Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Đánh giá sự kháng kháng sinh của 2 loại vi khuẩn e.coli và salmonella ở
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về kháng kháng sinh của E.coli và Salmonella
trong nước
Ở nước ta, vi khuẩn kháng thuốc đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị, song việc đi sâu nghiên cứu về quy luật kháng thuốc, mức độ đa kháng của từng loại vi khuẩn ở người và động vật ni thì chưa có nghiên cứu và thơng báo cụ thể. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đều chỉ nhằm mục đích kiểm tra mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với thuốc, để tìm ra các thuốc điều trị đặc hiệu đối với từng loại bệnh mà thôi.
Một số nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả như:
+ Phạm Khắc Hiếu và cs. (1980) nghiên cứu tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E. coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng, đã cơng bố kết quả: Có 40%
E. coli kháng Streptomycin, 50% kháng sulfamid, 12% kháng chloTetracycline và
có 2,2% kháng Chloramphenicol. Về hiện tượng đa kháng, các tác giả trên cũng cho biết: Đã có 17,5% E. coli đa kháng với 2 hoạt chất Streptomycin và Sulfamid, 6,5% E. coli đa kháng với 3 loại Streptomycin, Sulfamid và chloTetracycline.
+ Lê Văn Tạo (1990 - 1991) khi tìm hiểu các yếu tố độc lực của vi khuẩn
E. coli gây bệnh đã cho biết: “Hiện nay, có 12% E. coli đa kháng với 7 hoạt chất,
32% đa kháng với 6 hoạt chất, 40% đa kháng với 5 loại, 10% đa kháng với 4 loại, 6% đa kháng với 3 hoạt chất”.
+ Theo Đinh Bích Thủy và cs. (1995) hiện nay đã có 37,4 – 68,1% số chủng Salmonella kháng lại Chloramphenicol; 33,4 – 59,6% kháng lại Tetracycline; 74,6 – 89,24% kháng lại Streptomycin; với Furazolidon đã có 27,65 – 34,7% số chủng kháng lại; Salmonella kháng lại gentamycin là thấp
nhất, chỉ có khoảng 26% số chủng. Những kháng sinh được dùng nhiều và rộng rãi thì tỷ lệ vi khuẩn kháng lại càng cao: Sulfamid, Streptomycin và chloTetracycline.
Bảng 2.2. So sánh tỷ lệ E. coli và Salmonella kháng đa thuốc (1976 – 2001)
Thuốc bị vi khuẩn đa kháng
đồng thời
Tỷ lệ E. coli đa kháng Tỷ lệ Salmonella đa kháng
Năm 1976 Năm 2001 Năm 2001
2 17,50 17,81 46,15 3 6,30 27,61 38,46 4 0,00 24,62 11,53 5 0,00 14,92 3,84 6 0,00 8,95 3,84 7 0,00 5,7 0,00
Nguồn: Bùi Thị Tho (2001)
Từ bảng 2.2. trên cho thấy: Từ năm 1976 chỉ có 2 hoạt chất đa kháng với
E. coli có tỷ lệ thấp 17,50%, khơng kháng với Salmonella. Đến năm 2001 tỷ lệ
Salmonella kháng đa thuốc thấp hơn so với E. coli. Khơng có chủng Salmonella
nào kháng với 7 hoạt chất cùng một lúc. Tỷ lệ Salmonella đa kháng với 2 và 3
hoạt chất là chủ yếu (khoảng 75%), đa kháng cùng một lúc với 5 đến 6 loại trung bình chỉ khoảng 7,6%. Trong khi đó E. coli lại đa kháng với 3 - 4 hay 5 hoạt chất chiếm phần đa (khoảng 75%).
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại độ nhạy của kháng sinh đối với vi khuẩn E. coli
Kháng sinh Đường kính vịng vơ khuẩn
Kháng Trung gian Nhạy
Flophenicol (30µg) ≤ 14 15 – 18 ≥ 19 Thiamphenicol (30µg) ≥ 12 13 – 17 ≤ 18 Doxycyclin (30µg) ≤ 10 11 – 13 ≥ 14 Enrofloxacin (5µg) ≤ 14 15 – 17 ≥ 18 Spectinomycin (100µg) ≤ 14 15 – 17 ≥ 18 Marbofloxacin (5µg) < 15 15 – 17 ≥ 18 Colistin (50µg) ≤ 11 12 – 13 ≥ 14 Ampi+Sulbactam(20+10µg) ≤ 11 12 – 14 ≥ 15 Amox+Clavulanic acid(20+10µg) ≤ 13 14 – 17 ≥ 18 Amikacin (30µg) ≤ 14 15 – 16 ≥ 17 Fosfomycin (50µg) ≤ 12 13 – 15 ≥ 16 Ceftioful (30µg) ≤ 17 18 – 12 ≥ 21