Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợ
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ
Trái phiếu Chính phủ ở một số địa phương trong nước
2.2.2.1. Kinh nghiệm tỉnh Hưng Yên
Kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2016, tỉnh Hưng Yên được giao trên 1.680 tỷ đồng, vốn ngoài nước (ODA) trên 227 tỷ đồng. Cho đến nay, Hưng Yên được đánh giá giải ngân với tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung của cả nước. Đặc biệt trong công tác quyết toán vốn đầu tư, tỉnh Hưng Yên đã có các giải pháp rất sát sao, kiên quyết. Do vậy, việc quản lý dự án đầu tư từ khâu giao kế hoạch, thực hiện kế hoạch, thanh toán và quyết toán đã dần đi vào nề nếp.
Đến hết tháng 5/2016, kế hoạch vốn đầu tư phát triển của tỉnh giải ngân được trên 573 tỷ đồng (không bao gồm nguồn vốn khác), đạt 34,12% kế hoạch,
cao hơn tỷ lệ chung của cả nước là 21,85%. Riêng về nguồn vốn TPCP, Hưng Yên có tỷ lệ giải ngân thấp hơn so với cả nước, khi kế hoạch được giao trên 612 tỷ đồng, nhưng đến hết tháng 5 mới giải ngân được trên 16 tỷ đồng, đạt 2,7% kế hoạch (tỷ lệ của cả nước là 14,1%).
Việc quản lý vốn NSNN trong đó có vốn TPCP đã được UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Trên cơ sở chế độ quy định hiện hành của Nhà nước, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, chấn chỉnh và hướng dẫn việc quản lý nguồn vốn này. Đồng thời, theo chức năng được giao, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cũng đã tham mưu cho UBND ra nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn công tác quyết toán vốn đầu tư. Do vậy, việc quản lý dự án đầu tư từ khâu giao kế hoạch, thực hiện kế hoạch, thanh toán và quyết toán đã dần đi vào nề nếp. Bên cạnh đó, trong quá trình điều hành, ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỉnh Hưng Yên đã chủ động bố trí thêm các nguồn vốn khác của địa phương để đầu tư cho các dự án, đảm bảo tiến độ theo dự kiến.
Tuy nhiên, trước thực trạng nguồn vốn đầu tư có tỷ lệ giải ngân thấp trong cả nước, UBND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương nghiệm thu và hoàn thiện các thủ tục thanh toán, tránh dồn nhiều vào những tháng cuối năm. Đồng thời, tỉnh cần tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện, để tìm ra nguyên nhân giải ngân chậm ở từng dự án; rà soát và quyết định điều chuyển vốn theo thẩm quyền, báo cáo cấp thẩm quyền để điều chuyển vốn của những dự án không có khả năng thực hiện được cho các dự án hoàn thành, có khả năng thực hiện để phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn được giao (Vân Hà, 2016).
2.2.2.2. Kinh nghiệm tỉnh Lào Cai
Lào Cai là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nên nguồn vốn TPCP đóng một vai trò quan trọng trong nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã được Trung ương quan tâm đầu tư nhiều nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nguồn vốn TPCP (TPCP) để xây dựng các công trình, dự án cấp thiết về giao thông, thủy lợi, kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện...
Dưới sự lãnh đạo của tỉnh, các công trình, dự án đầu tư rõ ràng và bám sát các chương trình, mục tiêu được Quốc hội, Chính phủ quyết định, bảo đảm tính
khả thi, các công trình cơ bản phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch của tỉnh; công tác giải ngân và quyết toán nguồn vốn TPCP hằng năm thực hiện đúng kế hoạch. Việc cân đối ngân sách và huy động xã hội hóa đảm bảo đúng cơ cấu các nguồn vốn, trên cơ sở nhu cầu theo các quyết định đã phê duyệt cho các dự án theo giai đoạn thực hiện; cơ chế quản lý, nguyên tắc phân bổ vốn TPCP ngày càng được hoàn thiện. Nguồn vốn TPCP đã góp phần quan trọng nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ năm 2006 - 2012, tỉnh được bố trí trên 2.619 tỷ đồng (trong đó: Vốn TPCP 2.591 tỷ đồng, vốn lồng ghép 28,579 tỷ đồng) đầu tư cho 4 lĩnh vực, gồm: Dự án thuộc lĩnh vực giao thông; thuỷ lợi; kiên cố hoá trường học và nhà công vụ cho giáo viên; y tế. Theo kết quả giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh, việc phân bổ nguồn vốn TPCP được thực hiện từ đầu năm kế hoạch, đúng danh mục được duyệt, tạo điều kiện để các chủ đầu tư, các nhà thầu sớm triển khai thực hiện, bảo đảm bố trí vốn không vượt quá tổng mức đã được thông báo giao chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực. Đặc biệt, tỉnh đã ưu tiên bố trí vốn đối với các địa bàn khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa; tập trung vốn cho các công trình sớm hoàn thành đưa vào khai thác, các dự án chuyển tiếp, khối lượng còn lại không lớn đang triển khai nhanh và bảo đảm tiến độ; thực hiện điều chỉnh giảm vốn của các dự án không có khả năng thực hiện, tăng vốn cho các dự án có khả năng thực hiện vượt tiến độ. Công tác đấu thầu luôn đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định. Công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư phù hợp với tổng mức đầu tư được duyệt, các công trình quyết toán được bố trí 100% vốn so với tổng mức đầu tư; công trình hoàn thành, bàn giao chờ quyết toán được bố trí từ 75% - 85% vốn; công trình chuyển tiếp bố trí từ 60% - 75% vốn; công trình khởi công mới bố trí từ 30% - 40% vốn. Các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn TPCP đã phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần hoàn thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, việc điều chuyển nguồn vốn trong cùng một lĩnh vực, giữa các dự án ở địa phương vẫn còn hạn chế, chưa linh hoạt. Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm; năng lực thiết kế, thẩm định dự án còn hạn chế, thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc khảo sát, thiết kế, phê duyệt phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân công trình; năng
lực thi công của một số nhà thầu còn yếu, kém, định mức XDCB chậm điều chỉnh. Việc phân bổ vốn kế hoạch cho một số dự án chưa sát với thực tiễn, chưa tương ứng với khối lượng đã hoàn thành.
