Đánh giá vai trò của Hội LHPN huyện Hoài Đức trong hoạt động hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 56 - 80)

trợ hộ gia đình phát triển kinh tế

Thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN Hà Nội gắn với nhiệm vụ của địa phương, hàng năm Ban chấp hành Hội LHPN Hội LHPN huyện xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua với 5 nhiệm vụ trọng tâm và các chỉ tiêu cụ thể; xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cơ sở Hội thực hiện theo từng chuyên đề. Nhiệm vụ “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình”, “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc” với các hoạt động nổi bật ( Hình 4.2).

Hình 4.2. Các hoạt động của Hội LHPN huyện

Hỗ trợ vay vốn

Tuyên truyền kiến thức phát triển kinh tế hộ phát triển kinh tế hộ

Phối hợp mở lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm

Tập huấn kiến thức KHKT, Phối hợp triển khai

các dự án Hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế

4.2.2.1. Vai trò của Hội LHPN trong hoạt động tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế hộ

a. Tình hình triển khai các hoạt động tuyên truyền

Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức cho chị em phụ nữ đã được coi là nền tảng cho các hoạt động xã hội của các cấp Hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở. Hội tập trung tuyên truyền cho phụ nữ về các nội dung: Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức về giới và bình đẳng giới và các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em.

Thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2012 của Chính phủ về việc quy trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước; Quyết định 218-QĐ/TW ban hành quy định về việc mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quyết định 217-QĐ/TW ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày 12/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hội LHPN từ huyện đến cơ sở tổ chức đóng góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2013, dự thảo Luật dân sự, …tới hội viên, phụ nữ; Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án của địa phương. Bên cạnh đó cấp Hội tham gia vào các ban chỉ đạo, hội đồng tư vấn, hội đồng thi đua khen thưởng từ huyện đến cơ sở, tham gia hòa giải và giải quyết đơn thư từ cơ sở. Hội phối hợp Phòng Tư pháp huyện, Trung tâm trợ giúp pháp lý Hà Nội tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn trợ giúp pháp lý cho phụ nữ.

Sau 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến nay Hoài Đức có 16 xã cơ bản đạt Nông thôn mới. Một trong những mục tiêu quan trọng trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới là vận động nông dân tiến hành dồn điển, đổi thửa, sắp xếp lại ruộng đồng. Đây là khâu quan trọng để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ổn định, lâu dài, là yếu tố quyết định thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. UBND Huyện đã phê duyệt phương

án dồn điền đổi thửa của 4 xã Đông La, Tiền Yên, Đắc Sở, Minh Khai và thôn Lại Dụ của xã An Thượng. Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Hội LHPN huyện phối hợp tuyên truyền gia đình các bộ, hội viên về ý nghĩa công tác dồn điền đổi thửa và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đặc biệt chú trọng ở những địa phương đã được phê duyệt kế hoạch.

b. Kết quả hoạt động tuyên truyền

Kết quả hoạt động tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế hộ được thể hiện ở bảng 4.5

Bảng 4.5. Một số nội dung tuyên truyền của Hội LHPN huyện

Nội dung 2013 2014 2015

1. Tuyên truyền, phổ biến về Nghị quyết, Chỉ thị

của Đảng, chính sách của Nhà nước: Số đợt tuyên truyền 158 186 190 Số lượt người tham dự 23.760 27.981 28.534 Số hội viên phụ nữ tham dự 20.024 23.562 24.231 2. Tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới

Số đợt tuyên truyền 7 8 8 Số lượt người tham dự 950 1.200 1.040 Số hội viên phụ nữ tham dự 950 1.200 1.040 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 4 10 16 * Tuyên truyền công tác dồn điền đổi thửa

Số đợt tuyên truyền 2 1 1 Số lượt người tham dự 215 73 91 Số hội viên phụ nữ tham dự 187 62 89 3. Đóng góp ý kiến vào các dự thảo Luật

Số đợt 28 35 32

Số lượt người tham dự 4.230 6.685 4.755 Số hội viên phụ nữ tham dự 3.241 4.328 3.725

Tổ chức từ 6 đến 8 cuộc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới đến khoảng 1000 hội viên, phụ nữ. Tính đến 2015, Hoài Đức có 16/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới. Về công tác dồn điền đổi thửa, hội tuyên truyền tập trung vào xã được phê duyệt kế hoạch. Năm 2012, huyện chỉ đạo làm điểm về công tác dồn điền đổi thửa, cơ bản thực hiện xong kế hoạch, hoàn thành bê tông hóa đường trục chính giao thông, kênh mương nội đồng và giao ruộng cho nông dân. Sau đó triển khai nhân rộng các xã thi công bê tông hóa trục chính, kênh mương nội đồng và thực hiện các bước tiếp theo. Tính đến thời điểm này, diện tích đã dồn điền đổi thửa toàn huyện đạt gần 700ha (Báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, 2015).

