Sự kháng kháng sinh đối với vi khuẩnE coli trên đàn gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình sử dụng kháng sinh tại các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện yên phong và quế võ, tỉnh bắc ninh đánh giá sự kháng kháng sinh của vi khuẩn escherichia coli và salmonella SPP (Trang 32 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Đánh giá sự kháng kháng sinh của 2 loại vi khuẩn e.coli và salmonella ở

2.3.3. Sự kháng kháng sinh đối với vi khuẩnE coli trên đàn gia cầm

- Bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra ở gia cầm (Colibacillisis) là một trong những bệnh phổ biến nhất và gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi gia cầm. E. coli gây bệnh cho gia cầm (Avian pathogenic Escherichia Coli – APEC) có mang các yếu tố động lực đặc hiệu và có khả năng gây bệnh ở gia cầm.

- Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này trên cơ thể gia cầm có thể được tóm tắt như sau:

+ Sau khi vi khuẩn bám dính vào khí quản hoặc ruột của gia cầm (nhờ các yếu tố bám dính), chúng sẽ tiến hành xâm nhập và nhân lên trong phổi, các túi khí, các cơ quan phủ tạng khác sau đó vào máu (nhờ một loạt các yếu tố như khả năng kháng bổ thể trong huyết thanh, khả năng nhân lên của vi khuẩn trong môi trường sinh lý của vật chủ nhờ hệ thống thu nhận, cạnh tranh sắt). Khi đã vào máu, các vi khuẩn này sẽ tác động đến khả năng kìm khuẩn và diệt khuẩn của huyết thanh. Đặc tính kháng lại huyết thanh là do thành phần LPS, giáp mô và các protein trên bề mặt tế bào vi khuẩn (Waters, 1991). Một số chủng vi khuẩn sau đó cịn có khả năng sinh ra các loại độc tố gây bệnh khác như: Các độc tố tế bào, độc tố thần kinh, độc tố đường ruột... làm rối loạn các quá trình sinh lý bình thường của cơ thể vật chủ và gây ra bệnh (Dho-Moulin and Fairbrother, 1999).

- Triệu chứng

+ Tỷ lệ chết phôi và gà con cao do vỏ trứng nhiễm mầm bệnh. + Gà bệnh uống nhiều nước, tiêu chảy phân trắng – xanh, lẫn bọt khí + Gà bị bệnh gầy, yếu, lơng xơ xác

+ Nhiễm trùng huyết cấp tính, chết đột ngột (thường chết ở 5 ngày đầu) + Viêm bao hoạt dịch khớp xương và viêm tủy xương

+ Gà con từ 1-5 tuần tuổi: Gà sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, bỏ ăn, sưng mặt, viêm kết mạc mắt, một số con bị viêm khớp.

+ Gà đẻ: giảm tỷ lệ đẻ, gà ăn kém, gầy ốm dần, một số con có dấu hiệu viêm khớp. viêm khớp.

- Bệnh tích

+ Viêm màng bao tim, viêm màng bụng, viêm màng quanh gan làm cho bao tim đục, màng bụng có dịch viêm, quanh gan thường phủ một lớp fibrin màu trắng đục.

+ Ống dẫn trứng bị viêm, lách và gan thường sưng to và sung huyết. + Viêm túi khí.Viêm có mủ (màu trắng ngà) màng ngồi bao tim, quanh gan, mắt, bao hoạt dịch, vòi trứng ở gà đẻ và gà giò. Viêm ruột xuất huyết. U ở

hạt ruột, viêm rốn ở gà con.

- Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn E. coli là yếu tố quy định khả năng kháng kháng sinh của E. coli nằm trong plasmid. Các plasmid có trong tế bào vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột nói chung và E. coli nói riêng có khả năng tồn tại, nhân lên và chuyển giao giữa các chủng vi khuẩn.

Hình 2.5 Gà con bị viêm rốn

Hình 2.6 Viêm có mủ (màu trắng ngà) màng ngồi bao tim, quanh gan ngoài bao tim, quanh gan

Nguồn: Trương Hà Thái (2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình sử dụng kháng sinh tại các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện yên phong và quế võ, tỉnh bắc ninh đánh giá sự kháng kháng sinh của vi khuẩn escherichia coli và salmonella SPP (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)