trắng B. tabaci trong phòng thí nghiệm
Phương pháp xác định hiệu lực các loại thuốc đối với bọ phấn trắng là phương pháp nhúng được mô tả bởi IRAC (2009).
Cây khoai tây được trồng trong chậu đảm bảo cây không bị các loài côn trùng xâm nhập, gây hại, đến khi cây đạt chiều cao từ 20 – 25cm và có từ 5 – 7 cành lá. Dùng các túi lưới mịn lồng vào các cành lá của cây khoai tây, thả khoảng 25 – 30 trưởng thành cái vào mỗi túi cho trưởng thành bọ phấn trắng đẻ trứng trong thời gian 24 giờ. Sau đó, loại bỏ trưởng thành bọ phấn trắng và các túi lưới ra khỏi lá khoai tây theo dõi đến giai đoạn ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 thì tiến hành thí nghiệm. Trên mỗi cành lá của cây khoai tây giữ lại 3 lá chét, mỗi lá chét có 40 ấu trùng bọ phấn trắng, mỗi lá chét như vậy được coi như một lần nhắc lại.
Hòa thuốc bảo vệ thực vật theo liều khuyến cáo, sau đó nhúng toàn bộ lá cây khoai tây đã có ấu trùng bọ phấn trắng vào trong nước thuốc 20 giây sau đó để lá cây khô tự nhiên trong phòng thí nghiệm. Kiểm tra số lượng ấu trùng chết sau xử lý thuốc 1, 3, 5 và 7 ngày.
Bảng 3.1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong thí nghiệm
Tên thuốc Hoạt chất Nồng độ (%)
Oshin 20WP Dinotefuran 0,08
Miretox 10 WP Imidacloprid 0,03 Applaud 10 WP Buprofezin 0,23 Actara 25 WG Thiamethoxam 0,01
Công thức đối chứng nhúng nước lã.
Chỉ tiêu theo dõi: Hiệu lực của thuốc sau xử lý 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày.
Hiệu lực của thuốc trong các thí nghiệm được tính theo công thức Abbott: C – T
Hiệu lực (%) = --- x 100 C
Trong đó: C: Số cá thể sống ở công thức đối chứng sau xử lý T: Số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý
3.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ, BẢO QUẢN VÀ GIÁM ĐỊNH MẪU
- Mẫu sâu non thu ngoài đồng ruộng về sẽ bị bỏ đói để chúng bài tiết hết, chần qua nước sôi rồi bảo quản trong cồn 300
C
- Trưởng thành bộ cánh vẩy giữ mẫu khô, tránh làm nát cánh.
- Tất cả các mẫu vật đều có nhãn ghi địa chỉ, ngày thu mẫu, người thu mẫu tất cả các mẫu thu được đưa về Bộ môn côn trùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam để giám định.
- Rệp muội được định loại dựa trên tài liệu của Blackman and Eastop (1984).
3.7. PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Tất cả số liệu được xử lý thống kê bởi phần mềm SPSS phiên bản 20. Số liệu điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trên 3 giống khoai tây, bón và không bón phân silic, tại 3 xã; vụ đông và vụ xuân được xử lý thông kê theo phương pháp đo lường lặp lại (repeated measures ANOVA). Số liệu được kiểm tra phân bố chuẩn dựa trên kiểm định Kolmogorov–Smirnov. Khi số liệu không phải phân bố chuẩn kiểm định Kruskal Wallis được dùng để xác định sự sai khác giữa khoai tây và cà chua. Nếu sự sai khác là rõ rệt, kiểm định Mann-Whitney U sẽ được tiếp tục tiến hành để xác định chính xác sai khác giữa 2 loại thức ăn là khoai tây và cà chua. Trong trường hợp phân bố chuẩn, kiểm định One Way ANOVA được sử dụng. Trong tất cả các kiểm định giá trị P nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 chứng tỏ sai khác có ý nghĩa.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THÀNH PHẦN LOÀI SÂU, NHỆN HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN CÂY KHOAI TÂY TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, BẮC NINH CHÚNG TRÊN CÂY KHOAI TÂY TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, BẮC NINH 4.1.1. Thành phần loài sâu, nhện hại trên cây khoai tây
