Hội LHPN là tổ chức đoàn thể, cho nên trong hoạt động luôn có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế cần có cơ quan chuyên môn. Sự tham gia phối hợp của các ngành có chặt chẽ hay không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả. Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương sẽ tạo điều kiện thuận. Các hoạt động phối hợp trong hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình:
- Phối hợp Phòng Tư pháp tổ chức hoạt động truyền thông, lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung; tuyên truyền tìm hiểu bộ Luật mới (Nghị định 56 của Chính phủ về việc quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước; Nghị định 217, 218 của Chính phủ về quy định mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tham gia quản lý nhà nước).
- Phối hợp Trung tâm dạy nghề, Phòng Kinh tế thực hiện Đề án “Hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ” và Nghị định 1956 của Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.
- Phối hợp với Ngân hàng CSXH và Ngân hàng No&PTNT trong hoạt động tín chấp hộ gia đình vay vốn phát triển kinh tế.
- Phối hợp Phòng Tài nguyên môi trường thực hiện kế hoạch liên tịch 2 ngành thực hiện vệ sinh môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Qua phỏng vấn cán bộ Hội LHPN huyện về công tác phối hợp với các ngành. Đại diện Hội LHPN huyện Hoài Đức - bà Đoàn Thị Thư (Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoài Đức) có một số ý kiến (Hộp 4.1).
Hộp 4.1. Ý kiến về sự phối hợp với các ban, ngành
"Sự phối hợp với các ngành còn mang tính kỳ cuộc, chưa liên tục và còn mang tính chất phân bổ theo từ trên xuống"
Phỏng vấn bà Đoàn Thị Thư - Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoài Đức Thực tế, khi có các chương trình, kế hoạch các ngành, đoàn thể tích cực trong phối hợp thực hiện các hoạt động, nhưng chưa được thường xuyên, liên tục. Đào tạo nghề theo lớp đã có từ trước, Hội đề xuất một số ngành nghề theo nhu cầu của hội viên chưa được duyệt (nghề trang điểm, làm tóc...).