Tập huấn KHKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 62)

- Huyện hội đã chỉ đạo các hội phụ nữ cơ sở phối hợp Hội nông dân cùng cấp tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật gieo cấy chăm sóc lúa, cây màu các loại…cho các hộ nông dân

Thông qua các đợt tập huấn, các cấp Hội phụ nữ trong huyện đã góp phần nâng cao kiến thức sản xuất kinh doanh các các hộ gia đình, góp phần thực hiện thành công định hướng phát triển kinh tế của huyện.

b. Kết quả triển khai hoạt động tập huấn kiến thức chuyển giao KHKT

Khoa học kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi, giảm chi phí, giải quyết các vấn đề về đất đai môi trường. Trong những năm qua các cấp Hội phụ nữ trong huyện phối hợp với các ngành, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình, hội thảo nhằm trang bị những kiến thức cho hội viên, phụ nữ và nhân dân kiến thức trong sản xuất. Bảng 4.8 thể hiện một số hoạt động phối hợp tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho hộ gia đình.

Hội LHPN Trạm khuyến nông

Hội nông dân Phòng Kinh tế

Bảng 4.8. Một số hoạt động tập huấn KHKT cho hộ gia đình

Nội dung Song Phương Vân Côn Minh Khai

1. Tập huấn KHKT Lớp Người Lớp Người Lớp Người

+ Thâm canh lúa, tăng năng suất cây trồng 2 185 2 167 2 142 + Kỹ thuật sản xuất rau an toàn 1 72 2 124 -

+ Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1 110 1 95 1 125 + Phòng chống dịch bệnh cho gia súc GC 1 91 2 137 2 183

2. Tham quan mô hình Buổi Buổi Buổi

+ Mô hình trồng cam canh, phật thủ 1 35 - - + Mô hình trồng táo, ổi 1 42 1 65 - + Mô hình sản xuất rau an toàn 1 40 2 172 -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Qua điều tra cho thấy, tập huấn KHKT là hoạt động lớn của Hội nhằm hỗ trợ hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, tập huấn về trồng trọt là 7 lớp. Nội dung chủ yếu của các lớp tập huấn là triển khai kỹ thuật chăm sóc lúa, gieo cấy đúng thời vụ, thâm canh tăng năng suất cây trồng. Hội phối hợp các phòng, ban, ngành tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập trung vùng trồng rau màu, cây ăn quả cho các hộ. Kết quả nghiên cứu ở 3 xã cho thấy, xã Vân Côn, Song Phương có nhiều người tham gia tập huấn nhất. Đây là những xã vùng bãi bồi ven sông Đáy, có diện tích đất canh tác bình quân/hộ nhiều.

Huyện Hoài Đức đang trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội theo hướng đô thị hóa, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do các dự án khu đô thị, công nghiệp ngày càng nhiều. Trong giai đoạn mới, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp chung của huyện là tập trung ruộng đất dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất cây, con có giá trị kinh tế cao. Hoạt động xây dựng mô hình kinh tế, tham quan, hội thảo học tập kinh nghiệm được các tổ chức Hội triển khai tích cực như mô hình trồng cam canh, phật thủ, mô hình trồng rau an toàn, mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

c. Ý kiến đánh giá hoạt động tập huấn KHKT của các hộ gia đình

Trong số các hộ được phỏng vấn, có 78,3% hộ tham gia các hoạt động tập huấn KHKT, các hộ còn lại không tham gia với lý do bận nhiều việc, gia đình hết

đất canh tác. Đối với các hộ tham gia tập huấn, 76,6% cho rằng nội dung các buổi tập huấn tốt, 23,4% cho rằng nội dung tập huấn ở mức độ trung bình, chưa tốt, lý do nội dung tập huấn chưa phù hợp nhu cầu thực tế của hộ; 91,5% ý kiến cho rằng phương pháp truyền đạt của các giảng viên dễ hiểu, các giảng viên là chuyên viên, lãnh đạo của trung tâm, phòng, ban chuyên môn của huyện, thành phố có kiến thức chuyên môn tốt, khả năng truyền đạt tốt, các ý kiến còn lại cho rằng phương pháp truyền đạt khó hiểu, những ý kiến này chủ yếu là các hộ nghèo, hộ cao tuổi hạn chế khả năng tiếp thu; về thời gian tập huấn, 78,7% hộ được hỏi có ý kiến là phù hợp, chỉ 2,1% ý kiến cho rằng thời gian tập huấn dài, 19,2% ý kiến cho rằng thời gian tập huấn ngắn. Thực tế thời gian tập huấn khoảng 1 buổi, những kiến thức truyền đạt phải cô đọng, cho nên để giải đáp những vấn đề trong sản xuất của người dân cần có thời gian dài hơn.

Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tập huấn

Chỉ tiêu Song Phương Vân Côn Minh Khai Tổng

Số hộ điều tra 20 20 20 60

*Tỷ lệ người tham dự tập huấn 90,0 85,0 60 78,3

1. Nội dung tập huấn KHKT

- Tốt 66,7 82,4 83,3 76,6 - Trung bình 27,7 17,6 16,7 21,3 - Kém 5,6 0 0 2,1 2. Phương pháp truyền đạt - Dễ hiểu 88,9 94,1 91,7 91,5 - Khó hiểu 11,1 5,9 8,3 8,5

2. Thời gian tập huấn

- Dài 0 0 8,3 2,1 - Phù hợp 83,3 76,5 75,0 78,7 - Ngắn 16,7 23,5 16,7 19,2 3. Hỗ trợ kinh phí - Đủ 83,3 82,4 83,3 83,0 - Quá ít 16,7 17,6 16,7 17,0 - Quá nhiều 0 0 0 0

*Tỷ lệ người tham quan mô hình 25,0 20,0 0 15,0

Như vậy, qua kết quả tổng hợp phỏng vấn cho thấy rằng hoạt động hỗ trợ hộ gia đình tập huấn hỗ trợ KHKT trong sản xuất là hoạt động thiết thực được người dân đánh giá cao, góp phần giải quyết những khó khăn, bổ sung kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất. Hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, kịp thời, nội dung phù hợp với tình hình cụ thể từng địa phương.

Bảng 4.10. Kết quả hộ gia đình ứng dụng KHKT sau học tập Nội dung

Đơn vị

Kiến thức KHKT Mô hình tham quan

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Song Phương 10 55,6 2 40,0 Vân Côn 7 41,2 1 25,0 Minh Khai 5 41,7 -

Tổng 22 46,8 3 30,3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2015 )

Trong số những hộ tham gia tập huấn KHKT, có 46,8% số người tham gia tập huấn trả lời là kiến thức KHKT đã được gia đình ứng dụng trong sản xuất. 30,3% người tham quan mô hình kinh tế đã chuyển đổi mô hình kinh tế của gia đình

4.2.2.3. Hoạt động hỗ trợ nguồn vốn tạo điều kiện cho hộ gia đình vay vốn phát triển kinh tế

a. Tình hình triển khai hoạt động hỗ trợ nguồn vốn sản xuất, kinh doanh

Vay vốn phát triển sản xuất luôn là nhu cầu của các hộ gia đình. Ngay từ đầu năm, Hội LHPN huyện chỉ đạo các cơ sở Hội tiếp tục duy trì, củng cố và quản lý các nguồn vốn Hội đang quản lý.

* Về hoạt động tín chấp:

- Hơn 10 năm thực hiện văn bản liên tịch về ủy thác vay vốn đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách giữa Hội LHPN và Ngân hàng CSXH các cấp. Hội phụ nữ huyện đã phối hợp với ngân hàng CSXH giúp cho hộ gia đình thiếu vốn, gia đình chính sách được vay vốn thông qua các chương trình (thể hiện bảng 4.11).

