là phương pháp nhúng được mô tả bởi IRAC (2009).

Cây khoai tây được trồng trong chậu đảm bảo cây không bị các loài côn trùng xâm nhập, gây hại, đến khi cây đạt chiều cao từ 20 – 25cm và có từ 5 – 7 cành lá. Dùng các túi lưới mịn lồng vào các cành lá của cây khoai tây, thả khoảng 25 – 30 trưởng thành cái vào mỗi túi cho trưởng thành bọ phấn trắng đẻ trứng trong thời gian 24 giờ. Sau đó, loại bỏ trưởng thành bọ phấn trắng và các túi lưới ra khỏi lá khoai tây theo dõi đến giai đoạn ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 thì tiến hành thí nghiệm. Trên mỗi cành lá của cây khoai tây giữ lại 3 lá chét, mỗi lá chét có 40 ấu trùng bọ phấn trắng, mỗi lá chét như vậy được coi như một lần nhắc lại.

Hòa thuốc bảo vệ thực vật theo liều khuyến cáo, sau đó nhúng toàn bộ lá cây khoai tây đã có ấu trùng bọ phấn trắng vào trong nước thuốc 20 giây sau đó để lá cây khô tự nhiên trong phòng thí nghiệm. Kiểm tra số lượng ấu trùng chết sau xử lý thuốc 1, 3, 5 và 7 ngày.

Bảng 3.1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong thí nghiệm

Tên thuốc Hoạt chất Nồng độ (%)

Oshin 20WP Dinotefuran 0,08

Miretox 10 WP Imidacloprid 0,03 Applaud 10 WP Buprofezin 0,23 Actara 25 WG Thiamethoxam 0,01

Công thức đối chứng nhúng nước lã.

Chỉ tiêu theo dõi: Hiệu lực của thuốc sau xử lý 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày.

Hiệu lực của thuốc trong các thí nghiệm được tính theo công thức Abbott: C – T

Hiệu lực (%) = --- x 100 C

Trong đó: C: Số cá thể sống ở công thức đối chứng sau xử lý T: Số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý

3.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ, BẢO QUẢN VÀ GIÁM ĐỊNH MẪU

- Mẫu sâu non thu ngoài đồng ruộng về sẽ bị bỏ đói để chúng bài tiết hết, chần qua nước sôi rồi bảo quản trong cồn 300

C

- Trưởng thành bộ cánh vẩy giữ mẫu khô, tránh làm nát cánh.

- Tất cả các mẫu vật đều có nhãn ghi địa chỉ, ngày thu mẫu, người thu mẫu tất cả các mẫu thu được đưa về Bộ môn côn trùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam để giám định.

- Rệp muội được định loại dựa trên tài liệu của Blackman and Eastop (1984).

3.7. PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Tất cả số liệu được xử lý thống kê bởi phần mềm SPSS phiên bản 20. Số liệu điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trên 3 giống khoai tây, bón và không bón phân silic, tại 3 xã; vụ đông và vụ xuân được xử lý thông kê theo phương pháp đo lường lặp lại (repeated measures ANOVA). Số liệu được kiểm tra phân bố chuẩn dựa trên kiểm định Kolmogorov–Smirnov. Khi số liệu không phải phân bố chuẩn kiểm định Kruskal Wallis được dùng để xác định sự sai khác giữa khoai tây và cà chua. Nếu sự sai khác là rõ rệt, kiểm định Mann-Whitney U sẽ được tiếp tục tiến hành để xác định chính xác sai khác giữa 2 loại thức ăn là khoai tây và cà chua. Trong trường hợp phân bố chuẩn, kiểm định One Way ANOVA được sử dụng. Trong tất cả các kiểm định giá trị P nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 chứng tỏ sai khác có ý nghĩa.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THÀNH PHẦN LOÀI SÂU, NHỆN HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN CÂY KHOAI TÂY TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, BẮC NINH CHÚNG TRÊN CÂY KHOAI TÂY TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, BẮC NINH 4.1.1. Thành phần loài sâu, nhện hại trên cây khoai tây

Để xác định thành phần loài côn trùng gây hại trên cây khoai tây tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành điều tra thu thập tất cả các loài côn trùng gây hại có mặt trên cây khoai tây tại huyện Quế Võ trong 2 vụ: vụ đông năm 2017 (từ tháng 11/2017 đến tháng 2/2018) và vụ xuân năm 2018 (từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2018) từ khi trồng cho đến khi thu hoạch. Kết quả thu thập được trình bảy ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần sâu, nhện hại cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 và vụ xuân 2018

