PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự tại Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên năm 2016 - 2017
Phương pháp điều tra trên đồng ruộng áp dụng theo QCVN 01-38: 2010 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT.
Điều tra định kỳ 7 ngày/lần
Số điểm điều tra càng nhiều càng tốt
Tiến hành quan sát kỹ tại các điểm điều tra để tìm sâu hại, thiên địch tại mỗi điểm.
Toàn bộ mẫu vật thu được cho ngâm cồn 35%, sau đó chuyển sang cồn 70%, giám định dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các thày cô trong Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Chỉ tiêu theo dõi: Tên các loài sâu hại và thiên địch, mức độ phổ biến của từng loài.
3.4.2.Điều tra diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu xanh bướm trắng (P.rapae)
Theo QCVN 01-38: 2010 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT.
- Tại vùng chuyên trồng rau tại Mễ Sở, Văn Giang tiến hành điều tra 7 ngày/lần đối với rau HHTT. Việc điều tra được tiến hành từ khi cây rau mới được gieo trồng cho tới khi thu hoạch.
Chọn ruộng đại diện cho các loại rau họ hoa thập tự (bắp cải, su hào, rau cải), giống bắp cải (NS cros, KK Cros); mật độ trồng bắp cải, rau SX an toàn. Mỗi điểm điều tra 3 cây.
* Thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ trồng, phân bón đến mật độ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae).
* Thí nghiệm mật độ trồng:
Thí nghiệm mật độ trồng gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại, thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB);
Giống rau bắp cải NS – cros; Công thức 1: 800 cây/sào;
Công thức 2: 1.000 cây/ sào; Công thức 3: 1.200cây/sào;
Diện tích ô thí nghiệm 20 m2 (chia 3 luống);
Thời vụ rau muộn.
* Thí nghiệm tìm hiểu mật độ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae ) trên
ruộng rau SX theo quy trình sản xuất rau an toàn và sản xuất theo tập quán của
nông dân:
Thí nghiệm gồm 2 công thức, diện tích trồng 500m2, ½ diện tích trồng theo
quy trình rau an toàn, còn lại theo tập tính của nông dân. Giống rau bắp cải NS cros;
Mật độ trồng 1.000 cây/ sào; Thời vụ rau muộn.
Công thức 3.1. Bón phân theo quy trình sản xuất rau an toàn
Loại phân Tổng lượng (kg/ha) Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 PCHM 15.000 100 - - - Super lân 375 100 - - - Đạm Urê 200-240 20 20 30 30 Kali 180 20 20 30 30 PHCVS 300 70 30 - -
PCHM: Phân chuồng hoai mục (sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây).
PHCVS: Phân hữu cơ vi sinh.
Bón thúc làm 3 đợt: Lần 1: Sau trồng 15 ngày;
Lần 2: Thời kì trải lá bang;
Công thức 3.2. Bón phân theo nông dân
Loại phân Tổng lượng (kg/ha)
Bón lót (%)
Bón thúc (%)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân chuồng, phân bắc
tươi 10.000 0 40 40 20 Super lân 550 0 30 50 20 Đạm Urê 500 0 40 40 20
Kali 150 0 50 30 20
Ghi chú: NST: Ngày sau trồng.
Bón thúc làm 3 đợt: Lần 1: Sau trồng 15 ngày;
Lần 2: Thời kì trải lá bàng; Lần 3: Bắt đầu vào cuốn.
3.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu xanh bướm trắng P.rapae L
3.4.3.1. Phương pháp nuôi sinh học
Thu nhộng sâu xanh bướm trắng(Pieris rapae ) ngoài ruộng bắp cải (cắt lá có
nhộng) đặt vào trong hộp nuôi sâu dưới đáy có lót giấy thấm nước, hộp có kích thước 25cm x 20cm x 15cm. Khi nhộng vũ hóa trưởng thành ghép đôi trưởng thành rồi thả vào lồng nuôi sâu có kích thước 1.6m x 1.4m x 2.0m trồng cây bắp cải để theo dõi trưởng thành đẻ trứng và thu trứng.
Lấy 60 trứng được đẻ ra trong lồng trong cùng một ngày (cắt phần lá có
trứng, diện tích lá 5 cm2). Đặt mỗi lá có trứng vào hộp nuôi sâu kích thước hộp
25cm x 20cm x 15cm (đáy hộp đặt giấy thấm, trên đặt lá bắp cải sạch trên lá có trứng). Đánh số thứ tự hộp trên nắp và đáy. Hàng ngày quan sát sự lột xác để xác định sâu non chuyển tuổi để tính thời gian phát dục, bổ sung nước vào hộp nuôi sâu, thay lá 2 ngày/ 1 lần. Khi nhộng vũ hóa trưởng thành xác định tỷ lệ đực cái, tiến hành ghép đôi rồi thả từng cặp trưởng thành vào lồng nuôi sâu có trồng cây bắp cải để theo dõi trưởng thành đẻ trứng hàng ngày thu trứng đếm số lượng trứng đẻ và xác định tỷ lệ trứng nở, nhịp điệu đẻ trứng.
Nuôi riêng 30 cá thể để tiến hành đo kích thước.
* Đối với mỗi pha phát dục trứng, sâu non các tuổi, nhộng, trưởng thành
sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Mô tả đặc điểm hình thái (n=30).
Đo chiều rộng các pha của sâu xanh bướm trắng: Nơi phình to nhất của cơ thể. Đo chiều dài các pha của sâu xanh bướm trắng: Đo từ đỉnh đầu tới cuối cơ thể.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến vòng đời của sâu xanh bướm trắng theo phương pháp nuôi cá thể trong các điều kiện khác nhau ở nhiệt độ trung bình
24,3oC (tháng 4) và 31,5oC (tháng 6) (nuôi như phương pháp đã mô tả ở phần
3.4.3.1) (n = 40).
* Nghiên cứu thức ăn ảnh hưởng tới thời gian sống của trưởng thành đực, cái
sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. Các loại thức ăn cho trưởng thành cái ăn
them thí nghiệm là: Mật ong nguyên chất, mật ong 50%, nước đường 50%, nước
lã (nuôi như phương pháp đã mô tả ở phần 3.4.3.1).
* Xác định sức ăn của sâu xanh bướm trắng lặp lại với mỗi tuổi là 10 cá thể, thả 1 sâu vào 1 đĩa lá hàng ngày thay thức ăn và xác định diện tích lá bị sâu ăn bằng giấy kẻ li và cân khối lượng lá bị sâu ăn: Theo dõi sức ăn của các tuổi sâu non đối với lá bắp cải.
3.4.4. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm. thí nghiệm.
Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB.
Khi điều tra chúng tôi tiến hành thu mẫu và nhân nuôi trong điều kiện nhà
lưới khi sâu non sâu xanh bướm trắng Pieris rapae bắt đầu chuyển sang 2 chúng tôi
tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện như sau:
Mật độ thả 10 con sâu non tuổi 2/cây cải bắp, sau đó 1 đêm tiến hành phun thuốc BVTV (được ghi ở bảng dưới) theo nồng độ khuyến cáo và thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Công
thức Tên thuốc Tên hoạt chất
Nồng
độ(%) Cách pha
1 Dylan 2EC Emamectin
benzoate 2% 0,04
5ml/bình 16lít nước
2 Abatin 5.4EC Abamectin 5,4 % 0,07 6 - 8ml/bình 16 lít nước
3 Hetsau 0.4 EC Cnidiadin 0,05 15 - 20ml/bình 16 lít nước
4 Đối chứng Phun nước lã