Nội dung cơ bản của Thanh Tịnh Đạo luận

Một phần của tài liệu Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học phật giáo nguyên thuỷ trong thanh tịnh đạo luận (Trang 29 - 31)

- Abhidhamma Pitaka (Chú giải Tạng Diệu pháp): gồm 7 bài luận về tạng Diệu Pháp (Abhidhamma).

1.2.2.Nội dung cơ bản của Thanh Tịnh Đạo luận

TTĐL, hai mươi ba chương, mỗi chương đều có những nội dung

rất đặc thù và nhiều phương pháp tu tập chuyên biệt từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng, thích hợp với từng bậc tu trên con đường tu hành tới đích giải thoát. Song nhìn chung TTĐL được triển khai thành hai phần:

Phần thứ nhất mô tả con đường tu tập qua ba môn học Giới- Định- Tuệ để đến sự thanh tịnh. Bắt đầu từ hiểu biết và kiên trì giữ Giới; tiếp theo và song song là tu tập Định để đạt tâm thanh tịnh; nâng cao hơn là Tuệ để giác ngộ về sự vô thường và vô ngã, chấm dứt nguồn gốc mọi phiền não, đau khổ.

Phần thứ hai, trình bày một cách hệ thống khúc chiết các vấn đề cơ bản của Phật giáo Nguyên thủy: vũ trụ quan, nhận thức luận, nhân sinh quan.

Vấn đề vũ trụ quan được phân tích sâu sắc qua Tứ đại chủng

sự chi phối của các luật Nhân-duyên (hetu-pratyaya), Vô thường (anicca), Vô ngã (anattà); Vấn đề nhận thức luận trình bày về Tuệ qua kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh…cho thấy Phật giáo Nguyên thủy đã chú ý tới nhận thức như là một quá trình phát triển.Vấn đề nhân sinh quan trình bày một cách hệ thống về nguồn gốc, bản chất, quy luật đời người độc đáo của Phật giáo Nguyên thuỷ như: Ngũ uẩn, Căn, Xứ, Tứ Diệu đế, Bát chính đạo

Ngoài ra, tác phẩm còn là một hệ thống quan niệm về đạo đức của Phật giáo, đề cập đến những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà con người cần đạt được thông qua hệ thống các phạm trù, khái niệm đặc trưng như Ngũ giới, Bốn trạng thái cao thượng (Từ, bi, hỉ, xả), mười phẩm hạnh siêu thế… Trong đó những tư tưởng triết học không tách rời mà được lồng ghép qua những luận giải về phương pháp tu tập, đúng như đức Phật nhắc nhở là giáo lý không thiên về triết lý mà về phương pháp, song mỗi phương pháp lại chứa đựng trong nó những triết lý sâu sắc. Mục đích cũng như đặc điểm đó đã được Buddhaghosa vận dụng một cách xuất sắc trong toàn tác phẩm

TTĐL.

Tác phẩm TTĐL (Visuddhimagga) đã được Spence Hardy giới thiệu

và mô tả: “Tác phẩm Visuddhimagga, một bản tóm lược do ngài

Buddhaghosa thực hiện đã giới thiệu tính chất trừu tượng về giáo lý siêu hình thuộc giáo lý Phật giáo, một tác phẩm rất nổi tiếng của nhà chú giải Kinh Phật, đã chiếm được uy tín và mang tính xác thực cao đến nỗi không còn có bất kỳ một bản tóm lược cụ thể nào khác do bất kỳ một người phương Đông nào đã biên soạn được thuộc lĩnh vực tôn giáo ở vào thời đại chúng ta ngày nay...”.[38, tr104]

Có thể nói, từ lĩnh vực Tôn giáo, Spence Hardy đã đưa ra nhận xét xác đáng vì với hệ thống phương pháp tu tập được trình bày tỉ mỉ, tác phẩm là cẩm nang không thể thiếu cho người tu hành. Tuy nhiên, những đóng góp to lớn của tác phẩm không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà ở cả trong lĩnh vực triết học, đạo đức. Trong tác phẩm, người đọc có thể tìm thấy nhiều tư tưởng triết học, cũng như đạo lý tốt đẹp của Phật giáo nguyên thuỷ. Những nội dung này không tách rời mà kết hợp với nhau thành một hệ thống nhất quán, tạo nên giá trị to lớn của TTĐL.

Một phần của tài liệu Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học phật giáo nguyên thuỷ trong thanh tịnh đạo luận (Trang 29 - 31)