Để xác định thành phần loài côn trùng gây hại trên cây khoai tây tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành điều tra thu thập tất cả các loài côn trùng gây hại có mặt trên cây khoai tây tại huyện Quế Võ trong 2 vụ: vụ đông năm 2017 (từ tháng 11/2017 đến tháng 2/2018) và vụ xuân năm 2018 (từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2018) từ khi trồng cho đến khi thu hoạch. Kết quả thu thập được trình bảy ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thành phần sâu, nhện hại cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 và vụ xuân 2018
TT Tên tiếng
Việt Tên khoa học Họ Bộ
Mức độ phổ biến
1 Sâu khoang Spodoptera litura (Fabr.) Noctuidae Lepidoptera + 2 Sâu đo xanh Trichoplusia ni (Hübner) Noctuidae Lepidoptera ++ 3 Sâu xám Agrotis ypsilon (Rott.) Noctuidae Lepidoptera + 4 Sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner) Noctuidae Lepidoptera + 5 Ruồi đục lá Liriomyza sp. Agromyzidae Diptera +++ 6 Bọ bầu vàng Aulacophora similis (Olivier) Chrysomelidae Coleoptera - 7 Bọ rùa 28
chấm
Epilachna vigintioctopunctata
(Fabricius)
Coccinellidae Coleoptera -
8 Bọ trĩ vàng Thrips palmi (Karny) Thripidae Thysanoptera +++ 9 Bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Gennadius) Aleyrodidae Homoptera ++ 10 Rệp đào Myzus persicae (Sulzer) Aphididae Homoptera +++ 11 Rệp khoai tây Macrosiphum euphorbiae
(Thomas)
Aphididae Homoptera +++
12 Rầy xanh Empoasca fabae (Harris) Cicadellidae Homoptera ++ 13 Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus
(Banks)
Tarsonemidae Acari ++
Ghi chú: -: Rất ít phổ biến (MĐPB < 25%) ++: Phổ biến (MĐPB từ 50-75%) +: Ít phổ biến (MĐPB từ 25-50%) +++: Rất phổ biến (MĐPB > 75%)
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy đã bắt gặp và xác định được 13 loài côn trùng gây hại trên cây khoai tây, thuộc 6 bộ và 9 họ. Trong 13 loài côn trùng gây hại này có 2 bộ ghi nhận có số lượng loài nhiều nhất là bộ cánh vảy 4 loài và bộ cánh đều 4 loài. Bộ cánh cứng ghi nhận được 2 loài. Số lượng loài ghi nhận được ít nhất là bộ 2 cánh, bộ cánh tơ và bộ nhện nhỏ mỗi bộ ghi nhận được 1 loài.
Bảng 4.2. Tỷ lệ các bộ sâu, nhện hại cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 và vụ xuân 2018 TT Bộ Số loài Tỷ lệ (%) 1 Bộ cánh vảy (Lepidoptera) 4 30,77 2 Bộ hai cánh (Diptera) 1 7,69 3 Bộ cánh cứng (Coleoptera) 2 15,38 4 Bộ cánh tơ (Thysanoptera) 1 7,69 5 Bộ cánh đều (Homoptera) 4 30,77 6 Bộ nhện nhỏ (Acari) 1 7,69
Trong số 6 bộ côn trùng gây hại trên cây khoai tây thu thập được tại huyện Quế Võ bộ cánh vảy và bộ cánh đều chiếm tỷ lệ nhiều nhất mỗi bộ 30,77%, đứng thứ 2 là bộ cánh cứng chiếm 15,38%; bộ nhện nhỏ và bộ hai cánh chiếm tỷ lệ ít nhất mỗi bộ chiếm 7,69%.
Bộ cánh vảy ghi nhận được 4 loài gồm: sâu khoang Spodoptera litura
(Fabr.), sâu xám Agrotis ypsilon (Rott.), sâu xanh Helicoverpa armigera
(Hübner) và sâu đo xanh Trichoplusia ni (Hübner) mức độ phổ biến của các loài sâu hại này tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây khoai tây. Sâu đo xanh thường bắt gặp nhiều hơn so với sâu xanh, sâu xám và sâu khoang. Trên cây khoai tây vụ đông sâu khoang và sâu xám gây hại chủ yếu vào giai đoạn thu hoạch củ, chúng nằm dưới đất và tấn công vào củ khoai tây tạo thành những vết cắn trên bề mặt củ. Trên cây khoai tây xuân giai đoạn đầu vụ khi cây mới mọc đến khi cây bước vào giai đoạn phát triển thân lá thường hay bị sâu xám tấn công gây hại, chúng cắn ngang thân cây làm cây bị đứt gãy.
Bộ cánh đều ghi nhận được 4 loài gồm: bọ phấn trắng Bemisia tabaci
euphorbiae (Thomas) và rầy xanh Empoasca fabae (Harris). Trong đó rệp đào và rệp khoai tây là hai loài xuất hiện phổ biến trên cây khoai tây. Trong vụ khoai tây xuân rệp đào và rệp khoai tây xuất hiện nhiều hơn so với vụ khoai tây đông.
Bộ cánh cứng ghi nhận được 2 loài gồm bọ bầu vàng Aulacophora similis
(Olivier) và bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata (Fabricius). Chúng là côn trùng gây hại ít bắt gặp nhất trên cây khoai tây.
