Nhận thức luận trong Thanh Tịnh Đạo Luận

Một phần của tài liệu Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học phật giáo nguyên thuỷ trong thanh tịnh đạo luận (Trang 44 - 46)

- Abhidhamma Pitaka (Chú giải Tạng Diệu pháp): gồm 7 bài luận về tạng Diệu Pháp (Abhidhamma).

5 A Hàm (Agama) tên gọi chung của kinh Tiểu thừa Phật giáo Có hai bộ tựa A Hàm (gồm 4 phần) và ngũ A Hàm ( gồm phần) Tham khảo từ điển Phật học Hán Việt, Phân viện nghiên cứu Phật học, HN 1992)

2.2. Nhận thức luận trong Thanh Tịnh Đạo Luận

Trên cơ sở nhất quán bản thể luận tính Không, nên nhận thức luận Phật giáo hết sức độc đáo và đặc biệt không tách rời nhận sinh luận. Phật giáo cho rằng chân lý là kết quả bừng sáng của tâm, gọi là Tuệ hay Huệ mà con người có thể đạt được qua hành thiền kết hợp tu tập Bát chánh đạo. Đồng thời Phật giáo thừa nhận Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là con đường, quy trình tự nhiên của nhận thức từ cảm tính lên kinh nghiệm và lý tính. Song nhận thức lý tính thông thường chỉ nắm bắt bề ngoài hiện tượng của

thế giới hữu hình chứ không tới được bản tính Không đằng sau hiện tượng vô thường. Đó chính là giới hạn và sai lầm (vô minh), nói cách khác là giới hạn tương đối của nhận thức. Bởi vì cái danh hình tướng sắc của sự vật hiện tượng chỉ là sự tồn tại ảo, giả hợp của thế giới vô thường. Đó là đặc điểm nổi bật của nhận thức luận Phật giáo so với nhận thức luận của các trường phái triết học đương thời [71]. Trong TTĐL Buddhaghosa đã làm nổi bật được nội dung đó thông qua sự phân tích về Ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) và đặc biệt là về Tuệ với tư cách là trình độ cao nhất của nhận thức. Khi bàn về Ngũ uẩn TTĐL đã làm rõ:

Sắc uẩn (Rupakkhandha) tập hợp bởi bốn yếu tố: đất, nước, gió, lửa

(mahabhutani) không chỉ tạo nên hình tướng của con người mà cả các cơ quan cảm giác (gọi là ngũ căn) [28, tr760-762]. Nhờ có sự tác động của ngoại cảnh (ngũ cảnh) vào các cơ quan cảm giác (ngũ căn) này mà tạo nên nhận thức ở con người.

Thọ uẩn (vedana-khandha): là cảm giác, cảm xúc của con người.

Buddhaghosa giải thích trong TTĐL rằng “bất cứ cái gì có đặc tính được cảm nhận, gọi là Thọ uẩn”. Ông tập hợp các nghĩa Phật đã giảng về Thọ, và thấy rằng nó gồm các loại: phân 3 là lạc thọ, khổ thọ và xả thọ (bất khổ bất lạc thọ); hoặc phân bộ 3 loại khác là: thiện, bất thiện và bất định; hoặc bộ 5 loại là: thân lạc, thân khổ, tâm hỉ, tâm ưu và xả. Lạc chỉ đặc tính là cảm nhận một vật xúc chạm đáng ưa thích. Nó được biểu hiện bằng sự vui sướng của thân. Khổ có ý chỉ đặc tính là cảm thọ một vật được xúc chạm

không đáng ưa. Nó có biểu hiện là sự đau đớn của thân. Hỉ chỉ đặc tính là

cảm thọ một đối tượng đáng ưa thích. Nó được biểu hiện bằng sự vui mừng trong tâm. Ưu chỉ đặc tính là cảm thọ một đối tượng không đáng ưa. Xả chỉ

đặc tính là cảm thọ một đối tượng không vui không khổ. Nó được biểu hiện bằng sự an tĩnh [28, tr 789-790].

Tưởng uẩn (sanna-khandha): là những khả năng nhận thức mang

tính kinh nghiệm. Đó là các khả năng hồi tưởng và ký ức về sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Câu Xá luận cho rằng “Tưởng thủ tượng vi thể”, nghĩa là tưởng có chức năng đối cảnh rồi chấp giữ các hình tượng sai khác.

Thành duy thức luận thì nói rằng “những cảm giác (thọ), tưởng được phát sanh do sự tiếp xúc giữa 6 căn với ngoại giới. Chính những tri giác này, nhận biết sự vật là vật lý hay tâm linh” [43, tr40]. Trong TTĐL, Budhaghosa kế thừa có chọn lọc các nhận định về tưởng uẩn và khái quát gọn lại, song chú trọng hơn tới giá trị đạo đức của Tưởng và khẳng định rằng “Bất cứ cái gì có đặc tính tri giác, tưởng tượng, đều thuộc về Tưởng uẩn. Ở đây, tưởng cũng được xếp thành 3 loại là: thiện, bất thiện, và bất định. Cái gì tương ưng với thiện tâm, gọi là thiện, tương ưng với bất thiện tâm, gọi là bất thiện. Tưởng không thể tách rời với tâm và nó chỉ có một đặc tính là nhận biết. Nhiệm vụ của nó là ghi nhận một dấu hiệu của sự vật để làm điều kiện cho lần sau có thể nhận diện được.” [28, tr 791]

Hành uẩn (samkhara-khandha): là khả năng (duy tư), và hành động theo ý (ý thức, ý chí, ý muốn), bao gồm mọi hoạt động xấu hay tốt, là những gì được xem là tạo nghiệp (kamma).6 Ðức Phật dạy “Hỡi các Tỳ kheo chính ý muốn (cetana) Ta gọi là nghiệp. Khi đã muốn, người ta liền thực hành bằng thân, khẩu, ý”. Ðại Thừa ngũ uẩn luận nói: “Tư là chủ của hành uẩn vì nó dẫn đầu tất cả các pháp, vì chức năng của tư là hướng ý đi vào phạm vi các hành động. Hành bao gồm sắc tư, thọ tư, thức tư, là sự thể hiện, hình thành các pháp hữu vi. Cũng chính là nghiệp thiện, ác dẫn chúng

Một phần của tài liệu Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học phật giáo nguyên thuỷ trong thanh tịnh đạo luận (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w