Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B tabaci trên cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại quế võ, bắc ninh 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái bọ phấn trắng bemisia tabaci (gennadius (Trang 31 - 33)

khoai tây và cà chua trong phòng thí nghiệm

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci được tiến hành trong phòng thí nghiệm của Trạm KDTV nội địa - Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Ninh.

Nhân nguồn bọ phấn trắng

Trồng cây ký chủ của bọ phấn trắng: Cho đất sạch vào chậu dùng để trồng cây khoai tây có đường kính 25 x 20cm sao cho đất cách miệng chậu khoảng 3cm. Vùi củ khoai tây giống vào trong chậu. Hàng ngày tưới ẩm để củ giống nảy mầm, phát triển, đến khi cây đạt chiều cao khoảng 15 - 20cm và có từ 4 - 5 cành lá, đảm bảo cây khoai tây không bị các loài côn trùng xâm nhập, gây hại.

Thu bắt bọ phấn trắng B. tabaci ở giai đoạn nhộng giả từ ngoài đồng ruộng mang về phòng thí nghiệm nuôi trong lồng mika dưới đáy có lót lớp giấy giữ ẩm cho đến khi hóa trưởng thành. Thả trưởng thành vào trong lồng lưới mịn có kích thước 60 x 50 x 50cm (đã có sẵn cây khoai tây) cho trưởng thành đẻ trứng sau mỗi tuần cây khoai tây sạch được thêm vào lồng để duy trì nguồn bọ phấn trắng.

Nuôi xác định đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng

Cây khoai tây và cà chua sạch được cho vào lồng nuôi nguồn bọ phấn trắng, sau 12 tiếng các cây được bỏ ra khỏi lồng. Trên các cây đã có trứng của bọ phấn trắng tiến hành loại bỏ ngẫu nhiên các trứng có trên lá cây sao cho mỗi lá chét có 1 trứng và đánh số thứ tự lá, thứ tự cành. Số trứng ban đầu trên mỗi loại cây trồng là 100. Hàng ngày quan sát theo dõi thí nghiệm, ghi nhận thời gian phát dục của trứng, thời gian lột xác chuyển tuổi của ấu trùng, thời điểm sang pha nhộng giả, vũ hóa trưởng thành.

Khi ấu trùng bọ phấn trắng chuyển sang giai đoạn nhộng giả tiếp tục theo dõi ở trên cây cho đến khi có thể nhìn rõ mắt màu đỏ, toàn thân có màu vàng, cơ thể lồi lên trên bề mặt lá cây, thậm chí có thể nhìn thấy hai đốm màu trắng ở trên thân nhộng thì tiến hành ngắt lá cây có chứa nhộng giả của bọ phấn trắng chuyển vào trong các hộp mika nhỏ có kích thước 7 x 7 x 5cm mỗi hộp để 1 nhộng, dưới đáy mỗi hộp có lót 1 miếng giấygiữ ẩm để nhộng hóa trưởng thành. Chỉ tiêu theo dõi là thời gian phát dục của giai đoạn nhộng và tỷ lệ vũ hóa trưởng thành của bọ phấn trắng.

Xác định khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của trưởng thành

Khi có trưởng thành bọ phấn trắng vũ hóa từ thí nghiệm nuôi sinh học thì tiến hành phân biệt đực cái và ghép cặp. Dùng ống hút hút trưởng thành và ghép 1 đực 1 cái vào từng hộp nuôi được kẹp ngay trên lá cây khoai tây hoặc cà chua. Hàng ngày kiểm tra và đếm số lượng trứng đẻ của mỗi cặp trưởng thành. Theo dõi 30 cặp trưởng thành bọ phấn trắng. Chỉ tiêu theo dõi gồm khả năng sinh sản, nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái và tuổi thọ của trưởng thành.

Thời gian phát triển các pha của bọ phấn trắng được tính theo công thức: ̅ ∑

Trong đó: ̅: Thời gian phát dục trung bình của từng pha Xi: Thời gian phát dục của cá thể thứ i

Ni: Số cá có cùng thời gian phát dục N: Tổng số cá thể theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại quế võ, bắc ninh 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái bọ phấn trắng bemisia tabaci (gennadius (Trang 31 - 33)