2.2.2.1. Dữ liệu không gian đất đai (Điều 4 Thông tư 75/2015/TT-BTNMT)
a. Dữ liệu không gian đất đai nền bao gồm:
Nhóm lớp dữ liệu điểm khống chế đo đạc gồm lớp dữ liệu điểm thiên văn, điểm tọa độ quốc gia, điểm địa chính cơ sở, điểm địa chính, điểm khống chế đo vẽ chôn mốc cố định; lớp dữ liệu điểm độ cao quốc gia, điểm độ cao kỹ thuật có chôn mốc;
Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới gồm lớp dữ liệu mốc biên giới, địa giới; lớp dữ liệu đường biên giới, địa giới; lớp dữ liệu địa phận của tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); lớp dữ liệu địa phận của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); lớp dữ liệu địa phận của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ gồm lớp dữ liệu thủy hệ dạng đường, lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng;
Nhóm lớp dữ liệu giao thông gồm lớp dữ liệu tim đường, lớp dữ liệu mặt đường bộ, lớp dữ liệu ranh giới đường, lớp dữ liệu đường sắt;
Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú gồm lớp dữ liệu điểm địa danh, điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; lớp dữ liệu ghi chú.
b. Dữ liệu không gian chuyên đề bao gồm:
Nhóm lớp dữ liệu địa chính gồm lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu tài sản gắn liền với đất; lớp dữ liệu đường chỉ giới và mốc giới của hành lang an toàn bảo vệ công trình, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác có liên quan đến thửa đất theo quy định của pháp luật về bản đồ địa chính;
Nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; lớp dữ liệu khu chức năng cấp tỉnh; lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; lớp dữ liệu khu chức năng cấp huyện; lớp dữ liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
Nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai gồm lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh, lớp dữ liệu ranh giới khu vực tổng hợp cấp tỉnh, lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, lớp dữ liệu ranh giới khu vực tổng hợp cấp huyện, lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã, lớp dữ liệu ranh giới khu vực tổng hợp cấp xã, lớp dữ liệu kết quả điều tra kiểm kê.
2.2.2.2. Nội dung dữ liệu thuộc tính đất đai (Điều 5 Thông tư 75/2015/TT- BTNMT)
a. Dữ liệu thuộc tính địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây: - Nhóm dữ liệu về thửa đất;
- Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; - Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về sự biến động trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất.
c. Dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các nhóm dữ liệu sau:
- Nhóm dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; - Nhóm dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Nhóm dữ liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. d. Dữ liệu thuộc tính giá đất bao gồm các nhóm dữ liệu sau: - Nhóm dữ liệu giá đất theo bảng giá đất;
- Nhóm dữ liệu giá đất cụ thể;
- Nhóm dữ liệu giá đất chuyển nhượng trên thị trường.
e. Dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm các nhóm dữ liệu sau: - Nhóm dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh;
- Nhóm dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp huyện; - Nhóm dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã; - Nhóm dữ liệu kết quả điều tra kiểm kê.
f. Siêu dữ liệu đất đai (Điều 8 Thông tư 75/2015/TT-BTNMT) Siêu dữ liệu đất đai bao gồm các nhóm thông tin sau đây: - Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu đất đai;
- Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ; - Nhóm thông tin mô tả dữ liệu đất đai;
- Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu đất đai;
Hình 2.1. Cấu trúc mô hình cơ sở dữ liệu đất đai 2.2.3. CSDL quy hoạch sử dụng đất
Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quy hoạch sử dụng đất hiện nay. Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất và tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng đất một cách hiệu quả, đồng thời cơ sở dữ liệu đó cũng được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác, từng bước hoàn thiện và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khai thác tiềm năng quỹ đất, cung cấp các thông tin về đất đai phục cho cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Cơ sở dữ l ệu quy hoạch sử dụng đất bao gồm: các dữ liệu thuộc tính và các dữ liệu không gian. Các dữ liệu thuộc tính gồm thông t n về mục đích quy hoạch của các khoanh đất, các thông t n về các cấp hành chính, đường g ao thông, hệ thống thủy hệ...; các dữ liệu không gian gồm bản đồ vị trí các đ ểm địa danh, bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và nh ều thông t n, dữ l ệu khác nữa.
Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất được xây dựng tập trung thống nhất từ trung ương tới địa phương. Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời, và thực hiện theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất theo Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT.
Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là thành phần cơ bản của hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, và là cơ sở để thành lập nên cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp quốc gia.
