Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Đánh giá sự kháng kháng sinh của 2 loại vi khuẩn e.coli và salmonella ở
2.3.4. Sự kháng kháng sinh đối với vi khuẩn Samonella trên đàn gia cầm
Vi khuẩn Salmonella đã được nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, khoảng hơn
10 năm trở lại đây chúng được quan tâm rất lớn bởi sự gia tăng của bệnh ngộ độc thực phẩm ở người do Samonella gây ra. Các đàn gia súc, gia cầm bị bệnh là nguồn tàng trữ Salmonella. Trong đó, gia cầm, trứng và các sản phẩm của chúng là nguồn tàng trữ nguồn bệnh nhiều nhất lây sang người, sau đó là bị (Williams, 1984; Konnal et al., 2001; Martin, Ingrid Hanel et al., 1996).
Salmonella có vai trị quan trọng trong dịch tễ. Trong ngành chăn ni
lồi vi khuẩn này chủ yếu gây nhiễm trên đàn gia cầm do vi khuẩn Salmonella
gallinarum gây ra. Chúng có thể mắc Salmonella ở mọi lứa tuổi. Lây lan qua
đường tiêu hóa như thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh, lây lan từ con ốm sang con khỏe. Quan trọng nhất là lây nhiễm qua phân chứa
mầm bệnh .
Thiệt hại từ bệnh này gây ra đối với gia cầm bị bệnh, tỷ lệ con chết và loại thải cao, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, sức đề kháng bệnh giảm, ảnh hưởng đến chất lượng con giống, tỷ lệ ấp nở thấp...
- Triệu chứng:
+ Bệnh ở gà con: Do trứng bị nhiễm vi trùng thường hàn nên khi nở gà con đã bị ốm yếu, ủ rũ, mắt lim dim, kêu liên hồi, không ăn, tụ tập gần đèn sưởi ấm. Phần lớn gà bị sốt cao, tiêu chảy lúc đầu loãng thối vàng sau tiêu chảy trắng bạch. Phân dính bết vào hậu mơn làm tắt hậu môn, không đi tiểu được, bụng to dần rồi chết (thường chết vào ngày tuổi thứ 4- 5).
+ Bệnh ở gà lớn: Thường ở thể mãn tính, gà suy nhược, mào yếm nhợt nhạt, tiêu chảy thường xuyên phân màu xanh lục, một số bụng gà mái to, giảm đẻ trứng. Vỏ trứng xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lịng đỏ.
- Bệnh tích: + Gà con
• Gan, lách sưng to có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh ghim.
• Phổi, tim, thành dạ dày, cơ màng bụng cũng có nhiều điểm hoại tử trắng xám nhạt.
• Màng ngồi tim dày đục chứa nhiều dịch rỉ vàng.
• Ruột viêm có các mảng trắng trên niêm mạc ruột, viêm khớp, lách
sưng to, thận sung huyết đỏ. Dạ dày còn thức ăn bị cô đọng lại màu vàng.
+ Gà lớn
• Da sậm màu gầy cồm (do bại huyết), gan sưng có hoại tử màu trắng xám và vàng nhạt, túi mật to, ruột viêm đỏ, loét rộng.
• Viêm phúc mạc, viêm cơ tim, màng tim có fibrin, dịch hịan có nốt hoại tử và có thể bị teo.
• Viêm buồng trứng, ống dẫn trứng, nang trứng méo mó dị hình và dễ vỡ ở ống dẫn trứng làm tắt ống dẫn trứng và tích lại bên trong xoang bụng chứa nhiều nước làm bụng xệ. Lòng đỏ trứng lưu lại ở gà con mới nở bị chết (Nguyễn Thị Chính và cs., 2010).
Hiện nay, trong cơ chế thị trường; việc chăn ni gia cầm nói riêng phát triển nhanh chóng đã đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi. Các trại gia
cầm (chủ yếu là trại gà) giống được hỗ trợ nhiều về thức ăn, vắc xin và thuốc trong phòng trị bệnh. Nguồn nguyên liệu thức ăn cho gia cầm rất phong phú, có thể chăn thả tự do, công nghiệp hay bán công nghiệp. Tuy nhiên, môi trường sinh sống, nguồn thức ăn, nước uống của gia cầm nhiều khi chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, đây chính là nguồn lây nhiễm cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, nhất là vi khuẩn Salmonella. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại kháng sinh bổ sung vào thức ăn cho gia cầm khá phổ biến của người chăn nuôi khi không nắm được tác dụng dược lý của các sản phẩm thuốc đó cũng chính là cơ hội để cho vi khuẩn kháng lại thuốc làm mất đi hiệu quả phịng trị bệnh cho vật ni.
Hình 2.7 Nang trứng phát triển bất thường bên trong buồng trứng