Thời gian sống của trưởng thành SXBT P.rapae trên các loại thức ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa học phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) năm 2016 2017 tại văn giang, hưng yên (Trang 71 - 72)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.8. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU XANH BƯỚM

4.8.5. Thời gian sống của trưởng thành SXBT P.rapae trên các loại thức ăn

thêm khác nhau

Thời gian sống của trưởng thành cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định đặc điểm sinh học của chúng. Chúng tôi theo dõi thời gian sống của trưởng thành đực và cái trên các loại thức ăn thêm khác nhau là mật ong nguyên chất, Mật ong 50%, Nước đường 50% và nước lã. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.12.

Kết quả ở bảng 4.11 thể hiện ở điều kiện nhiệt độ trung bình 27,2oC và ẩm độ

trung bình 82,02% thời gian sống của trưởng thành đực và trưởng thành cái là khác nhau khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau. Trong đó với thức ăn thêm là mật ong và nước đường 50% thì trưởng thành đực và trưởng thành cái sâu xanh bướm trắng sống được lâu nhất và với nước lã trưởng thành sống được ngắn nhất. Cụ thể với mật ong nguyên chất thời gian sống của trưởng thành đực và cái là dài nhất đạt lần lượt là 7,25 ± 1,47 ngày và 12,45± 0,68 ngày; tiếp theo đến với nước đường 50% thời gian sống của trưởng thành đực và cái là 7,12 ± 1,23 ngày và 11,94 ± 1,07 ngày; với mật ong 50% thời gian sống của trưởng thành đực và cái là 6,45 ± 1,35 ngày và 9,32± 1,02; cuối cùng là nước lã trưởng thành đực chỉ sống được 1,13± 0,45 ngày, trưởng thành cái chỉ sống được 1,67 ± 0,56 ngày. Thời gian sống của cả trưởng thành đực và cái ở các loại thức ăn thêm là mật ong nguyên chất và nước đường 50% không có sự sai khác nhau ở mức ý nghĩa 95%, do đó trong quá trình nhân nuôi SXBT chúng ta có thể sử dụng một trong hai loại thức ăn này.

Bảng 4.12. Thời gian sống của trưởng thành đực, cái P.rapae trên các thức ăn thêm khác nhau

Thức ăn

Thời gian sống (ngày)

Trưởng thành đực Trưởng thành cái Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Mật ong nguyên chất 3 12 7,25 a ± 1,47 5 15 12,45a± 0,68 Mật ong 50% 2 9 6,45b ± 1,35 3 11 9,32b± 1,02 Nước đường 50% 3 11 7,12ab ± 1,23 4 15 11,94a ± 1,07 Nước lã 1 3 1,13 c ± 0,45 1 4 1,67 c ± 0,56

CV% 5,1 0.54

LSD 0,77 3,1

Ghi chú: Nhiệt độ 27,25; ẩm độ 82,02%, Số cá thể theo dõi n=30 cho mỗi loại thức ăn thêm; Các chữ cái giống nhau trong phạm vi cột không có sự sai khác ở độ tin cậy p ≤ 0,05.

Như vậy qua theo dõi cho thấy thời gian sống của trưởng thành cái sâu xanh

bướm trắng cao hơn trưởng thành đực, và với thức ăn là mật ong nguyên chất

trưởng thành sâu xanh bướm trắng sống được lâu nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa học phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) năm 2016 2017 tại văn giang, hưng yên (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)