TT Tên tiếng

Việt Tên khoa học Họ Bộ

Mức độ phổ biến

1 Sâu khoang Spodoptera litura (Fabr.) Noctuidae Lepidoptera + 2 Sâu đo xanh Trichoplusia ni (Hübner) Noctuidae Lepidoptera ++ 3 Sâu xám Agrotis ypsilon (Rott.) Noctuidae Lepidoptera + 4 Sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner) Noctuidae Lepidoptera + 5 Ruồi đục lá Liriomyza sp. Agromyzidae Diptera +++ 6 Bọ bầu vàng Aulacophora similis (Olivier) Chrysomelidae Coleoptera - 7 Bọ rùa 28

chấm

Epilachna vigintioctopunctata

(Fabricius)

Coccinellidae Coleoptera -

8 Bọ trĩ vàng Thrips palmi (Karny) Thripidae Thysanoptera +++ 9 Bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Gennadius) Aleyrodidae Homoptera ++ 10 Rệp đào Myzus persicae (Sulzer) Aphididae Homoptera +++ 11 Rệp khoai tây Macrosiphum euphorbiae

(Thomas)

Aphididae Homoptera +++

12 Rầy xanh Empoasca fabae (Harris) Cicadellidae Homoptera ++ 13 Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus

(Banks)

Tarsonemidae Acari ++

Ghi chú: -: Rất ít phổ biến (MĐPB < 25%) ++: Phổ biến (MĐPB từ 50-75%) +: Ít phổ biến (MĐPB từ 25-50%) +++: Rất phổ biến (MĐPB > 75%)

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy đã bắt gặp và xác định được 13 loài côn trùng gây hại trên cây khoai tây, thuộc 6 bộ và 9 họ. Trong 13 loài côn trùng gây hại này có 2 bộ ghi nhận có số lượng loài nhiều nhất là bộ cánh vảy 4 loài và bộ cánh đều 4 loài. Bộ cánh cứng ghi nhận được 2 loài. Số lượng loài ghi nhận được ít nhất là bộ 2 cánh, bộ cánh tơ và bộ nhện nhỏ mỗi bộ ghi nhận được 1 loài.

Bảng 4.2. Tỷ lệ các bộ sâu, nhện hại cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 và vụ xuân 2018 TT Bộ Số loài Tỷ lệ (%) 1 Bộ cánh vảy (Lepidoptera) 4 30,77 2 Bộ hai cánh (Diptera) 1 7,69 3 Bộ cánh cứng (Coleoptera) 2 15,38 4 Bộ cánh tơ (Thysanoptera) 1 7,69 5 Bộ cánh đều (Homoptera) 4 30,77 6 Bộ nhện nhỏ (Acari) 1 7,69

Trong số 6 bộ côn trùng gây hại trên cây khoai tây thu thập được tại huyện Quế Võ bộ cánh vảy và bộ cánh đều chiếm tỷ lệ nhiều nhất mỗi bộ 30,77%, đứng thứ 2 là bộ cánh cứng chiếm 15,38%; bộ nhện nhỏ và bộ hai cánh chiếm tỷ lệ ít nhất mỗi bộ chiếm 7,69%.

Bộ cánh vảy ghi nhận được 4 loài gồm: sâu khoang Spodoptera litura

(Fabr.), sâu xám Agrotis ypsilon (Rott.), sâu xanh Helicoverpa armigera

(Hübner) và sâu đo xanh Trichoplusia ni (Hübner) mức độ phổ biến của các loài sâu hại này tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây khoai tây. Sâu đo xanh thường bắt gặp nhiều hơn so với sâu xanh, sâu xám và sâu khoang. Trên cây khoai tây vụ đông sâu khoang và sâu xám gây hại chủ yếu vào giai đoạn thu hoạch củ, chúng nằm dưới đất và tấn công vào củ khoai tây tạo thành những vết cắn trên bề mặt củ. Trên cây khoai tây xuân giai đoạn đầu vụ khi cây mới mọc đến khi cây bước vào giai đoạn phát triển thân lá thường hay bị sâu xám tấn công gây hại, chúng cắn ngang thân cây làm cây bị đứt gãy.

Bộ cánh đều ghi nhận được 4 loài gồm: bọ phấn trắng Bemisia tabaci

euphorbiae (Thomas) và rầy xanh Empoasca fabae (Harris). Trong đó rệp đào và rệp khoai tây là hai loài xuất hiện phổ biến trên cây khoai tây. Trong vụ khoai tây xuân rệp đào và rệp khoai tây xuất hiện nhiều hơn so với vụ khoai tây đông.

Bộ cánh cứng ghi nhận được 2 loài gồm bọ bầu vàng Aulacophora similis

(Olivier) và bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata (Fabricius). Chúng là côn trùng gây hại ít bắt gặp nhất trên cây khoai tây.

Bộ cánh tơ chỉ ghi nhận được 1 loài là bọ trĩ vàng Thrips palmi (Karny), tuy nhiên chúng lại là một trong số những loài côn trùng bắt gặp phổ biến nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại quế võ, bắc ninh 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái bọ phấn trắng bemisia tabaci (gennadius (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)