2.3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
Một hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho phép hiển thị các thông tin cơ sở dữ liệu trên một bản đồ trực quan. GIS không chứa bất kỳ bản đồ hoặc đồ họa, nó tạo ra các bản đồ và hình ảnh từ những thông tin có trong cơ sở dữ liệu. GIS không phải là một chương trình lập bản đồ, nó là một kết hợp phức tạp của quản lý cơ sở dữ liệu, công nghệ hiển thị, và các công cụ phân tích có thể được dùng để tạo ra các bản đồ. Tất cả các thông tin trong GIS là một tham chiếu đến một địa điểm. GIS có thể chứa những hình ảnh của nhiếp ảnh trên không, bức ảnh của nhà cửa, và sàn nhà kế hoạch của các tòa nhà, số tiền lớn các văn bản và thông tin thuộc tính, nhưng nó là tất cả các ràng buộc vào cơ sở dữ liệu theo vị trí của nó trên bề mặt trái đất.
2.3.1. Định nghĩa
Cùng với sự hình thành và phát triển của hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Imfromation System) có nhiều định nghĩa được đưa ra. Tiêu biểu như một số định nghĩa sau:
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một tập hợp có tổ chức, có phần cứng, có phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý. (Viện nghiên cứu môi trường Mỹ - Environmental System Research Institute (ESRI), 1994).
- GIS là một hệ thống thông tin đặc biệt với cơ sở dữ liệu gồm những đối tượng, những hoạt động hay những sự kiện phân bố trong không gian được biểu diễn như những điểm, đường, vùng trong hệ thống máy tính. Hệ thống thông tin địa lý xử lý, truy vấn dữ liệu theo điểm, đường, vùng phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích đặc biệt. (Dueker, 1979).
- GIS là một hộp công cụ mạnh được dùng để lưu trữ và truy vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu đặc biệt. (Burrough, 1986).
- Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống bao gồm bốn khả năng xử lý dữ liệu địa lý sau: (1) nhập dữ liệu, (2) quản lý dữ liệu (bao gồm lưu trữ và truy xuất), (3) gia công và phân tích dữ liệu, (4) xuất dữ liệu. (Stan Aronoff, 1993).
2.3.2. Các bộ phận cấu thành của GIS
Công nghệ GIS bao gồm 5 hợp phần cơ bản là: Thiết bị (hardware); Phần mềm (software); Số liệu (Geographic data); Chuyên viên (Expertise); Chính sách và cách thức quản lý (Policy and management).
- Thiết bị (Hardware): Thiết bị bao gồm máy vi tính (computer), máy vẽ (plotters), máy in (printer), bàn số hoá (digitizer), thiết bị quét ảnh (scanners), các phương tiện lưu trữ số liệu (Floppy diskettes, optical cartridges, C.D ROM v.v...).
- Phần mềm (Software): Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điều khiển phần cứng của máy tính thực hiện một nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là một hoặc tổ hợp các phần mềm máy tính. Phần mềm được sử dụng trong kỹ thuật GIS phải bao gồm các tính năng cơ bản sau: Nhập và kiểm tra dữ liệu (Data input); Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu (Geographic database); Xuất dữ liệu (Display and reporting); Biến đổi dữ liệu (Data transformation); Tương tác với người dùng (Query input).
Các phần mềm tiêu chuẩn và sử dụng phổ biến hiện nay trong khu vực Châu Á là ARC/INFO, MAPINFO, ILWIS, WINGIS, SPANS, IDRISIW,...
- Chuyên viên (Expertise): Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi những chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng phân tích và xử lý các số liệu. Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ GIS để sử dụng, có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện.
- Số liệu, dữ liệu địa lý (Geographic data): Số liệu được sử dụng trong GIS không chỉ là số liệu địa lý (geo-referenced data) riêng lẻ mà còn phải được thiết kế trong một cơ sở dữ liệu (database). Những thông tin địa lý có nghĩa là sẽ bao gồm các dữ kiện về vị trí địa lý, thuộc tính (attributes) của thông tin, mối liên hệ không gian (spatial relationships) của các thông tin, và thời gian.
- Chính sách và quản lý (Policy and management): Ðây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin.
Để hoạt động thành công, hệ thống GIS phải được đặt trong một khung tổ chức phù hợp và có những hướng dẫn cần thiết để quản lý, thu thập, lưu trữ và
phân tích số liệu, đồng thời có khả năng phát triển được hệ thống GIS theo nhu cầu. Như vậy, trong 5 hợp phần của GIS, hợp phần chính sách và quản lý đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, đây là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS.
