Biến chứng gãy thân xương đùi trẻ em

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy kín thân xương đùi trẻ em tại Bệnh viện Việt Đức (Trang 28 - 29)

1.3.2.1. Biến chứng ngay

a. Toàn thân3

- Sốc chấn thương:

Tình trạng Sốc có thể thoáng qua nhờ giảm đau bởi bất động tạm thời tốt, sốc này thường do đau đớn.

Sốc có thể do mất máu của ổ gãy, cần đo vòng đùi để ước lượng, nếu vòng đùi quá căng so với bên lành có thể mất quá 500ml ở người 50kg.

- Tắc mạch do mỡ:

Hiếm gặp, cần chú ý khi: Gãy xương nhiều mảnh; Dập mô mềm nhiều. Đe doạ choáng hoặc có choáng.

Xuất huyết kết mạc mắt, da. Khó thở.

PCO2 máu tăng cao.

Có váng mỡ trong nước tiểu.

b. Tại chỗ3 - Gãy xương hở. - Chèn cơ vào ổ gãy. - Tổn thương mạch máu:

Nguyên nhân do động mạch đùi bị đứt hoặc do chèn ép của đoạn gãy xa, nhất là gãy đầu dưới xương đùi, gãy trên lồi cầu xương đùi. Hoặc có thể do máu từ ổ gãy tràn vào chèn ép động mạch khoeo. Triệu chứng có thể biểu hiện với đau nhức vùng cẳng chân, tê rần đầu chi, vùng cẳng bàn chân lạnh, tại vùng hỏm khoeo rất căng, mất mạch vùng dưới tổn thương. Doppler thấy gián đoạn dòng chảy phía dưới tổn thương.

Khi chẩn đoán có sự chèn ép hoặc đứt mạch ở khoeo phải giải phẫu ngay để nối mạch hoặc giải phóng chèn ép.

1.3.2.2. Biến chứng về sau

a. Toàn thân3

Nếu điều trị bảo tồn, bất động lâu ngày có thể gặp biến chứng: viêm phổi, viêm đường tiết niệu, suy mòn, sỏi thận…

b. Tại chỗ3

- Chậm liền xương, khớp giả: do nắn chỉnh, cố định không tốt; do chèn cơ vào ổ gãy, viêm xương.

- Can lệch:

+ Theo hình lưỡi lê: trục xương vẫn thẳng nhưng chi ngắn hơn bên lành + Can lệch trục (gập góc): ảnh hưởng xấu tới chức năng của chi.

+ Can xoay: ảnh hưởng tới chức năng của chi - Teo cơ - cứng khớp: do đụng dập cơ, bất động lâu - Thoái hóa khớp háng thứ phát.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy kín thân xương đùi trẻ em tại Bệnh viện Việt Đức (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)