Để khắc phục các hạn chế trên, UBND Lào Cai đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các dự án, công trình đã triển khai để tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả đầu tư công từ nguồn vốn TPCP trên địa bàn tỉnh, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện trong thời gian tới. Chỉ đạo tích cực và quyết liệt hơn để đảm bảo các dự án, công trình thi công hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, phát huy hiệu quả sau đầu tư. Đồng thời, tỉnh Lào Cai tiếp tục huy động, lồng ghép đảm bảo đủ vốn để hoàn thành các công trình theo kế hoạch; có hình thức xử lý các nhà thầu thi công chậm tiến độ; chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vướng mắc để tạo điều kiện cho các nhà thầu thi công, như giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, quyết toán, thanh toán. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoặc chuyển đổi loại hình đầu tư đối với những dự án có điều kiện thực hiện, mà nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có hạn; có cơ chế, chính sách và nguồn vốn phù hợp cho công tác quản lý sau đầu tư, công tác duy tu, bảo dưỡng, bảo đảm tuổi thọ của công trình... (Ngô Hữu Tường, 2016).
2.2.2.3. Kinh nghiệm tỉnh Bắc Giang
Trong giai đoạn 2006-2012, trên địa bàn tỉnh đã có 30 dự án được đầu tư từ nguồn vốn TPCP, trong đó có 09 dự án giao thông, 04 dự án thủy lợi, 16 dự án y tế, 01 dự án nhà ở sinh viên và kiên cố hóa trường, lớp học. Tổng mức đầu tư ban đầu 2.261,815 tỷ đồng (không kể vốn ứng trước).
Tính đến hết năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có có 21 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Các công trình, dự án thi công theo đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện cơ sở vật chất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng năng lực sản xuất, giải quyết các vấn đề xã hội và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Trong các công trình, dự án đã hoàn thành, mang lại hiệu quả cao phải kể đến công trình, dự án phát triển hạ tầng giao thông tại một số xã có điều kiện khó khăn như: Đường vào trung tâm xã Xa Lý, huyện Lục Ngạn; đường vào trung tâm xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động; đường vào trung tâm xã Tân Lập - Đèo Gia - Tân Mộc, huyện lục Ngạn… tạo cho các địa phương một diện mạo mới, thuận lợi trong lưu thông mua bán, trao đổi hàng hóa, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh trên địa bàn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, 08 dự án có sử dụng vốn TPCP trên địa bàn đã phải kéo dài thời gian thực hiện so với quy định, trong đó có 04 dự án giao thông, 01 dự án thủy lợi và 03 dự án y tế.
Bên cạnh đó, căn cứ kế hoạch vốn TPCP được giao và tình hình thực tế tại địa phương, UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng phương án phân bổ dự toán đúng quy định, đúng đối tượng và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để triển khai Chương trình, bảo đảm hiệu quả đầu tư. bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang đã làm tốt công tác kiểm soát, thanh toán vốn đối với dự án do UBND các tỉnh quản lý (Ngô Kiên, 2013).
2.2.2.4.Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Ninh
Một là Để hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án và sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, cùng với việc thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, thiết nghĩ công tác bố trí, cân đối vốn cho các dự án chuyển tiếp phải được quan tâm hàng đầu. Riêng một số công trình, dự án đặc thù do ảnh hưởng khách quan từ chính sách, cơ chế đầu tư có sự thay đổi, điều chỉnh,… cần đáp ứng đủ vốn để thi công trong giai đoạn 2013 - 2015 để tránh lãng phí khi dự án phải dừng tiến độ hoặc gặp nhiều khó khăn về vốn.
Hai là Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn TPCP cần được quản lý theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, các Nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kế hoạch vốn TPCP.
Ba là Đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
Bốn là Tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả đầu tư công từ nguồn vốn TPCP trên địa bàn tỉnh, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện trong thời gian tới.
Năm là Chỉ đạo tích cực và quyết liệt hơn để đảm bảo các dự án, công trình thi công hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, phát huy hiệu quả sau đầu tư.