c. Ý kiến đánh giá về các hoạt động tuyên truyền

Qua điều tra 60 hộ gia đình về ý kiến đánh giá hoạt động tuyên truyền của Hội (được thể hiện bảng 4.6). Kết quả điều tra cho thấy: 66,7% số người phỏng vấn trả lời có tham gia các đợt tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, 33,3% không tham gia, lý do không tham gia phần lớn là vì không có thời gian. Có 75% người tham dự các buổi tuyên truyền có ý kiến là nội dung bổ ích, 25% là không bổ ích vì lý do như: mất thời gian, nội dung truyền đạt không dễ hiểu,…55% ý kiến cho rằng thời gian các buổi tuyên truyền chưa phù hợp, nên soạn thảo nội dung truyền đạt ngắn gọn, phù hợp với đối tượng nghe và thời gian là ngày nghỉ, buổi tối để thuận tiện cho người dân đi làm.

Những kiến thức về xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường thu hút ít chị em tham gia hơn. Cụ thể là có 33,3% người tham gia với 80% ý kiến người tham gia nhận xét là kiến thức bổ ích, 20% còn lại cho rằng đó chỉ là lý thuyết. 60% ý kiến đánh giá điều kiện hỗ trợ các buổi tuyên truyền là tốt, 40% ý kiến cho rằng điều kiện hỗ trợ chưa tốt cần sưu tầm nhiều tài liệu, các mô hình thực tế tương tự tình hình cụ thể địa phương. 75% ý kiến cho là thời gian tuyên truyền phù hợp, 25% ý kiến cho rằng thời gian tuyên truyền không chỉ tập trung dịp cao điểm mà cần thường xuyên hơn nữa. Đối với công tác dồn điền đổi thửa, chỉ có 21,7% hộ điều tra có tham gia, tập trung ở xã Minh Khai, đây là nội dung liên quan đến chính sách đất đai. 46,1% ý kiến cho rằng bổ ích, ý kiến còn lại cho rằng không bổ ích, lý do nếu dồn ruộng thì sẽ có hộ gia đình phải nhận ruộng xấu, có hộ gia đình lại được nhận ruộng tốt, như vậy không công bằng.

Có 58,3% người phỏng vấn trả lời có tham gia các buổi tuyên truyền Luật, hội nghị đóng góp vào dự thảo Luật, 41,7 không tham gia. Trong đó, có 82,8% người tham gia nhận xét là nội dung bổ ích, 34,3% cho rằng thời gian truyền đạt phù hợp và 62,9% cho rằng điều kiện hỗ trợ tốt. Số còn lại cho rằng các bộ Luật khó hiểu, cần nhiều thời gian nghe và tìm hiểu thì mới đóng góp sâu được.

Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tuyên truyền của Hội

ĐVT: % Tiêu chí Tham gia hoạt động Nội dung tuyên truyền Điều kiện hỗ trợ Thời gian truyền đạt Có Không Bổ ích Không bổ ích Tốt Không Phù hợp Chưa phù hợp

1. Tuyên truyền, phổ biến về Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách của Đảng, NN

66,7 33,3 75,0 25,0 55,0 45,0 20,0 80,0

2. Tuyên truyền về xây

dựng nông thôn mới 33,3 66,7 80,0 20,0 60,0 40,0 75,0 25,0 3. Tuyên truyền dồn điền

đổi thửa 21,7 78,3 46,1 53,8 61,5 38,5 53,8 46,2 4. Đóng góp ý kiến vào

các dự thảo Luật 58,3 41,7 82,8 17,2 62,9 37,1 34,3 65,7 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015 )

Nhìn chung các công tác hoạt động tuyên truyền của Hội đã triển khai trên nhiều lĩnh vực và thu hút được nhiều hội viên và nhân dân tham gia. Các hoạt động của Hội có tính sâu, rộng giúp chị em nắm bắt các vấn đề xã hội đang diễn ra. Các hoạt động trên đã thu hút 62% hội viên tham gia.

Về hình thức tuyên truyền, qua điều tra cho thấy 81,7% số người được hỏi cho rằng hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, 18,3% có ý kiến cho rằng hình thức tuyên truyền không đa dạng, ý kiến này nhiều nhất ở xã Song Phương. 78,3% ý kiến cho rằng mức độ tuyên truyền thường xuyên, 21,7% ý kiến cho rằng tuyên truyền chỉ mang tính kỳ cuộc chứ chưa được thường xuyên (bảng 4.7).

Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của người được điều tra

Tiêu chí

Song Phương Vân Côn Minh Khai Tổng

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

Số người điều tra 20 100 20 100 20 100 60 100

1. Về hình thức tuyên truyền

a.Đa dạng 15 75,0 18 90,0 16 80,0 49 81,7 b.Không đa dạng 5 25,0 2 10,0 4 20,0 11 18,3

2. Về mức độ thường xuyên

a.Thường xuyên 13 65,0 17 85,0 17 85,0 47 78,3 b.Không thường xuyên 7 35,0 3 15,0 3 15,0 13 21,7 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015 )

4.2.2.2. Hoạt động tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh

a. Tình hình triển khai hoạt động tập huấn kiến thức chuyển giao KHKT

Với diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 50% tổng diện tích đất tự nhiên, huyện Hoài Đức luôn chú trọng việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân (UBND huyện Hoài Đức, 2013a). Trong những năm qua huyện đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chú trọng chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện về việc các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn và triển khai ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp cho nhân dân. Hội LHPN huyện đã chỉ đạo tới các cơ sở của Hội phối hợp với các phòng ban ngành triển khai thực hiện:

- Phối hợp phòng Kinh tế huyện, Hội nông dân tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập trung vùng trồng rau màu, cây ăn quả, hoa... cho các hộ nông dân các xã vùng bãi như: Song Phương, Đông La, Tiền Yên, Vân Côn, Cát Quế...

- Hàng năm Hội phối hợp Trạm bảo vệ thực vật, Trạm thú y, Trạm khuyến nông tổ chức tập huấn cho các hộ gia đình cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ

thực vật, kiến thức phòng trừ sâu bệnh hại lúa, cây ăn quả và phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm. Cùng với các hoạt động tập huấn, Hội tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ và nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường, thu gom vỏ chai thuốc, rác thải đồng ruộng đúng nơi quy định.

Hình 4.3. Hoạt động phối hợp tập huấn KHKT

- Huyện hội đã chỉ đạo các hội phụ nữ cơ sở phối hợp Hội nông dân cùng cấp tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật gieo cấy chăm sóc lúa, cây màu các loại…cho các hộ nông dân

Thông qua các đợt tập huấn, các cấp Hội phụ nữ trong huyện đã góp phần nâng cao kiến thức sản xuất kinh doanh các các hộ gia đình, góp phần thực hiện thành công định hướng phát triển kinh tế của huyện.

b. Kết quả triển khai hoạt động tập huấn kiến thức chuyển giao KHKT

Khoa học kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi, giảm chi phí, giải quyết các vấn đề về đất đai môi trường. Trong những năm qua các cấp Hội phụ nữ trong huyện phối hợp với các ngành, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình, hội thảo nhằm trang bị những kiến thức cho hội viên, phụ nữ và nhân dân kiến thức trong sản xuất. Bảng 4.8 thể hiện một số hoạt động phối hợp tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho hộ gia đình.

Hội LHPN Trạm khuyến nông

Hội nông dân Phòng Kinh tế

Bảng 4.8. Một số hoạt động tập huấn KHKT cho hộ gia đình

Nội dung Song Phương Vân Côn Minh Khai

1. Tập huấn KHKT Lớp Người Lớp Người Lớp Người

+ Thâm canh lúa, tăng năng suất cây trồng 2 185 2 167 2 142 + Kỹ thuật sản xuất rau an toàn 1 72 2 124 -

+ Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1 110 1 95 1 125 + Phòng chống dịch bệnh cho gia súc GC 1 91 2 137 2 183

2. Tham quan mô hình Buổi Buổi Buổi

+ Mô hình trồng cam canh, phật thủ 1 35 - - + Mô hình trồng táo, ổi 1 42 1 65 - + Mô hình sản xuất rau an toàn 1 40 2 172 -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Qua điều tra cho thấy, tập huấn KHKT là hoạt động lớn của Hội nhằm hỗ trợ hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, tập huấn về trồng trọt là 7 lớp. Nội dung chủ yếu của các lớp tập huấn là triển khai kỹ thuật chăm sóc lúa, gieo cấy đúng thời vụ, thâm canh tăng năng suất cây trồng. Hội phối hợp các phòng, ban, ngành tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập trung vùng trồng rau màu, cây ăn quả cho các hộ. Kết quả nghiên cứu ở 3 xã cho thấy, xã Vân Côn, Song Phương có nhiều người tham gia tập huấn nhất. Đây là những xã vùng bãi bồi ven sông Đáy, có diện tích đất canh tác bình quân/hộ nhiều.

Huyện Hoài Đức đang trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội theo hướng đô thị hóa, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do các dự án khu đô thị, công nghiệp ngày càng nhiều. Trong giai đoạn mới, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp chung của huyện là tập trung ruộng đất dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất cây, con có giá trị kinh tế cao. Hoạt động xây dựng mô hình kinh tế, tham quan, hội thảo học tập kinh nghiệm được các tổ chức Hội triển khai tích cực như mô hình trồng cam canh, phật thủ, mô hình trồng rau an toàn, mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

c. Ý kiến đánh giá hoạt động tập huấn KHKT của các hộ gia đình

Trong số các hộ được phỏng vấn, có 78,3% hộ tham gia các hoạt động tập huấn KHKT, các hộ còn lại không tham gia với lý do bận nhiều việc, gia đình hết

đất canh tác. Đối với các hộ tham gia tập huấn, 76,6% cho rằng nội dung các buổi tập huấn tốt, 23,4% cho rằng nội dung tập huấn ở mức độ trung bình, chưa tốt, lý do nội dung tập huấn chưa phù hợp nhu cầu thực tế của hộ; 91,5% ý kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 56 - 80)