- Abhidhamma Pitaka (Chú giải Tạng Diệu pháp): gồm 7 bài luận về tạng Diệu Pháp (Abhidhamma).
MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ TRONG THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
THUỶ TRONG THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
Phật giáo nguyên thuỷ được tính từ khi đức Phật giác ngộ cho tới các lần kết tập kinh điển, toàn bộ giáo lý thời kỳ này được tập hợp trong kinh tạng nguyên thuỷ, có tên là A- hàm kinh (Agama sutra)5 và đó chính là phần cơ bản cho sự phát triển tất cả các nhánh phái Phật giáo về sau, đặc biệt trong Phật giáo Thượng Toạ Bộ (còn gọi là Tiểu thừa hoặc Nam tông). Phật giáo phân thành nhánh phái trên cơ sở phát triển tư tưởng và giáo lý nguyên thuỷ theo những hướng khác nhau, nhưng chúng không bác bỏ lẫn nhau. Đây là một đặc trưng nổi trội của lịch sử tư tưởng Ấn Độ và nó vẫn được Phật giáo bảo tồn liên tục trong quá trình phát triển lâu dài cho đến nay. Trong giáo lý Phật giáo nguyên thuỷ, tuy tinh thÇn thuyÕt gi¶ng cña
đức Phật luôn cảnh báo sai lầm của siêu hình cực đoan, song đã chứa nhiều nội dung đặc biệt đề cập đến các vấn đề cơ bản của triết học như quan điểm về vũ trụ, nhân sinh, nhận thức...
TTĐL là một bộ luận nổi tiếng của Phật giáo Thượng tọa bộ, thuộc phái Tiểu thừa do Buddhaghosa trước tác, trong đó bảo tồn nhiều tư tưởng về giáo lý cũng như các phương pháp tu tập Nguyên thủy được coi là do đức Phật truyền, đặc biệt là những tư tưởng triết học cơ bản làm nền tảng cho Phật giáo Tiểu thừa và cả Đại thừa phát triển về sau.
2.1. Vũ trụ quan trong Thanh Tịnh Đạo Luận
Thế giới và con người do đâu mà có, tồn tại ra sao là vấn đề mà ngay từ thời cổ đại, các bậc hiền triết Ấn Độ đã bàn luận và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Nổi bật có ba quan điểm Túc mệnh luận, Thần ý luận,
5A Hàm (Agama) tên gọi chung của kinh Tiểu thừa Phật giáo. Có hai bộ tựa A Hàm ( gồm 4 phần) và ngũ A Hàm ( gồm 5 phần). Tham khảo từ điển Phật học Hán - Việt, Phân viện nghiên cứu Phật học, HN 1992)