Hình 2.2. Các bộ phận cấu thành của GIS
Nguồn:https://voer.edu.vn/m/cac-thanh-phan-cua-he-thong-thong-tin-dia-ly/09a33c67 2.3.3. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý
Một phần mềm HTTTĐL có các chức năng cơ bản như sau: nhập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, điều khiển dữ liệu, hiển thị dữ liệu theo cơ sở địa lý và đưa ra những quyết định (decision making). (Calkins and Tomlinson, 1997).
Có thể khái quát về các chức năng đó như sau:
- Nhập và bổ sung dữ liệu (entry and updating): Một trong những chức năng quan trọng của HTTTĐL là nhập và bổ sung dữ liệu mà công việc đó không tiến hành riêng rẽ. Bất kỳ một hệ thống nào cũng phải cho phép nhập và bổ sung dữ liệu, nếu không có chức năng đó thì không được xem là một HTTTĐL vì chức năng đó là một yêu cầu bắt buộc phải có.
- Việc nhập và bổ sung dữ liệu phải cho phép sử dụng nguồn tự liệu dưới dạng số hoặc dạng analog. Dạng tư liệu không gian như bản đồ giây hoặc ảnh vệ tinh, ảnh máy bay phải được chuyển thành dạng số và các nguồn tư liệu số khác cũng phải chuyển đổi được để tương thích với cơ sở dữ liệu trong hệ thống đang sử dụng.
- Chuyển đổi dữ liệu: chuyển đổi dữ liệu là một chức năng rất gần với việc nhập và bổ sung dữ liệu. Nhiều phần mềm thương mại cố gắng giữ độc quyền bằng cách hạn chế đưa các khuôn dạng dữ liệu theo loại phổ cập. Tuy nhiên
người sử dụng phải lựa chọn để hạn chế việc phải số hóa thêm những tài liệu hiện đang có ở dạng số. Trong thực tế, cùng một tư liệu nhưng có thể tồn tại ở nhiều khuôn dạng khác nhau. Vì vậy, đối với tư liệu quốc gia, không thể chỉ lưu giữ ở một dạng thuộc tính riêng biệt mà cần thiết phải lưu giữ ở nhiều khuôn dạng có tích chất phổ biến để sử dụng được trong nhiều ứng dụng khác nhau. Như vậy, một phần mềm HTTTĐL cần phải có chức năng nhập và chuyển đổi nhiều khuôn dạng dữ liệu khác nhau.
- Lưu trữ dữ liệu: Một chức năng quan trọng của HTTTĐL là lưu giữ và tổ chức cơ sở dữ liệu do sự đa dạng và với một khối lượng lớn của dữ liệu không gian: đa dạng về thuộc tính, về khuôn dạng, về đơn vị đo, về tỷ lệ bản đồ. Hai yêu cầu cơ bản trong việc lưu trữ dữ liệu là: thứ nhất là phải tổ chức nguồn dữ liệu sao cho đảm bảo độ chính xác và không mất thông tin, thứ hai là các tài liệu cho cùng một khu vực song các dữ liệu lại khác nhau về tỷ lệ, về đơn vị đo... thì phải được định vị chính xác và chuyển đổi một cách hệ thống để có thể xử lý hiệu quả.
- Điều khiển dữ liệu (data manipulation): Do nhiều HTTTĐL hoạt động đòi hỏi tư liệu không gian phải được lựa chọn với một chỉ tiêu nhất định được phân loại theo một phương thức riêng, tổng hợp thành những đặc điểm riêng của hệ thống, do đó HTTTĐL phải đảm nhiệm được chức năng điều khiển thông tin không gian. Khả năng điều khiển cho phép phân tích, phân loại và tạo lập các đặc điểm bản đồ thông qua các dữ liệu thuộc tính và thuộc tính địa lý được nhập vào hệ thống. Các thuộc tính khác nhau có thể được tổng hợp, nắm bắt một cách riêng biệt và những sự khác biệt có thể được xác định, được tính toán và được can thiệp, biến đổi.
- Trình bày và hiển thị: Đây cũng là một chức năng bắt buộc phải có của một HTTTĐL không gian dưới dạng tài liệu nguyên thủy hay tài liệu được xử lý cần được hiển thị dưới các khuôn dạng như: chữ và số (text), dạng bảng biểu (tabular) hoặc dạng bản đồ. Các tính toán chung và kết quả phân tích được lưu giữ ở dạng chữ và số để dễ dàng in ra hoặc trao đổi giữa các lỗ phần mềm khác nhau. Các dữ liệu thuộc tính có thể được lưu ở dạng bảng biểu hoặc các dạng cố