2.3.1.1. Thành phần sâu hại chính và mức độ gây hại của chúng
Theo kết quả điều tra của Lê Văn Trịnh (1995), ở đồng bằng sông Hồng ghi nhận được 31 loài thuộc 16 họ và 7 bộ, trong đó có 12 loài gây hại rõ rệt
là sâu tơ (Plutella xytosstella), sâu khoang (Spordoptera litura F.),... (Lê Văn
Trịnh, 1999).
Cho tới nay đã ghi nhận được trên 30 loài sâu hại rau họ Thập tự trong cả nước, trong đó có 1 số loài gây hại thường xuyên ở các vùng trồng rau như: Sâu
tơ (Plutella xylostella L.), bọ nhảy (Phyllotreta striolata F.), rệp muội
(Brevicorynebarassicae L.), ngoài ra còn có một số loài gây hại nặng mang tính
cục bộ như sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.), sâu khoang (Spodoptera
litura Farb) (Phạm Thị Nhất, 2000).
Kết quả điều tra ở các tỉnh phía Nam năm 1977 – 1978 ghi nhận 30 loài sâu hại trong đó có 8 loài thường xuyên gây hại (Bộ môn Côn trùng, 2004).
Theo Đỗ Hồng Khanh (2005), có 6 loài sâu hại phổ biến trên cây rau thuộc
họ hoa Thập tự. Các loài phổ biến gồm sâu tơ Plutella xyllostella Linnaeus, bọ
nhảy Phyllotreta Striolata Fabr và rệp cải Brevicoryne brassicae.
Sâu hại xuất hiện phổ biến với mật độ tương đối cao trên rau họ Thập tự là sâu tơ, rệp xám hại cải, sâu khoang, bọ nhảy, và sâu xanh bướm trắng. Trong đó, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng xuất hiện rải rác trong suốt vụ rau, chúng gây hại nặng với mật độ cao trên bắp cải vụ muộn từ tháng 2 đến tháng 5 (Hồ Thị Thu Giang, 2002).
Ở Việt Nam có 5 loài sâu hại chủ yếu trên rau họ hoa Thập tự gồm: sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy sọc cong, sâu xanh bướm trắng, và rệp muội hại rau (Hồ Khắc Tín và cs., 1982).
Nhóm nghiên cứu Bùi Quang Hùng (2011), nghiên cứu về sâu hại rau họ hoa Thập tự thì phát hiện có 7 loài xuất hiện thường xuyên trên rau họ hoa Thập tự. Trong đó, bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ là dịch hại phổ biến nhất còn
các loài khác trong đó có sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) xuất hiện ở mức
ít phổ biến và gây hại không đáng kể. Kết quả của Nguyễn Văn Đĩnh về “Sâu hại rau chủ yếu trồng trong nhà có mái che ở Lĩnh Nam (Hoàng Mai) và Đặng Xá (Gia Lâm) Hà Nội năm 2003 – 2004” cho thấy có 6 loài gây hại phổ biến
là sâu xanh bướm trắng (P. rapae), sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy, rệp cải và ruồi đục lá (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
2.3.1.2. Thành phần thiên địch
Ở nước ta, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần các loài thiên địch trên rau, và đã thu được thành phần loài khá phong phú.
Kết quả công trình nghiên cứu của Trần Đình Chiến (1992) đã thu được 12 loài thiên địch trên rau thuộc 2 họ là họ bọ rùa (Coccinellidae) và họ Ruồi ăn rệp (Syrphidae), bọ rùa vằn, chữ nhân, bọ rùa 6 vằn, bọ rùa 8 vằn và ruồi ăn rệp là những loài thường bắt gặp trên ruộng rau hoa thập tự.
Nguyễn Quý Hùng và Dương Thành Tài (2013) đã ghi nhận được 3 loài ong ký sinh và 14 loài côn trùng bắt mồi thuộc bộ Coleoptera và bộ Diptera là thiên địch sâu hại rau vùng Hà Nội. Nguyễn Công Thuật (1996) đã thu được thiên địch sâu hại trên rau cải bắp có 31 loài trong đó có 21 loài côn trùng và nhện lớn bắt mồi, 6 loài côn trùng ký sinh, còn lại là 4 loài thuộc nhóm vi sinh vật; Lê Thị Kim Oanh (1997) đã thu thập ở Song Phương - Hoài Đức - Hà Tây năm 1996-1997 được 37 loài thiên địch, gồm có 18 loài côn trùng bắt mồi và 14 loại nhện lớn bắt mồi, 5 loài côn trùng ký sinh; Hồ Thị Thu Giang (1996) đã ghi nhận được những 53 loài thiên địch của sâu rau, trong đó có 29 loài côn trùng bắt mồi, 18 loài nhện lớn bắt mồi và 6 loài côn trùng ký sinh.
Theo tác giả Nguyễn Trường Thành (2003) thấy thiên địch của sâu xanh
bướm trắng có 3 loài quan trọng là nhện xám (Oxyopes javanus), bọ rùa đỏ và bọ
cánh cộc nâu.
Trong số các loài thiên địch được phát hiện thì đã có những công trình nghiên cứu, đánh giá khả năng của chúng như bọ rùa 2 mảng đó, bọ rùa 6 vằn và ruồi ăn rệp (Hồ Thị Thu Giang, 1996). Nhóm thiên địch này có vai trò to lớn trong việc hạn chế và điều hòa số lượng sâu hại trên rau hoa thập tự.