Kiểu bột chậu lưng – chân

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy kín thân xương đùi trẻ em tại Bệnh viện Việt Đức (Trang 33 - 35)

- Thời gian bất động bột: Với trẻ em, tùy theo tuổi. Sau 1 tuần chụp kiểm tra, nếu có di lệch thứ phát thì nắn lại (như nắn lần đầu), hoặc chuyển mổ kết hợp xương có chuẩn bị. Nếu không di lệch thứ phát, sau 2-3 tuần nữa thay bột, tránh hiện tượng di lệch thêm do lỏng bột (bó bột lần này vì xương đã có can non, không cần thiết phải gây mê).

chỉ định điều trị bảo tồn bằng kéo nắn bó bột hay không:

 Tuổi: tuổi càng nhỏ quá trình tự bình chỉnh xương sau gẫy diễn ra càng thuận lợi, tốt nhất là dưới 10 tuổi vì khả năng điều chỉnh mạnh mẽ các can lệch ở độ tuổi này.

 Vị trí gãy: Khả năng tự điều chỉnh cao nhất là vị trí gãy gần đầu xương (cùng một mức độ di lệch thì gãy 1 3 dưới đùi tự bình chỉnh nhanh hơn 1 3 giữa đùi).

 Tốc độ tăng trưởng của sụn tiếp hợp: can lệch ở gần sụn tiếp hợp có sức tăng trưởng mạnh thường được chấp nhận hơn (gãy 1/3 dưới đùi).

 Mặt phẳng chứa di lệch: Mặt phẳng chứa di lệch liên quan đến trục vận động của khớp lân cận, khi di lệch nằm trong mặt phẳng di động của khớp thì dễ bình chỉnh hơn. Tự điều chỉnh nói chung sẽ mạnh nhât trong mặt phẳng đứng dọc, sau đó đến mặt phẳng trán và kém nhât là ở mặt phẳng nằm ngang. Vì vậy xương đùi cong ra trước, ra sau dễ được chấp nhận hơn là vẹp trong, vẹo ngoài. Các di lệch trên mặt phẳng nằm ngang (di lệch xoay) là khó đo đạc và khó bình chỉnh nhất.

 Thời gian còn lại cho tự điều chỉnh: Diễn ra mạnh nhất trong 1 -2 năm đầu sau chấn thương và thường kết thúc sau 5 – 6 năm. (trẻ càng nhỏ thì càng nhiều thời gian để giúp cho tự bình chỉnh sau gãy).

 Đặc điểm vùng gãy: gãy năng lượng cao, nhiều mảnh, nhiều đoạn; tổn thương khớp gối, tổn thương phần mềm... kèm theo trên chi bị gãy.

 Ý kiến của gia đình: chấp nhận hay không chấp nhận phương pháp điều trị được bác sĩ đưa ra áp dụng.

1.4.4. Điều trị phẫu thuật21

- Chỉ định phẫu thuật: Rất hạn chế, trong gãy kín thân xương đùi trẻ em chỉ phẫu thuật trong các trường hợp sau:

+ Nắn điều trị bảo tồn không kết quả (còn di lệch nhiều, kết quả nắn chỉnh đạt kém theo tiêu chuẩn Larson - Bostman)

+ Gãy để lại di chứng, đặc biệt là di lệch xoay, chậm liền, khớp giả, viêm xương...

+ Gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh.

+ Cân nhắc gãy ở nhóm trẻ trên 10 tuổi, trẻ béo phì, phát triển về thể chât gần giống như người trưởng thành.

- Các điểm cần chú ý khi phẫu thuật:

+ Không róc nhiều màng xương

+ Không dùng các phương tiện kết hợp xương xuyên qua sụn phát triển. Trường hợp bất đắc dĩ phải xuyên qua sụn thì phải dùng các kim Kirschner nhỏ, đường kính dưới 1mm.

+ Không dùng các phương tiện kết hợp xương cỡ lớn.

+ Nên tháo bỏ sớm các phương tiện kết hợp xương khi xương đã liền. Để lâu, xương phủ kín gây khó khăn cho việc tháo bỏ.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy kín thân xương đùi trẻ em tại Bệnh viện Việt Đức (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)