Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B tabaci tại 3 xã trồng khoai tây trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại quế võ, bắc ninh 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái bọ phấn trắng bemisia tabaci (gennadius (Trang 45 - 47)

trong huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Để tìm hiểu diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci tại các địa điểm khác nhau trong huyện Quế Võ, chúng tôi tiên hành điều tra diễn biến mật độ của bọ phấn trắng trên giống khoai tây Marabel được trồng tại 3 xã là xã Việt Hùng, xã Bồng Lai và xã Nhân Hòa. Đây là 3 xã có vị trí địa lý cách xa nhau, có diện

tích trồng khoai tây tập trung nhiều nhất trong huyện. Nông dân xã Việt Hùng và xã Nhân Hòa đều có kinh nghiệm trồng khoai tây lâu năm, trong quá trình chăm sóc khoai tây ở vùng này thường được bón hàm lượng phân kali cao hơn hẳn so với các nơi khác, trung bình nông dân ở đây bón 12kg kali/sào (360m2) trong khi đó ở các vùng khác người dân chỉ bón 10kg kaili/sào. Vì vậy mà chất lượng cũng như năng suất thu hoạch khoai tây ở đây cao hơn hẳn nơi khác.

Diễn biến mật độ bọ phấn trắng trên giống khoai tây Marabel tại 3 điểm được trình bày ở bảng 4.8.

Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy ở 3 địa điểm điều tra, bọ phấn trắng đều có chung thời điểm xuất hiện. Mật độ bọ phấn tại cả 3 xã không khác nhau một cách rõ rệt (Kiểm định repeated measures: F= 0,147; df=2; P=0,864). Mật độ bọ phấn trắng xuất hiện lần đầu ở 3 điểm phổ biến từ 0,03 – 0,05 con/lá, mật độ bọ phấn trắng giảm dần ở 2 kỳ điều tra tiếp theo do điều kiện thời tiết bất thuận phổ biến ở mức 0,01 – 0,03 con/lá, cuối giai đoạn sinh trưởng của cây mật độ bọ phấn trắng phổ biến từ 0,07 – 0,08 con/lá.

Bảng 4.8. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên giống khoai tây Marabel tại 3 xã thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017

Ngày

điều tra Giai đoạn sinh trƣởng của cây

Mật độ bọ phấn trắng (con/lá) Xã Việt Hùng Xã Nhân Hòa Xã Bồng Lai 25/11/17 Cây còn nhỏ 0 0 0

2/12/17 Phát triên thân lá và hình thành tia củ 0 0 0 9/12/17 Phát triên thân lá và hình thành tia củ 0 0 0 16/12/17 Phát triên thân lá và hình thành tia củ 0 0 0 23/12/17 Phát triên thân lá và hình thành tia củ 0 0 0 30/12/17 Phát triên thân lá và phát triển củ 0,05 0,03 0,04

6/01/18 Phát triên thân lá và phát triển củ 0,02 0,02 0,02 13/01/18 Phát triên thân lá và phát triển củ 0,01 0,01 0,01 20/01/18 Phát triển củ 0,02 0,02 0,03 27/01/18 Phát triển củ 0,03 0,04 0,04 3/02/18 Phát triển củ 0,04 0,05 0,05 10/02/18 Thu hoạch 0,07 0,08 0,07

Như vậy trên cây khoai tây vụ đông bọ phấn trắng có mặt nhiều nhất và đạt cao nhất là vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây trên tất cả các giống khoai tây và trên tất cả các địa điểm điều tra. Sự tăng hay giảm mật độ là tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Trên cây khoai tây đông trong suốt quá trình sinh trưởng của cây từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau trải qua 2 đợt lạnh kèm theo mưa vì vậy mà quá trình thiết lập và gia tăng quần thể của bọ phấn trắng bị gián đoạn. Mật độ bọ phấn trắng vào cuối vụ chỉ đạt 0,07 – 008 con/lá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại quế võ, bắc ninh 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái bọ phấn trắng bemisia tabaci (gennadius (Trang 45 - 47)