Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng((P.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa học phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) năm 2016 2017 tại văn giang, hưng yên (Trang 36 - 39)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

2.3.3. Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng((P.

rapae) trên rau họ hoa thập tự

a. Biện pháp canh tác

Ở nước ta nhiều nghiên cứu cho rằng hàng cây cà chua có tác dụng xua đuổi trưởng thành sâu tơ khi di chuyển đến luống rau bắp cải để đẻ trứng. Các tác giả đều nhấn mạnh biện pháp luân canh, xen canh cây trồng và tưới phun mưa vào chiều tối có tác dụng làm giảm số lượng sâu tơ trên cải bắp

(Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2016; Lê Văn Trịnh và cs., 1999; Nguyễn Quý

Hùng và cs., 2013) tưới phun mưa vào buổi tối có tác dụng làm giảm số

lượng sâu tơ trên rau. Nguyễn Quý Hùng và cs. (1994) đã thử nghiệm trồng xen 2 hàng cà chua vào 4 hàng bắp cải, tiến hành trong vụ đông xuân năm 1992- 1993 trên diện tích 60 m2 ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy trên bắp cải, ở ruộng trồng xen cà chua, sâu tơ có mật độ cao nhất là 80 trứng và 105 sâu non /cây, so với 134 trứng và 187 sâu non/cây ở ruộng trồng thuần. Lê Văn Trịnh và cs. (1999) đã thực hiện mô hình trồng xen cà chua với bắp cải với tỷ lệ 2 luống cà chua với 4 luống bắp cải thì ở lứa sâu 1 không có sự sai khác giữa trồng xen và trồng thuần. Nhưng ở đỉnh cao sâu rộ lứa 2 trên ruộng trồng xen chỉ bằng 43,2% ruộng trồng thuần và tương ứng ở lứa 3 chỉ bằng 47% nghĩa là đã có sự sai khác rõ rệt giữa 2 phương thức canh tác.

b. Biện pháp sinh học

Nghiên cứu của Lê Văn Trịnh và cs. (1999) cũng thu thập được 20 loài thiên địch sâu hại rau họ hoa Thập tự ở vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 13 loài côn trùng và nhện bắt mồi, 3 loài ong ký sinh và 4 tác nhân gây bệnh trong đó côn trùng bắt mồi ăn thịt đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng sâu trên đồng ruộng. Trong số các loài thiên địch được phát hiện thì phải kể đến công trình nghiên cứu của Hồ Thị Thu Giang (1996) ghi nhận có 53 loài thiên địch của sâu hại rau bao gồm 20 loài côn trùng bắt mồi, 18 loài nhện lớn bắt mồi và 6 loài côn trùng ký sinh trong đó các loài bắt mồi ăn thịt là thiên địch quan trọng của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) . Ngoài ra, côn trùng ký sinh là một trong các yếu tố góp phần kìm hãm

mật độ sâu trên đồng ruộng. Ở Việt Nam chủ yếu là hai loài Costesia glomeratus và

C. plutella, ong ký sinh trưởng thành của hai loại này có kích thước nhỏ, màu đen.

Con cái của loài C. glomeratus có thể đẻ hàng chục trứng lên cơ thể sâu non tuổi 1,

tuổi 2 của sâu xanh bướm trắng (P. rapae).

Trước hiện tượng sâu tơ kháng thuốc hoá học và hậu quả của chúng khi sử dụng thuốc hoá học nên biện pháp sinh học ngày càng được chú ý. Nhiều tài liệu đã thể hiện rõ 3 định hướng nghiên cứu phát triển biện pháp sinh học trong phòng trừ tổng hợp sâu hại rau họ hoa thập tự đó là: Duy trì bảo vệ và tạo điều kiện để các thiên địch tự nhiên phát triển. Sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học như Bt, VBT, NPV, GV. Nhân thả một số loài ong ký sinh có hiệu quả cao đế phòng trừ sâu hại trên ruộng rau. Ở nước ta cũng có rất nhiều nghiên cứu phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự bằng biện pháp sinh học, các tác giả Lê Văn Trịnh và cs. (1999), Nguyễn Quý Hùng và cs. (2013), từ những năm 1975 đã tiến hành việc nghiên cứu sử dụng chế phẩm Bt để trừ sâu tơ. Các tác giả đã khẳng định: chế phẩm Bt có hiệu lực trừ sâu rất tốt đối với lượng dùng 3 kg/ha, khi trời rét đậm thì lượng dùng 5kg/ha, khi mật độ sâu cao có thể dùng kép 2 lần. Sử dụng chế phẩm Bt đã góp phần làm tăng năng suất bắp cải, suplơ và giá trị thu hoạch cao hơn hẳn so với dùng thuốc hoá học. Việc đánh giá hiệu lực của các dạng chế phẩm sinh học Bt và một số chế phẩm mới vẫn được tiếp tục ở các cơ quan nghiên cứu bảo vệ thực vật. Thiên địch trên ruộng rau cũng đã được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây nhưng mới chỉ ở mức điều tra, khảo sát thành phần, Khuất Đăng Long (2011), đã đi sâu nghiên cứu về đặc điểm hình thái sinh học và tập tính của ong đen ký sinh sâu tơ.