Bộ cánh tơ chỉ ghi nhận được 1 loài là bọ trĩ vàng Thrips palmi (Karny), tuy nhiên chúng lại là một trong số những loài côn trùng bắt gặp phổ biến nhất trên cây khoai tây. Chúng xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, trên cả 2 vụ khoai tây đông và khoai tây xuân.
Bộ 2 cánh có ruồi đục lá Liriomyza sp. cũng là một trong những loài côn trùng bắt gặp phổ biến trên cây khoai tây. Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus (Banks) (bộ nhện nhỏ) cũng là loài sâu hại thường gặp trên cây khoai tây chúng xuất hiện ở cả vụ khoai tây đông và khoai tây xuân.
Như vậy, qua quá trình điều tra thành phần côn trùng gây hại trên cây khoai tây tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh chúng tôi nhận thấy thành phần sâu hại khoai tây ở đây cũng tương tự như kết quả điều tra thành phần sâu hại trên cây khoai tây tại vùng Hà Nội của tác giả Nguyễn Trọng Ái (2009). Trong nghiên cứu của mình tác giả đã phát hiện 13 loài côn trùng gây hại trên cây khoai tây tại vùng Hà Nội, tuy nhiên so với nghiên cứu của tác giả nghiên cứu này không thấy sự xuất hiện của loài sâu cuốn lá hại khoai tây Brachmia sp và bọ nhảy sọc cong
Phyllotetra striolata (Fabr). Nghiên cứu này bổ sung thêm 3 loài côn trùng gây hại trên cây khoai tây là: bọ bầu vàng Aulacophora similis (Olivier), rầy xanh
Sâu khoang Spodoptera litura Sâu đo xanh Trichoplusia ni
Sâu xám Agrotis ypsilon Sâu xanh Helicoverpa armigera
Ruồi đục lá Liriomyza sp. Bọ bầu vàng Aulacophora similis
Rệp đào Myzus persicae Rệp khoai tây Macrosiphum euphorbiae
Rầy xanh Empoasca fabae Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus
Bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata
Hình 4.1. Ảnh một số loài sâu, nhện hại khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 và vụ xuân 2018
4.1.2. Thành phần thiên địch trên cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh
Bên cạnh việc điều tra thu thập thành loài côn trùng gây hại trên cây khoai tây chúng tôi tiến hành thu thập các loài thiên địch có mặt trên cây khoai tây. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy đã thu thập và xác định được 5 loài côn trùng thuộc 2 bộ và 3 họ là thiên địch của sâu hai trên cây khoai tây. Trong số 5 loài này có 3 loài thuộc bộ cánh cứng và 2 loài thuộc bộ nhện nhỏ.
Bảng 4.3. Thành phần thiên địch trên cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 và vụ xuân 2018
TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Họ Bộ Mức độ phổ biến
1 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor
(Fabricius)
Coccinellidae Coleopter a
++
2 Bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus
(F.)
Coccinellidae Coleopter a
++
3 Bọ cánh cộc Paederus fuscipes (Curt.) Staphylinidae Coleopter a +++ 4 Nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius largoensis (Muma) Phytoseiidae Acari ++ 5 Nhện nhỏ bắt mồi Paraphytoseius cracentis
(Corpuz & Rimando)
Phytoseiidae Acari +
Ghi chú: -: Rất ít phổ biến (MĐPB < 25%) ++: Phổ biến (MĐPB từ 50-75%) +: Ít phổ biến (MĐPB từ 25-50%) +++: Rất phổ biến (MĐPB > 75%)
Bộ cánh cứng gồm các loài bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (F.) và bọ cánh cộc Paederus fuscipes
(Curt.). Trong đó bọ cánh cộc là loài bắt gặp nhiều nhất trên cánh đồng trồng khoai tây.
Bộ nhện nhỏ gồm 2 loài nhện nhỏ bắt mồi là Amblyseius largoensis
(Muma) và Paraphytoseius cracentis (Corpuz & Rimando). Trong 2 loài nhện bắt mồi này thì loài Amblyseius largoensis Muma bắt gặp nhiều hơn so với loài
Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus
Bọ cánh cộc Paederus fuscipes Nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius largoensis
Nhện nhỏ bắt mồi Paraphytoseius cracentis
Hình 4.2. Ảnh các loài thiên địch trên cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 và vụ xuân 2018
4.2. DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ BỌ PHẤN TRẮNG BEMISIA TABACI TRÊN
CÂY KHOAI TÂY TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, BẮC NINH
4.2.1. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên 3 giống khoai tây tại
huyện Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017
Trong thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng 2/2018 đã tiến hành điều tra diễn biến mật độ của Bọ phấn trắng trên ba giống khoai tây được trồng tại xã Bồng Lai, Quế Võ, Bắc Ninh. Marabel và Solara là hai giống khoai tây có nguồn gốc từ Đức, Markies là giống khoai tây có nguồn gốc từ Hà Lan. Cả 3 giống đều có đặc điểm hình dạng lá tương đối giống nhau.
