Điều trị bảo tồn là một trong những phương pháp ưu tiên hàng đầu trong điều trị gãy xương ở trẻ em33. Tại Việt Nam, năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 199 QĐ-BYT về Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa – chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột, đây vừa là hướng dẫn chuyên môn được thống nhất trong nước vừa là yêu cầu pháp lý trong cung cấp dịch vụ y tế đến người bệnh, trong đó đưa ra quy trình điều trị bảo tồn gãy thân xương đùi là phương pháp ưu tiên được lựa chọn đối với trẻ em dưới 10 tuổi, còn những trẻ em từ 10 tuổi trở lên cần cân nhắc (trẻ em ở lứa tuổi này chỉ định mổ rộng rãi hơn)29
.
Năm 1995, Nguyễn Anh Tố chỉ ra kết quả điều trị 197 ca gãy kín xương đùi trẻ em dưới 15 tuổi tại bệnh viện Việt Đức, trong đó 182 ca điều trị
bảo tồn, 15 ca phẫu thuật kết hợp xương: 9 ca đóng đinh Rush, 5 ca đóng đinh Kuntcher, 1 ca nẹp vít34
.
Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự (2004) nghiên cứu trên 237 bệnh nhân từ 0 – 15 tuổi, bị gãy kín thân xương đùi, được điều trị bảo tồn tại Khoa ngoại chấn thương, Bệnh viện trẻ em Hải Phòng trong 5 năm, từ tháng 12 1997 đến tháng 12/2001 cho kết quả: 79% xương liền tốt sau 2 tháng bó bột, có 21% phải chuyển phẫu thuật sau điều trị bảo tồn35
.
Nghiên cứu kết quả điều trị bảo tồn gãy xương đùi ở trẻ em tại bệnh viện Việt Đức (2014) của Bùi Bích Vượng và cộng sự, quan sát trên 55 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 4,78 tuổi. Thời gian bó bột trung bình là 6,3 tuần, sau tháo bột, tỷ lệ trẻ bị ngắn chi (0,5-1cm) sau điều trị là 5,5%. Kết quả đánh giá sau 6 tháng liền xương đạt 100% và kết quả đánh giá phục hồi chức năng theo Ter-Schiphorst có 92,7% đạt kết quả rất tốt và 7,3% đạt kết quả tốt36
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU