Điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trắng B tabaci ngoài đồng ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại quế võ, bắc ninh 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái bọ phấn trắng bemisia tabaci (gennadius (Trang 30 - 31)

3.5.2.1. Điều tra ngoài đồng ruộng

- Điều tra diễn biến mật độ được thực hiện theo quy chuẩn QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT

khoai tây (giống Marabel; giống Solara và giống Markies); trên ruộng không và có bón silic; tại 3 xã (Việt Hùng; Nhân Hòa và Bồng Lai); trên 2 vụ (đông 2017 và xuân 2018).

- Lượng phân bón sử dụng trên ruộng bón và không bón silic

Loại phân bón

Liều lƣợng sử dụng (kg/sào 360m2) Không bón silic Bón phân silic

Đạm 10 5

Lân 15 15

Kali 10 6

Silic - 5

- Điều tra theo định kỳ 7 ngày 1 lần, theo dõi mật độ bọ phấn trắng trên 3 giống khoai tây Solara, Marabel và Markies. Tại điểm nghiên cứu chọn 3 ruộng khoai tây đại diện cho 3 giống khoai tây cần nghiên cứu. Tại mỗi ruộng trồng khoai tây đã chọn, tiến hành quan sát mật độ ấu trùng bọ phấn trắng ở 10 điểm trên hai đường chéo góc, các điểm cách bờ 2m. Mỗi điểm điều tra 5 cây. Mỗi cây điều tra ngẫu nhiên 3 lá chét thuộc 3 phần tầng lá khác nhau (phần ngọn cây, phần giữa cây và phần gốc cây). Thu lá khoai tây mang về phòng thí nghiệm để đếm số lượng ấu trùng bọ phấn trắng dưới kính lúp soi nổi.

Chỉ tiêu theo dõi mật độ bọ phấn trắng được tính theo công thức: Tổng số cá thể ghi nhận được

Mật độ (con/lá) = --- Tổng số lá điều tra

Trong quá trình điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trắng tiến hành đồng thời việc thu thập các dẫn liệu về kỹ thuật canh tác, khí hậu thời tiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại quế võ, bắc ninh 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái bọ phấn trắng bemisia tabaci (gennadius (Trang 30 - 31)