Bảng 4.4. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên 3 giống khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trƣởng
Mật độ bọ phấn trắng (con/lá) Giống Marabel Giống Solara Giống Markies 25/11/17 Cây còn nhỏ 0 0 0 2/12/17 Phát triên thân lá và hình thành tia củ 0 0 0 9/12/17 Phát triên thân lá và hình thành tia củ 0 0 0 16/12/17 Phát triên thân lá và hình thành tia củ 0 0 0 23/12/17 Phát triên thân lá và hình thành tia củ 0 0 0 30/12/17 Phát triên thân lá và phát triển củ 0,04 0,05 004 6/01/18 Phát triên thân lá và phát triển củ 0,02 0,02 0,03 13/01/18 Phát triên thân lá và phát triển củ 0,01 0,01 0,02 20/01/18 Phát triển củ 0,03 0,02 0,02 27/01/18 Phát triển củ 0,04 0,04 0,03 3/02/18 Phát triển củ 0,05 0,05 0,04 10/02/18 Thu hoạch 0,07 0,08 0,07
Kết quả điều tra cho thấy trên cả ba giống khoai tây bọ phấn trắng xuất hiện khá muộn ở tuần điều tra thứ 6 khi cây khoai tây bước vào giai đoạn phát triển thân lá và hình thành tia củ. Nguyên nhân có thể là do khoai tây chủ yếu được trồng trên chân đất lúa, cách xa nguồn lây nhiễm ban đầu vì vậy bọ phấn trắng phải cần phải có một khoảng thời gian nhất định để di chuyển, du nhập và thiết lập quần thể . Hầu hết diện tích trồng khoai tây đều được cách ly với các cây rau màu khác như cà chua, cà pháo, bầu bí, đậu đỗ... Mật độ bọ phấn trắng giai đoạn đầu rất thấp trung bình từ 0,04 – 0,05 con/lá. Đến ngày 13/1/2018 mật độ bọ phấn trắng giảm chỉ còn từ 0,02 – 0,03 con/lá. Nguyên nhân là do từ ngày 4/1 thời tiết chuyển rét đậm kèm theo mưa liên tiếp trong 7 ngày, nhiệt độ xuống rất thấp chỉ từ 13 – 160C đã làm cho mật độ bọ phấn trắng giảm đáng kể. Kể từ ngày 18/1 thời tiết nắng ráo, nhiệt độ tăng mạnh mật độ bọ phấn trắng có xu hướng tăng nhẹ đến khi cây bước vào giai đoạn thu hoạch mật độ bọ phấn trắng đạt 0,07 – 0,08 con/lá.
Kết quả điều tra cho thấy bọ phấn phân bố khá đồng đều trên cả 3 giống khoai tây, mật độ bọ phấn trên 3 giống không khác nhau một cách rõ rệt (Kiểm định repeated measures: F= 0,283; df=2; P=0,757). Chính vì vậy yếu tố giống trong nghiên cứu này không có ảnh hưởng đến mật độ bọ phấn.
Khoai tây là cây trồng nằm trong cơ cấu luân canh Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây, chính vì vậy trước và sau nó không có sự hiện diện của cây ký chủ ưa thích, mặt khác thời gian cây khoai tây có mặt trên đồng ruộng là từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau trùng với các cao điểm rét đậm rét hại kéo dài điều đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho mật độ bọ phấn trắng trên khoai tây không thể tăng cao hay có thể xảy ra các đỉnh cao mật độ trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.
4.2.2. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên 3 giống khoai tây có
bón và không bón phân Silic silicon dioxide
Phân silic là loại phân bón được người dân trong tỉnh Băc Ninh nói chung, người dân huyện Quế Võ nói riêng đưa vào sử dụng trên một số loại cây trồng như lúa, tỏi, bầu bí, rau cải, khoai tây... từ vài năm nay. Để đánh giá ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến diễn biến mật độ bọ phấn trắng trên cây khoai tây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu diễn biến mật độ bọ phấn trắng trên 3 giống khoai tây có chế độ bón phân khác nhau.
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên giống khoai tây Marabel có bón và không bón silic tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trƣởng của cây Mật độ bọ phấn trắng (con/lá) Không bón Silic Bón silic
25/11/17 Cây còn nhỏ 0 0
2/12/17 Phát triên thân lá và hình thành tia củ 0 0 9/12/17 Phát triên thân lá và hình thành tia củ 0 0