Bảng 4.11. Các chương trình tín chấp vay vốn Ngân hàng CSCH Chương trình (%/tháng) Lãi suất Đối tượng cho vay Mức vay tối đa

(triệu đồng)

1. Cho vay hộ nghèo theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ;

0,55 Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 50 2.Cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định

15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 0,66

Sản xuất, kinh

doanh 50 3. Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó

khăn theo Quyết định 105/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

0,55 Trang trải chi phí học tập 12,5 triệu/1 năm học 4. Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, chương trình

Quốc gia giải quyết việc làm 0,55 Dự án SXKD 50 5. Cho vay chương trình nước sạch vệ sinh môi

trường nông thôn theo Quyết định 62/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ

0,75 Công trình nước sạch & VSMT 12 6. Cho vay đi làm việc ở nước ngoài đối với

người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số

0,66 Lao động xuất khẩu 50 7. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định

167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2

0,25 Xây, sửa nhà hộ nghèo 25

Nguồn: Ngân hàng CSXH, (2015)

Tiêu chuẩn cho vay:

+ Những thành viên vay vốn thông qua tổ chức Hội phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương

+ Là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn

+ Có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được UBND xã phê duyệt

+ Có mục đích cụ vay vốn cụ thể trong việc sử dụng vốn vay + Có người thừa kế hợp pháp

+ Được tổ vay vốn bình xét công khai

Thực hiện sự chỉ đạo cấp trên, Huyện hội chỉ đạo các cơ sở triển khai thực hiện việc tiết kiệm tại các tổ vay vốn.

- Với vốn vay từ Ngân hàng No& PTNT, đối tượng triển khai là các hộ gia đình có nhu cầu vay nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn vốn này tập trung chủ yếu cho các hộ khá và giàu vay với các hoạt động chăn nuôi trang trại, gia trại, các dự án phát triển sản xuất kinh doanh. Mức vay từ 50 triệu đồng

trở lên để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là là nguồn vốn mới được triển khai lại thông qua Hội LHPN từ năm 2013. Theo kết quả đánh giá hoạt động vay vốn Ngân hàng No&PTNT, với mức vay nhiều hơn Ngân hàng CSXH nhưng lãi suất cao hơn (linh động theo mức điều chỉnh từng thời điểm) và ngân hàng giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ vay.

* Về hoạt động tự tạo nguồn vốn của Hội

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ các tầng lớp phụ nữ nhất là phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận với những nguồn vốn ưu đãi thông qua các ngân hàng là các hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình. Đây được coi là một trong những biện pháp thiết thực đối với phụ nữ nghèo ở nông thôn. Căn cứ Hướng dẫn 03/HD-BTV ngày 05/02/2013 của Hội LHPN Hà Nội về kiện toàn các tổ tiết kiệm tại chi hộiThực hiện sự chỉ đạo của Hội cấp trên, Hội LHPN huyện Hoài Đức đã chỉ đạo triển khai tới các cơ sở hội tích cực vận động, tuyên truyền các cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia mô hình tiết kiệm tại chi hội. Mỗi hội viên tham gia tổ chức hội sẽ tham gia tiết kiệm từ 100.000đồng/năm trở lên để xây dựng quỹ cho hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình với lãi suất không cao hơn mức lãi suất vốn vay hộ nghèo của ngân hàng CSXH. Ngoài ra, tùy tình hình thực tế của địa phương, Hội phụ nữ cơ sở có các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, mở rộng các hình thức liên kết, vận động tiết kiệm trong phụ nữ để giúp nhau thoát nghèo như hoạt động: đổi ngày công, cho vay không lấy lãi để đầu tư vào sản xuất chăn nuôi, phát triển nghề, giúp bằng vật tư nông nghiệp (phân bón, cây, con giống, thuốc bảo vệ thực vật…).

b. Kết quả hoạt động hỗ trợ nguồn vốn

Theo báo cáo hoạt động tín chấp vay vốn Ngân hàng CSXH và Ngân hàng No&PTNT năm 2015, Hội LHPN huyện phối hợp thành lập tổ vay vốn Ngân hàng CSXH ở 19/20 xã, thành lập tổ vay vốn Ngân hàng No&PTNT thành lập tổ vay vốn ở 7/20 xã.

Hiện nay các cấp hội phụ nữ trong huyện đang quản lý 99.564,8 cho 8290 hộ nghèo vay đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các công trình vệ sinh nước sạch, đầu tư cho con em học hành bao gồm (bảng 4.11).

- Vốn Ngân hàng CSXH là 90.561,2 triệu đồng cho 5.845 hộ vay (tăng 14,7% so với năm 2012). 30% dư nợ ngân hàng CSXH là vốn vay hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các hộ này vay vốn chỉ với một mục đích đó là đầu tư phát triển ngành

nghề, dịch vụ, đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, đầu tư sản xuất thâm canh. Vốn vay học sinh sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,9%. Còn lại là 24,1% là vốn Nước sạch VSMT và vốn Quốc gia giải quyết việc làm. Trong kết quả hoạt động, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,1% tập trung vào đối tượng vay vốn học sinh sinh viên.

