a. Lâm sàng
Ngay sau khi tai nạn bệnh nhân đau chói ở vùng đùi bị chấn thương, cơ năng giảm hoặc mất hoàn toàn20
.
Trường hợp gãy có di lệch:
- Đau rất nhiều vùng đùi bị gãy20.
- Nhìn: Bàn chân và cẳng chân xoay ngoài, bờ ngoài bàn chân dựa trên mặt giường, đùi sưng to. Nếu tới sớm ngay sau khi tai nạn đùi còn sưng ít, gấp góc gồ ra trước ngoài, chi ngắn.
- Tràn dịch khớp gối hay gặp.
- Vùng đùi tương ứng vị trí gãy sưng nề, biến dạng.
(Những dấu hiệu trên cũng đủ để chẩn đoán sơ bộ gãy xương đùi). - Tìm biến chứng mạch, thần kinh: Bắt mạch chầy trước, chày sau và tìm cơ năng cổ chân, bàn chân. Phát hiện vùng mất cảm giác ở gan chân và ngọn chi, nhất là gẫy thấp dễ chèn vào bó mạch, thần kinh khoeo, gãy đầu trên nguy hiểm cho bó mạch đùi.
Trường hợp ở trẻ nhỏ, gãy ít di lệch hoặc không di lệch: phải chú ý các dấu hiệu sưng nề, đau chói, tràn dịch khớp gối20
.
b. X-quang 20
- Chụp thẳng và nghiêng, lấy hết chiều dài của xương (lấy cả khớp háng và khớp gối) xác định vị trí gãy, mức độ di lệch, các thương tổn bệnh lý.
- Dấu hiệu X-quang ngoài tác dụng chẩn đoán còn giá trị để tiên lượng và lựa chọn phương pháp, phương tiện điều trị thích hợp.
+ Vị trí ổ gẫy ở đoạn nào của xương đùi.
+ Gãy đơn giản như gãy ngang hay gãy chéo, gãy xoắn.
+ Gãy phức tạp: gãy nhiều đoạn, gãy vụn, gãy mất đoạn xương.
- Có thể Siêu âm Doppler trong trường hợp tổn thương mạch máu hoặc nghi ngờ có hội chứng chèn ép khoang.
- Cần thăm khám bệnh nhân tỉ mỉ toàn diện, tránh nhầm lẫn và bỏ sót tổn thương. Khám và chẩn đoán các tổn thương phối hợp như: Chấn thương sọ não, chấn thương ngực kín, chấn thương bụng kín… bệnh cảnh đa chấn thương phối hợp.