Một số giải pháp nâng cao vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 86)

LHPN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH

4.4.1. Định hướng hoạt động Hội LHPN

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ khi tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế của Hội. Các hoạt động cần cụ thể, thiết thực chăm lo quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, hướng các hoạt động về cơ sở, tập trung về cơ sở còn khó khăn, đa dạng hóa các hình thức thu hút và tập hợp hội viên vào sinh hoạt Hội. Tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động đồng đều của tổ chức cơ sở Hội. Hoạt động hỗ trợ cần theo những hướng sau:

- Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý, vai trò và trách nhiệm của cán bộ Hội các cấp trong các hoạt động. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục, vận động.

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, chuyên môn hóa kết hợp đa dạng hóa nông sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Khai thác ngành nghề mới phù hợp địa phương, dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành nghề dịch vụ góp phần hiện đại hóa nông thôn.

- Tăng cường hỗ trợ vốn cho sản xuất, ổn định thị trường đầu ra.

- Tăng cường tập huấn hỗ trợ kiến thức, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.

4.4.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế hộ gia đình. tế hộ gia đình.

4.4.2.1. Nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội

Nâng cao chất lượng cán bộ Hội, tiếp tục tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ và bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cơ sở có chất lượng nhằm đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng hoạt động, phải thật sự có tâm huyết với công việc.

- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, nhất là xây dựng và quản lý dự án, ứng dụng công nghệ thông tin.

- Thường xuyên kiện toàn bộ máy cán bộ Hội nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ Hội để đảm bảo tính kế thừa và chuẩn hoá công tác cán bộ Hội.

- Đa dạng hoá các hình thức xây dựng quỹ Hội để tạo nguồn kinh phí hoạt động cho phong trào, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện công tác thu, chi hội phí theo Điều lệ hội quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chỉ đạo kịp thời rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.

4.4.2.2. Đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ với nội dung đa dạng phong phú phù hợp với từng đối tượng, chú trọng các hình thức tuyên truyền có hiệu quả như: Sinh hoạt CLB, sinh hoạt chuyên đề, tư vấn, hội thảo nhóm…phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội hoá hoạt động công tác tuyên truyền của hội, lồng ghép các nội dung tuyên truyền để đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường tài liệu cho công tác tuyên truyền tập huấn, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của hội, phát hiện gương điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu để nhân rộng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của quần chúng nhân dân. Phát huy tiềm năng sáng tạo của tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên. Xây dựng và nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến trong nhân dân như mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, v.v…

- Đa dạng hóa các hình thức tập hợp hội viên phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Để làm được như vậy, cán bộ Hội cần tăng cường lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và thông tin đối với quần chúng nhân dân một cách kịp thời.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục cho hội viên và quần chúng. Nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục phong phú, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, với không gian và thời gian. Đa dạng hóa nội dung và hình thức sinh hoạt của Hội gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng của từng địa bàn dân cư. Việc tổ chức phát động các phong trào, các cuộc vận động phải xuất phát từ nhu cầu lợi ích thiết thực, chính đáng của hội viên.

4.4.2.3. Tăng cường hoạt động phối hợp và khai thác nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chủ trương công tác Hội

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH- ANQP ở địa phương và nhiệm vụ công tác của Hội.

- Chủ động phối hợp với các ngành, các cơ quan có liên quan để tranh thủ nguồn lực cho các hoạt động của Hội và nâng cao kiến thức cho cán bộ hội viên, vận động chị em tham gia đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng và phát triển tổ chức Hội ngày một vững mạnh.

4.4.2.4. Giải pháp về nguồn vốn

Vốn luôn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ gia đình vẫn luôn có nhu cầu vốn nhưng ngại giao dịch ngân hàng, thế chấp tài sản. Thông qua Hội đoàn thể tín chấp vay vốn được nhiều người dân tin tưởng. Để huy động nguồn vốn:

- Phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng No&PTNT khảo sát, lập dự án bổ sung nguồn vốn

- Khai thác nguồn vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức và người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam.

- Tiếp tục chỉ đạo hoạt động tiết kiệm tại chi, tổ xây dựng tự vận động trong hệ thống Hội.

- Vốn tự bổ sung từ kết quả hoạt động tín dụng của Hội hàng năm. - Vốn hợp pháp khác.

Song song với các hoạt động, quan tâm đến chất lượng sử dụng vốn. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi, nợ, lãi đến hạn. Tránh nợ quá hạn ngày càng gia tăng.

4.4.2.5. Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Thiếu kiến thức là lý do chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của hộ. Để hộ nông dân sản xuất kinh doanh có kết quả và hiệu quả cao và tránh được rủi ro, cần giúp họ nắm được cách làm, cách sử dụng và quản lý đồng vốn, sản xuất kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. Để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả cao cần phải tác động các biện pháp nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết khoa học kỹ thuật của hộ nông dân, cần tăng cường hoạt động khuyến nông. Phối hợp với cơ quan khuyến nông các cấp kết hợp với các cấp

chính quyền., các ban ngành các tổ chức đoàn thể quần chúng tại địa phương tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kiến thức quản lý kinh doanh cho bà con nông dân. Cần giúp cho nông dân nắm vững các kiến thức khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kiến thức làm tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Tuyên truyền nhân dân ứng dụng KHKT vào sản xuất, hướng mô hình sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao

4.4.2.6. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động

Để giải quyết vấn đề ở khu vực nông thôn hiện nay đặt ra là diện tích đất canh tác ngày càng giảm do xây dựng các khu công nghiệp, đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo chuyên môn còn thấp. Cho nên cần có chương trình đào tạo cho bộ phận lao động nông thôn sang lao động công nghiệp, dịch vụ. Công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu của thị trường

- Khảo sát đào tạo nghề theo lứa tuổi, nhu cầu thị trường,... Thời gian qua Hội phối hợp mở lớp đào tạo nghề theo chương trình, kế hoạch được giao. Trong thời gian tới, cần chính sách đào tạo nghề xuất phát từ chính nhu cầu thực tế.

- Phối hợp với các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đào tạo nghề cho hội viên, giải quyết vấn đề việc làm sau khi học đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo nghề.

4.4.2.7. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động, các chương trình và phong trào thi đua của Hội

- Hàng năm tổ chức cho cán bộ Hội, hội viên học tập, đăng ký và bình xét 3 tiêu chuẩn của phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” biểu dương những cán bộ, hội viên có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua và các chương trình hoạt động của Hội.

- Phối hợp thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực: “No ấm- Bình đẳng- Tiến bộ- Hạnh phúc”.

- Định kỳ 6 tháng, 1 năm, 5 năm, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện và cơ sở cần tiến hành sơ, tổng kết hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế để đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, thiếu sót để kịp thời khắc phục; đồng thời biểu dương, khen thưởng những mô hình hiệu quả, những đơn vị tích cực tham gia đóng góp xây dựng hoạt động Hội đạt kết quả cao.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, cùng với các cơ quan đoàn thể khác, Hội LHPN huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế. Thông qua hoạt động trên, Hội đã hỗ trợ cho hộ gia đình phát triển kinh tế, thu hút hội viên vào Hội; tập hợp, vận động hội viên và nhân dân thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở nông thôn, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa bàn huyện. Qua toàn bộ những vấn đề đã trình bày, luận văn giải quyết cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau đây:

Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế của Hội LHPN. Nêu lên vai trò của Hội đối với phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội nông thôn trong quá trình thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua trình bày kết quả hoạt động của một số địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế ở huyện Hoài Đức.

Đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức. Trong sản xuất, vai trò của Hội thể hiện qua hoạt động tuyên truyền kiến thức liên quan đến phát triển kinh tế; hỗ trợ kiến thức KHKT, sản xuất kinh doanh; tăng cường nguồn vốn; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; khai thác các dự án phát triển kinh tế.

- Hoạt động tuyên truyền kiến thức mọi mặt cho phụ nữ đã thu hút 80% hội viên tham gia. Nhìn chung, nội dung tuyên truyền được hội viên tích cực tham ga. Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng thời gian tổ chức tuyên truyền linh hoạt hơn, nhất là đối với địa phương vào vụ sản xuất; cần bổ sung tài liệu trực quan hỗ trợ trong tuyên truyền để người tham gia dễ nhớ, dễ hiểu.

- Về nguồn vốn, hàng năm Hội đã tín chấp cho 5.400 hộ gia đình vay hơn 90 tỷ đồng phát triển kinh tế gia đình. Hoạt động này được đánh giá là có lãi xuất vừa phải, thủ tục dễ dàng tuy nhiên mức vay còn thấp.

- Về hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất, tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả. Các hoạt động này giúp hội viên giải quyết vấn đề kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kết hợp KHKT nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

- Hội mở lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho hội viên giải quyết vấn đề cho lao động nông thôn chưa qua đào tạo. Đây là hoạt động được nhiều hội viên các khu vực bị mất đất do thu hồi xây dựng khu công nghiệp vì họ được hỗ trợ khi học nghề. Vẫn còn ít đối tượng không thuộc diện được hỗ trợ tham gia.

- Về khai thác các dự án, được hội viên đánh giá rất tốt, song các dự án còn ít. Cần khai thác thêm các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân tài trợ cho dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế như: Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội; trình độ, nhận thức của chủ hộ gia đình; sự phối hợp với các cơ quan đơn vị và kinh phí phân bổ cho hoạt động của Hội.

Từ những khó khăn, hạn chế và những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế của Hội LHPN huyện Hoài Đức, tác giả đã đưa ra định hướng và 7 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội trong thời gian tới, đó là: Nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội; đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ; tăng cường hoạt động phối hợp và khai thác nguồn lực; giải pháp về nguồn vốn; công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; giải pháp cho lao động; tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động, các chương trình và phong trào thi đua của Hội.

Để thực hiện các giải pháp trên cần có thời gian dài và kinh phí thực hiện. Vì vậy để các giải pháp có thể được thực hiện, ngoài sự cố gắng, phấn đấu của Hội LHPN huyện Hoài Đức còn cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành về nguồn vốn, cơ chế chính sách...vv, cần sự hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp và quan trọng là sự tự vươn lên, tập trung sản xuất kinh doanh có hiệu quả của đối tượng được hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ của Hội. Các hoạt động của các cấp Hội phụ nữ huyện Hoài Đức nhằm hỗ trợ các hộ gia đình trên địa bàn huyện sản

xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống góp phần tích cực trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn. Đây cùng là sự khẳng định vị trí, vai trò của Hội trong hệ thống chính trị của nước ta.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước

- Cần quan tâm và đầu tư hơn nữa đối với kinh tế hộ, có chính sách đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống giao thông, việc cung cấp các thông tin, đặc biệt là các thông tin kịp thời về giá cả đầu vào, đầu ra cho nông dân là rất cần thiết.

- Cần có chính sách hợp lý cho cán bộ hoạt động phong trào và cán bộ Hội cơ sở, quan tâm công tác đào tạo cán bộ chuyên về hoạt động Hội phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 86)