- Vốn Ngân hàng No&PTNT là 3.421 triệu đồng cho 91 hộ vay; với vốn vay từ ngân hàng No& PTNT, chủ yếu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh với các hoạt động chăn nuôi trang trại, gia trại, các dự án phát triển kinh tế. Theo kết quả điều tra, hội viên vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp chưa phát triển nhiều, do phải trả lãi suất cao hơn Ngân hàng CSXH và Ngân hàng giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bảng 4.12. Kết quả hoạt động hỗ trợ nguồn vốn của Hội LHPN

Stt Nguồn vốn ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng BQ

1 Ngân hàng CSXH:

Số hộ vay Hộ 5.460 5.358 5.845 1,04 Số tiền vay triệu đồng 78.931,4 79.454,5 90.561,2 1,07 a. Vốn hộ nghèo triệu đồng 22.712,4 21.856,5 23.472,2

b. Vốn hộ cận nghèo triệu đồng 3.675 c. Vốn HS SV khó khăn triệu đồng 38.316 39.425 41.565 d. Vốn nước sạch, VSMT triệu đồng 11.827 12.412 14.408 e. Vốn Quốc gia GQVL triệu đồng 5.768 5.393 6.953 g. Xuất khẩu lao động triệu đồng 44

h. Vốn xây nhà hộ nghèo triệu đồng 264 368 488 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,05 0,07 0,1

2 Ngân hàng No&PTNT:

Số hộ vay Hộ 53 65 91 1,31 Số tiền vay triệu đồng 1.190 1.510 3.421 1,77 Tỷ lệ nợ quá hạn % - - -

3 Hoạt động tiết kiệm tại chi hội phụ nữ

Số hộ vay Hộ 6.423 4.423 4.524

Số tiền vay triệu đồng 4.574,2 4.781,7 5.582,6 1,11 Tỷ lệ nợ quá hạn % - - -

Tổng nguồn vốn triệu đồng 84.695,6 85.746,2 99.564,8 1,09

Hội LHPN Hội ND Hội CCB

-Vốn tiết kiệm tại chi hội đã được triển khai 137/137 chi với số vốn 5.582,6 triệu đồng cho 4.524 hội viên vay

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ tín chấp các Hội đoàn thể với Ngân hàng CSXH năm 2015

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Báo cáo kết quả hoạt động tín chấp với các Hội đoàn thể của Ngân hàng CSXH năm 2015, tỷ lệ tín chấp thông qua Hội LHPN cao nhất chiếm 57,2%, tiếp đó là Hội nông dân chiếm tỷ lệ 26,7% và Hội Cựu chiến binh chiếm tỷ lệ 16,1%. Như vậy có thể thấy rằng, Hội phụ nữ luôn hoạt động tích cực, có mức độ tín nhiệm cao trong hoạt động tín chấp vay vốn.

Bảng 4.13. Kết quả giúp thoát nghèo năm 2013 - 2014 Chỉ tiêu

Năm

Số hộ thoát nghèo

Số hộ thoát nghèo vay vốn thông qua Hội LHPN

Tỷ lệ (%)

2013 468 312 66,7

2014 309 221 71,5

Nguồn: Hội LHPN huyện Hoài Đức (2012 - 2014 )

Kết quả hoạt động Hội LHPN huyện Hoài Đức năm 2013 - 2014, về thực hiện chỉ tiêu “Giúp hộ gia đình phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo” của Hội phụ nữ xã, thị trấn (bảng 4.13). Năm 2013 có 66,7%, năm 2014 có 71,5% hộ thoát nghèo được hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ nguồn vốn của Hội LHPN. Như vậy, thông qua các hoạt động vay vốn, phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh

57,2 26,7

tế các cấp hội đã góp phần tích cực vào việc nâng cao mức sống cho hộ gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo sự gắn bó của hội viên với tổ chức Hội.

c. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động hỗ trợ nguồn vốn

Vốn có vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh của hộ, là điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 62)