c. Biện pháp hoá học

Theo Đường Hồng Dật (2004), thuốc hoá học bảo vệ thực vật là biện pháp không thể thiếu trong thâm canh cây trồng và chưa có một nhà khoa học nghiêm túc nào trên thế giới dám dự đoán được thời điểm không cần sử dụng thuốc hoá học. Việc sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu hại rau họ hoa thập tự ở Việt Nam đã được chú ý từ những năm 60, đã tiến hành khảo nghiệm hiệu lực trừ sâu tơ của các loại thuốc nhóm Clo hữu cơ Công tác này đến nay vẫn được tiến hành đều ở nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp, để xác định những loại thuốc mới, bổ sung và loại bỏ những loại thuốc cũ không còn phù hợp. Nguyễn Trần Oánh (2012) cho biết thuốc hoá học dùng hiện nay không có tính chọn lọc cao, số lần sử dụng nhiều. Phạm Bình Quyền (2006) điều tra ở vùng trồng rau họ hoa thập tự vùng Từ Liêm – Hà Nội người dân phun tới 28 – 30 lần/vụ. Theo Nguyễn Công Thuật (1996), nguyên nhân của các hiện tượng này là do trình độ hiểu biết về dịch hại và kĩ thuật sử dụng thuốc của người dân còn quá thấp nên họ thường phun rất tuỳ tiện, phun định kì, phun theo tập quán hoặc bắt chước nhau. Ngoài ra 100% số hộ nông dân vùng trồng rau thường hỗn hợp các loại thuốc trừ sâu trong quá trình sử dụng theo nhận định của nông dân, việc pha trộn thuốc là biện pháp nâng cao hiệu lực của thuốc, mở rộng phổ tác động, giảm giá thành (do không phải mua thuốc đắt tiền). Do hỗn hợp theo cảm tính, liều lượng thường áng chừng nên lượng thuốc thực tế cao hơn 2 – 3 lần so với khuyến cáo.Từ các kết quả nghiên cứu về thuốc hoá học trừ sâu hại rau họ hoa thập tự Nguyễn Trần Oánh và cs. (2007) đã chỉ rõ 2 nguyên tắc sử dụng thuốc hoá học: Lựa chọn một bộ thuốc thích hợp, có tính chọn lọc để sử dụng luân phiên với nhau và xen kẽ với chế phẩm sinh học Bt và chế phẩm thảo mộc. Ấn định một phương pháp dùng thuốc hợp lý, chỉ dùng thuốc hoá học khi các biện pháp khác không còn hiệu quả khống chế sâu ở dưới mức an toàn và phải phun thuốc đều trên cây khi sâu ở tuổi 1 và tuổi 2. Ngày nay, người ta không chỉ quan tâm đến hiệu lực phòng trừ của thuốc hoá học đối với sâu hại mà còn quan tâm một cách toàn diện đến các chỉ tiêu an toàn cho môi trường, môi sinh (Nguyễn Viết Tùng, 2012).

Quy trình quản lý tổng hợp dịch hại rau họ hoa thập tự được Nguyễn Trường Thành (2003) có nội dung chủ yếu là: Luân canh triệt để và xử lý tàn dư đầu vụ. Nhúng cây con vào thuốc Sherpa, Cidi trước khi trồng. Sử dụng luân phiên các loại thuốc hoá học. Sau đó quy trình được bổ sung, chỉ rõ thêm các thuốc hoá học khác có hiệu quả cao đối với sâu tơ để áp dụng vào sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa học phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) năm 2016 2017 tại văn giang, hưng yên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)