Mức độ gây hại của sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa học phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) năm 2016 2017 tại văn giang, hưng yên (Trang 72 - 74)

Sâu xanh bướm trắng P. rapae thường gây hại trên diện rộng, tạo những lỗ

thủng rải rác trên lá. Sâu non thường nằm trên lá, chúng có thể ăn thủng lá hoặc

gặm ngoài cạnh lá sâu vào trong. Khi bị P. rapae phá hại sẽ gây ảnh hưởng tới

sinh trưởng của cây, ở mật độ cao chúng làm cho các ruộng rau trở nên xơ xác, mất năng suất. Do đó, để xác định được mức độ gây hại của sâu xanh bướm trắng chúng tôi đã nghiên cứu diện tích và khối lượng lá bị SXBT gây hại trong điều kiện thí nghiệm. Kết quả thể hiện ở bảng 4.13 và 4.14.

Bảng 4.13. Diện tích lá bị sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae ) gây hại

Các tuổi sâu non Diện tích lá bị hại (cm

2) Ít nhất Nhiều nhất Trung bình SN T1 0,15 0,23 0,19 ± 0,02 SN T2 0,75 0,82 0,77 ± 0,01 SN T3 8,89 9,46 9,02 ± 0,12 SN T4 37,56 44,23 41,58 ± 1,43 SN T5 33,42 39,78 37,45 ± 0,59

Từ kết quả ở bảng 4.13 cho thấy diện tích lá bị sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. gây hại tăng từ tuổi 1 đến tuổi 4 và đến tuổi 5 diện tích lá giảm xuống. Diện tích lá bị hại bắt đầu tăng nhanh khi sâu bước sang tuổi 3 trở lên bởi sâu non tuổi 1, tuổi 2 còn nhỏ, ít di chuyển, kiểu hình miệng gặm nhai chưa phát triển

nên sức gây hại chưa cao, cụ thể ở tuổi 1 diện tích lá bị hại là 0,19 ± 0,02 cm2, ở

tuổi 2 là 0,77 ± 0,01 cm2. Bắt đầu từ tuổi 3 trở đi, sâu non có khả năng di chuyển

rộng, kiểu miệng gặm nhai phát triển hơn, sâu xanh bướm trắng cần đáp ứng 1 lượng lớn thức ăn để nuôi cơ thể sinh trưởng chuẩn bị cho giai đoạn hóa nhộng

nên mức độ gây hại tăng đạt trung bình 9,02 ± 0,12 cm2. Bước sang tuổi 4 sự

gây hại của sâu xanh bướm trắng là lớn nhất diện tích lá bị hại là 41,58 ± 1,43 cm2. Lúc sâu chuyển sang tuổi 5 là giai đoạn không tập trung phát triển kích thước cơ thể mà tập trung để chuyển nhộng nên sức ăn của sâu non giảm so với tuổi 4, diện tích lá bị hại là 37,45 ± 0,59 cm2.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu của Liu., Brough và Norton (1995) là trong suốt thời kỳ sâu non, sâu xanh bướm

trắng ăn được từ 14,5- 50 cm2 lá bắp cải, trong đó riêng tuổi 4 - 5 ăn từ 11,4 - 44

cm2, gấp 3,7 - 7,3 lần so với thức ăn tuổi 1 – 3.

Bảng 4.14. Khối lượng lá bị sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae ) gây hại

Các tuổi sâu non Khối lượng lá (g)

Ít nhất Nhiều nhất Trung bình SN T1 0,006 0,010 0,008± 0,001 SN T2 0,020 0,040 0,037 ± 0,001 SN T3 0,450 0,480 0,460 ± 0,020 SN T4 2,010 2,350 2,110 ± 0,080 SN T5 1,870 2,030 1,960 ± 0,050

Qua bảng 4.14 cho thấy khối lượng lá bị sâu xanh bướm trắng gây hại tăng dần từ tuổi 1 và đạt đỉnh cao ở tuổi 4 với khối lượng lá bị hại lên tới 2,11 ± 0,08 (g), sau đó giảm xuống còn 1,96 ± 0,05 (g) ở tuổi 5. Đối với sâu hại từ tuổi 1 đến tuổi 3 thì khối lượng lá sâu ăn tăng lên không đáng kể từ 0 - 0.46 (g). Khối lượng lá sâu ăn phụ thuộc vào diện tích lá bị sâu gây hại. Chính vì vậy mà diễn biến mức độ khối lượng lá bị hại giống như diễn biến mức độ diện tích lá bị sâu xanh bướm trắng gây hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa học phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) năm 2016 2017 tại văn giang, hưng yên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)