Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

Khi nghiên cứu vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tôi tiến hành khảo sát 60 hộ thuộc các xã Song Phương, Vân Côn, Minh Khai. Thông tin cơ bản của các xã điều tra được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Một số thông tin về xã điều tra

STT Chỉ tiêu ĐVT Song Phương Vân Côn Minh Khai 1 Số hộ toàn xã Hộ 3.263 2.937 1.400 2 Phụ nữ từ 18 tuổi trở lên Người 3.040 3.015 1.539 3 Tổng số hội viên phụ nữ Người 1.780 1.852 1.010 4 Tổng số chi hội phụ nữ Chi hội 6 8 7 5 Diện tích tự nhiên Ha 512,2 620,2 192 6 Diện tích đất canh tác Ha 312,4 363 114 7 Các hoạt động:

- Nguồn vốn Triệu đồng 4.627,8 5.485,6 6.095,2 - Dự án quốc tế Dự án 0 1 0 - Dạy nghề, truyền nghề, GTVL Người 30 60 150 - Tuyên truyền kiến thức KHKT Người 575 760 450

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Để đảm bảo tính khách quan kết quả nghiên cứu, ở mỗi xã chọn khảo sát, tôi tiến hành điều tra 20 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Qua điều tra cho thấy, tổng số nhân khẩu của các hộ điều tra là 282 người, trung bình mỗi hộ là 4,7 nhân khẩu/hộ. Hầu hết chủ hộ là nam giới (chiếm 78,3%).

Độ tuổi của chủ hộ dưới 35 tuổi chiếm 26,7%, từ 35- 55 tuổi chiếm 56,7% và độ tuổi trên 55 chiếm 16,6%. Qua điều tra cho thấy, độ tuổi từ 35 - 55 tuổi chiếm đa số, ở độ tuổi này các chủ hộ phần lớn cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chịu khó học hỏi, tích cực tham gia các cuộc tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và các hoạt động của các tổ chức tại cơ sở.

Trình độ của chủ hộ ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ, từ đó ảnh hưởng đến kinh tế hộ. Phần lớn chủ hộ đã tốt nghiệp cấp II, cấp III (Trình độ văn hóa hết cấp II chiếm 55,0%, cấp III chiếm 43,3%), chỉ một phần nhỏ chỉ học cấp I (chiếm 1,7%), đó là những trường hợp

cao tuổi, không có điều kiện đi học. Có 85% chủ hộ chưa qua đào tạo chuyên môn, đào tạo từ trung cấp trở lên chiếm tỉ lệ 15%.

Bảng 4.4. Thông tin cơ bản về hộ điều tra

STT Chỉ tiêu ĐVT Phương Song Vân Côn Minh Khai Tổng

1 Số hộ điều tra Hộ 20 20 20 60 Số hội viên PN Người 18 17 18 45 2 Phân loại chủ hộ 1.1 Tuổi - Dưới 35 tuổi % 25,0 20,0 35,0 26,7 - Từ 35-55 tuổi % 65,0 60,0 45,0 56,7 - Trên 55 tuổi % 10,0 20,0 20,0 16,6 1.2 Giới tính - Nam % 85,0 75,0 80,0 78,3 - Nữ % 20,0 25,0 20,0 21,7 1.3 Trình độ văn hóa - Cấp I % 5,0 - - 1,7 - Cấp II % 55,0 75,0 40,0 55,0 - Cấp III % 40,0 25,0 60,0 43,3 1.4 Trình độ chuyên môn

- Không qua đào tạo % 85,0 95,0 75,0 85,0 - Trung cấp % 10,0 5,0 10,0 8,3 - Cao đẳng, Đại học % 5,0 - 15,0 6,7 2 Phân loại hộ - Nghèo % 5,0 0 1,6 - Trung bình % 90,0 85,0 70,0 81,6 - Khá, giàu % 5,0 15,0 30,0 16,8 3 Nghề nghiệp chính Thuần nông % 50,0 55,0 0 35,0 Thương mại - DV % 15,0 20,0 55,0 30,0 Kiêm ngành nghề % 35,0 25,0 45,0 35,0 4 Một số chỉ tiêu

Số nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,2 5,2 4,7 4,7 - Trong tuổi lao động Lao động 48 66 55 169 - Ngoài tuổi lao động Lao động 36 38 39 113 5 DT đất canh tác/hộ Ha/hộ 0,08 0,11 0,07

Cùng với sự phát triển chung của huyện, nông nghiệp không phải là ngành nghề chính. Diện tích đất canh tác ở các hộ vùng bãi ven sông Đáy nhiều hơn vùng khác (các hộ xã Vân Côn có diện tích đất canh tác cao nhất là 0,12 ha/hộ), các hộ ở xã còn lại có diện tích đất canh tác trung bình thấp hơn. Trong 60 hộ điều tra, chỉ có 35% hộ thuần nông, chủ yếu tập trung ở các xã, vẫn còn nhiều diện tích đất canh tác; 30% các hộ kiêm thương mại - dịch vụ và 35% hộ kiêm ngành nghề. Trung bình số nhân khẩu trung bình là 4,7 nhân khẩu/hộ. Tổng số nhân khẩu trong độ tuổi ở các hộ điều tra là 169 lao động chiếm 59,9% nhân khẩu, nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động chiếm 40,1%.

Các hộ điều tra là hộ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,6%, các hộ khá giàu chiếm 16,8%, còn lại rất ít 1,6% là hộ nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 54 - 56)